Tiến sĩ "kiểu ông Ân" chỉ có ở nước kém phát triển

Tuananhdh

New member
Xu
0
Ngay sau bài viết "Làm tiến sĩ tại Mỹ nhưng không biết tiếng Anh", độc giả VietNamNet đã viết thư nêu hiện tượng bằng tiến sĩ kiểu ông Ân đang nhan nhản khắp nơi.

Thư rác chào mời mua bằng tiến sĩ rởm.

Nhiều bạn đọc cho biết thư chào mời mua bằng tiến sĩ rởm có rất nhiều.
Bạn Trần Thanh (ttthanh...@hotmail.com) cho biết: Hiện nay trên mạng có rất nhiều lời mời chào nhận bằng đại học, sau đại học như MBA, tiến sĩ... với chi phí chỉ vài trăm đến hơn một ngàn đô la Mỹ. Chỉ mất 5 đến 7 ngày là được nhận bằng, có cả luận án (thesis) làm sẵn gửi kèm theo bằng. Nhưng không có ai thẩm định những trường đại học này là thật hay ảo và bằng của trường là thật hay giả. Thử gõ "how to buy doctor degree" sẽ có hàng chục triệu kết quả.

images1987151_bangTSrom.jpg

Mẫu bằng tiến sĩ được rao bán trên mạng với giá 250 đô la. Ảnh: Internet.

Bạn Trí Đức (...duc@hotmail.com) viết: "Tôi cho rằng ông Ân không nói dối. Bởi để kiếm một cái bằng tiến sĩ "thật" bây giờ không phải quá khó. Hàng ngày tôi vẫn phải xoá bao thư rác chào mời "mua" bằng TS ở Mỹ và các nước khác nên tôi cũng không lấy làm lạ nếu như ông Ân có được cái bằng "tiến sĩ" như vậy. Điều đáng nói là cái cơ chế quản lý và sử dụng các loại "bằng" ấy ở VN ! Cứ với đà này, chuyện các GĐ Sở, các chuyên viên quận, huyện,v.v... sẽ có đầy đủ bằng TS trong vài năm mà không cần phải đến chương trình đào tạo TS như của UBND TP Hà Nội đâu. Như thế lại càng "tiết kiệm" được cho công quỹ ! Hoan hô "bằng TS" !

Theo bạn Quốc (Thucanh...@yahoo.com): Trên Internet có hàng loạt các trường cấp bằng từ đại học cho đến tiến sỹ chỉ với vài trăm đô la. Các bằng này có thể "nhái" y đúc các bằng thật của các trường đại học. Đặc điểm nhận ra các bằng này là không cần học hoặc chỉ làm một báo cáo sau đó đóng tiền và nhận bằng. Qua bài báo, tôi có thể khẳng định rằng ông Ân xài văn bằng kiểu này.

Còn rất nhiều bằng dởm kiểu ông Ân?
Bạn đọc nhận xét nguyên nhân nhiều quan chức kiểu ông Ân đi mua bằng là bởi muốn xoá cái dấu tích "học tại chức" của mình.

Bạn Trần Thanh cũng cho biết thêm: Không chỉ ở Phú Thọ, dịch vụ làm "tiến sĩ" ở Mỹ này cũng đã lan đến nhiều tỉnh thành ở nước ta. Riêng Nghệ An chúng tôi, cũng đã có không dưới 5 tiến sĩ dạng này rồi. Cần nhanh chóng" vạch mặt, chỉ tên " những " tiến sĩ" dởm như thế này để những ai ôm mộng dùng bằng cấp loè dân và loè quan trên không dám làm nữa.

Trần Ngọc (...ngoc68@gmail.com) cho rằng: Vì tuyển dụng ở Mỹ rất chặt chẽ nên những người "nhận bằng" kiểu này chẳng thể xin được việc ở đâu cả. Tuy nhiên, khi mang "tấm bằng" về các nước kém phát triển thì chẳng ai biết đó là thật giả thế nào, mà có biết có khi cũng "muốn làm ngơ" (bằng kiểu đó ở Mỹ hay các nước phát triển khác, họ nhìn tên trường là biết ngay). Cho nên mới có chuyện "lạ" như của "tiến sĩ" Ân!

