Tiền công trong CNTB và tích lũy TBCN

Bút Nghiên

ButNghien.com
I. TIỀN CÔNG TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

1. Bản chất của tiền công

- Tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động, là giá cả của hàng hóa sức lao động.

Tuy vậy, dễ có sự lầm tưởng, trong xã hội tư bản, tiền công là giá cả của lao động bởi vì:

+ Nhà tư bản trả tiền công cho công nhân sau khi công nhân đã lao động để sản xuất ra hàng hóa.

+ Tiền công được trả theo thời gian lao động, hoặc theo số lượng hàng hóa đã sản xuất được.

- Cái mà nhà tư bản mua của công nhân không phải là lao động mà là sức lao động. Do đó, tiền công không phải là giá trị hay giá cả của lao động mà chỉ là giá trị hay giá cả của hàng hóa sức lao động.

2. Hình thức tiền công cơ bản

- Tiền công tính theo thời gian là hình thức tiền công tình theo thời gian lao động của công nhân dài hay ngắn.

- Tiền công tính theo sản phẩm là hình thức tiền công tính theo số lượng sản phẩm đã làm ra, hoặc số lượng công việc đã hoàn thành trong một thời gian nhất định.

Mỗi sản phẩm được trả công theo một đơn giá nhất định...

3. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế.

- Tiền công danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao động của mình cho nhà tư bản.

- Tiền công thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tư liệu tiêu dùng và dịch vụ mà người công nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình.

II. TÍCH LUỸ TƯ BẢN CHỦ NGHĨA

1. Thực chất của tích lũy tư bản và các nhân tố quyết đinh quy mô tích lũy tư bản

a. Giá trị thặng dư - nguồn gốc của tích lũy tư bản

Để hiểu rõ thực hcất của tích lũy tư bản ta phải phân tích quá trình tái sản xuất tư bản chủ nghĩa.

- Sản xuất và tái sản xuất ra của cải vật chất là điều kiện tồn tại và phát triển của xã hội loài người, mà bất kỳ xã hội nào cũng phải tiến hành, phải quan tâm.

- Quá trình sản xuất cũng đồng thời là quá trình tái sản xuất và nó được thể hiện ở hai hình thức chủ yếu đó là tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng. Nhưng dưới chủ nghĩa tư bản thì tái sản xuất mở rộng là đặc trưng chủ yếu. Muốn tái sản xuất mở rộng, nhà tư bản phải sử dụng một phần giá trị thặng dư để tăng thêm tư bản ứng trước.

- Sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư trở lại thành tư bản gọi là tích lũy tư bản hay tích lũy tư bản là quá trình tư bản hóa giá trị thặng dư.

- Nguồn gốc của tích lũy tư bản là giá trị thặng dư - là lao động của công nhân bị nhà tư bản chiếm không. Nói cách khác, toàn bộ của cải của giai cấp tư sản đều do lao động của giai cấp công nhân tạo ra.

b. Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản.

Có bốn nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy:

- Trình độ bóc lột giá trị thặng dư

- Năng suất lao động

- Chênh lệch giữa nhà tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng

- Đại lượng tư bản ứng trước

2. Quy luật chung của tích lũy tư bản chủ nghĩa

a. Quá trình tích lũy tư bản là quá trình tăng cấu tạo hữu cơ tư bản

Tư bản tồn tại dưới hai dạng vật chất và giá trị vì vậy cấu tạo của tư bản cũng gồm hai phần: Cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị.

- Cấu tạo kỹ thuật của tư bản là tỷ lệ giữa khối lượng tư liệu sản xuất với số lượng lao động cần thiết để sử dụng các tư liệu sản xuất đó.

- Cấu tạo giá trị của tư bản là tỷ lệ theo đó tư bản phân thành tư bản bất biến (hay giá trị của tư liệu sản xuất) và tư bản khả biến (hay giá trị của sức lao động) cần thiết để tiến hành sản xuất.

- Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị tư bản, do cấu tạo kỹ thuật quyết định và phản ánh sự thay đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản.

Do tác động thường xuyên của tiến bộ khoa học và công nghệ, cấu tạo hữu cơ của tư bản cũng không ngững biến đổi theo hướng ngày càng tăng lên.

b. Quá trình tích lũy tư bản là quá trình tích tụ và tập trung tư bản ngày càng tăng

- Tích tụ tư bản là việc tăng quy mô tư bản cá biệt bằng tích lũy của từng nhà tư bản riêng rẽ. Tích tụ tư bản một mặt, là yêu cầu của việc mở rộng sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật; mặt khác, khối lượng giá trị thặng dư tăng thêm lại tạo khả năng hiện thực cho tích tụ tư bản mạnh hơn.

- Tập trung tư bản là sự hợp nhất một số tư bản nhỏ thành một tư bản cá biệt lớn.

Tích tụ tư bản làm cho tư bản cá biệt tăng lên, và tư bản xã hội cũng tăng theo. Còn tập trung tư bản chỉ làm cho tư bản cá biệt tăng quy mô còn tư bản xã hội vẫn như cũ.

c. Quá trình tích lũy tư bản là quá trình bần cùng hóa giai cấp vô sản

Cấu tạo hữu cơ của tư bản ngày càng tăng, là một xu hướng phát triển khách quan của sản xuất tư bản chủ nghĩa, vì vậy làm cho số cầu tương đối về sức lao động có xu hướng ngày càng giàm dần. Đó là nguyên nhân chủ yếu gây ra nạn nhân khẩu thừa tương đối.

Có ba hình thái nhân khẩu thừa:

+ Nhân khẩu thừa lưu động

+ Nhân khẩu thừa tiềm tàng

+ Nhân khẩu thừa ngừng trệ

- Nạn thất nghiệp đã dẫn giai cấp công nhân đến bần cùng hóa. Bần cùng hóa tồn tại dưới hai dạng:

+ Sự bần cùng hóa tuyệt đối giai cấp công nhân biểu hiện mức sống bị giảm sút.... Mức sống của công nhân tụt xuống không chỉ do tiền lương thực tế giảm, mà còn do sự giảm sút của toàn bộ những điều kiện có liên quan đến đời sống tinh thần của họ như nạn thất nghiệp....

+ Sự bần cùng hóa tương đối giai cấp công nhân biều hiện ở tỷ lệ thu nhập của giai cấp công nhân trong thu nhập quốc dân ngày càng giảm còn tỷ lệ thu nhập của giai cấp tư sản ngày càng tăng lên.

(Nguồn: Bài giảng KTCT)
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top