Bạn Lê Minh (...minh@yahoo.com) lý giải vì sao có hiện tượng quan chức kiểu ông Ân đi mua bằng ngoại cho sang: Hiện nay, văn bằng thạc sỹ và tiến sỹ đang là "mốt"- một trào lưu khá phố biến trong xã hội, nhất là trong lĩnh vực quản lý nhà nước. Họ hoàn toàn không biết ngượng khi trang bị những chứng chỉ này trong khi trình độ và năng lực thực tế là i tờ. Khi có bằng đại học càng kém (ví dụ bằng tại chức, bằng của một số trường dân lập kém chất lượng..) thì họ càng cố kiếm văn bằng thạc sỹ hoặc tiến sỹ nhằm xóa đi cái bằng "xấu" của mình. Để chứng minh điều này, xin các bạn đến trường đào tạo thạc sỹ để tìm hiểu, phần đông học viên trước đây là học tại chức và học trường dân lập không có uy tín, các trường tốt như Bách khoa, Ngoại thương, Giao thông, Kinh tế quốc dân...thì rất ít. Và khi sau khi có được tấm văn bằng trở về cơ quan, họ sẽ lãnh đạo.

Lưu Quang Đức (anhduc...@yahoo.com.vn) cung cấp thông tin: Hiện nay, việc làm nghiên cứu sinh và nhận bằng tiến sỹ như ông Nguyễn Ngọc Ân ở Việt Nam chúng ta rất nhiều, bằng tiến sỹ đó là bằng thật, do một trường đại học cấp. Hiện tại các trường ĐH ở Mỹ cũng như các nước phương tây khác có nhiều loại, tuy nhiên được phân ra hai loại chính: các trường đã được kiểm định và trường chưa được kiểm định. Các trường chưa kiểm định này ở Mỹ rất khó tồn tại, chất lượng rất kém. Muốn tồn tại được phải liên kết với các trung tâm, các trường đại học ở các nước đang phát triển để đào tạo và cấp bằng. Thực chất của việc liên kết này là bán bằng, đó chỉ là tờ giấy có chữ ký. Bằng của họ do hiệu trưởng ký, và cấp bao nhiêu tùy ý. Do đó người học chỉ cần có đủ tiền đóng học phí và một bài luận không cần biết viết gì. Ở Mỹ còn có các trường được gọi là xưởng sản xuất bằng, đến đó có thể mua, hoặc ghi danh cho bạn bè, người thân, đó là bằng thật. Nhưng bằng đó ở Mỹ không có giá trị, còn ở Việt Nam thì là bằng tiến sỹ Mỹ.

Cần một cuộc rà soát lại bằng tiến sĩ

Bạn Nguyên Lộc (...01@yahoo.com) nhấn mạnh: Có thể coi đây mới chỉ là kiểm tra xác xuất bất kỳ mà đã có tới khoảng 10 trường hợp tại một tỉnh, những người này có văn bằng chứng chỉ thật nhưng chỉ là cái vỏ, còn lõi đến đâu thì chỉ có giời và ông Ân mới biết. Vấn đề học giả bằng thật của một số người không ít trong hệ thống mà báo chí và dư luận nêu lên trong thời gian qua là có thật và mức độ cũng không hề nhỏ. Những người có trách nhiệm với dân, với nước cần phải tổ chức kiểm tra xem văn bằng chứng chỉ có đủ tiêu chuẩn.

Ý kiến của bạn Quốc: Theo tôi, đã đến lúc cơ quan quản lý phải rà soát lại toàn bộ văn bằng của cán bộ đi học ở nước ngoài. Việc kiểm tra tính thật giả của văn bằng cực kỳ đơn giản trong thời đại Internet hiện nay.

Độc giả Đỗ Ngọc Cương (..ngoccuongk17@yahoo.com.vn) bức xúc: Tôi không biết bắt đầu bằng câu nói gì, những ông tiến sĩ kiểu này đã xúc phạm và làm tổn thương nghiêm trọng đến những người có học vị tiến sĩ thực sự. Tôi rất mong những cơ quan có thẩm quyền tìm hiểu và đình chỉ ngay kiểu cử người đi học như thế.

Tú Uyên
(tổng hợp) - VNN
 
Làm tiến sĩ ở Mỹ nhưng không biết tiếng Anh!

Hơn một tuần nay, dư luận tỉnh Phú Thọ xôn xao khi được biết ông Nguyễn Ngọc Ân, giám đốc sở Văn hóa- Thể thao và du lịch tỉnh Phú Thọ đã có học vị tiến sĩ với đề tài “ vấn đề di sản văn hóa với việc phát triển kinh tế du lịch tỉnh Phú Thọ”.


images1983616_TT.jpg


Ảnh chỉ có tính chất minh họa.

Sự việc bắt đầu từ khi ban tổ chức hát Xoan tỉnh Phú Thọ giới thiệu ông Ân là “tiến sĩ” làm nhiều người ngỡ ngàng, vì trước đó ông Ân chỉ là cử nhân tại chức kinh tế - quốc dân khóa 24 (lớp học được tổ chức tại thành phố Việt Trì). Ông Nguyễn Ngọc Ân cho biết, ông có ý định làm tiến sĩ về đề tài này đã lâu. Tháng 6-2008, ông được bổ nhiệm làm giám đốc sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch thì mọi việc mới bắt đầu với sự giúp sức của các cán bộ chuyên môn trong sở. Ông cũng cho biết học vị của mình là tiến sĩ kinh tế quản trị kinh doanh chứ không phải là tiến sĩ khoa học. Viện kinh tế (Bộ Tài chính) là nơi giới thiệu ông đi làm tiến sĩ tại trường đại học Nam Thái Bình Dương của Hoa Kỳ.

Ông Ân khẳng định trong thời gian làm tiến sĩ từ tháng 2-2007 đến 9-2009, ông có sang trường đại học này để học hai đợt, mỗi đợt một tuần, được nghe giảng tiếng Anh qua phiên dịch sang tiếng Việt và ngay cả khi ông bảo vệ luận án cũng có người dịch cho ông từ đầu đến cuối.
Và ông cũng khẳng định ông tự học là chính thông qua tài liệu của trường đại học Nam Thái Bình Dương soạn bằng tiếng Việt và đĩa CD. Trường đại học Nam Thái Bình Dương cũng không yêu cầu những nghiên cứu sinh như ông Ân phải biết tiếng Anh, không phải thi đầu vào mà chỉ cần gửi đề cương sang cho họ…chỉnh sửa là được.

Ông Ân khẳng định trong thời gian làm tiến sĩ có sang trường đại học này để học hai đợt, mỗi đợt một tuần, được nghe giảng tiếng Anh qua phiên dịch sang tiếng Việt và ngay cả khi ông bảo vệ luận án cũng có người dịch cho ông từ đầu đến cuối.
Ông Ân cũng cho hay, luận án tiến sĩ quản trị kinh doanh của ông không có người hướng dẫn nhưng lại có tới ba người phản biện! Trao đổi với chúng tôi, một lãnh đạo tỉnh Phú Thọ (xin được giấu tên) cho biết, khi ông Ân đi đào tạo tiến sĩ, tỉnh cũng hỗ trợ kinh phí. Sau khi hết thời gian “tu nghiệp” ở Nam Thái Bình Dương (thực chất là ông vẫn làm việc tại tỉnh nhà), ông Ân cũng trình văn bằng tiến sĩ với Ban tổ chức tỉnh ủy và bằng đó là bằng thật.


Tuy nhiên, vị lãnh đạo tỉnh này cũng cho biết, quy trình đào tạo tiến sĩ của ông Ân “có vấn đề” vì Bộ Giáo dục - Đào tạo đã có quy chế đào tạo tiến sĩ hẳn hoi. Theo đó, nghiên cứu sinh phải có bằng thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại khá trở lên, có thư giới thiệu của hai giáo sư hoặc phó giáo sư có uy tín giới thiệu. Và một điều kiện bắt buộc là phải có đủ trình độ ngoại ngữ để tham khảo tài liệu, tham gia hoạt động quốc tế về chuyên môn phục vụ nghiên cứu khoa học và thực hiện đề tài luận án.

Tại tỉnh Phú Thọ hiện còn có khoảng 10 người cũng được đào tạo tiến sĩ như theo kiểu của ông Ân!

(
Theo Sài Gòn Tiếp Thị)
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top