Trang chủ
Bài viết mới
Diễn đàn
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
VIDEO
Mùa Tết
Văn Học Trẻ
Văn Học News
Media
New media
New comments
Search media
Đại Học
Đại cương
Chuyên ngành
Triết học
Kinh tế
KHXH & NV
Công nghệ thông tin
Khoa học kĩ thuật
Luận văn, tiểu luận
Phổ Thông
Lớp 12
Ngữ văn 12
Lớp 11
Ngữ văn 11
Lớp 10
Ngữ văn 10
LỚP 9
Ngữ văn 9
Lớp 8
Ngữ văn 8
Lớp 7
Ngữ văn 7
Lớp 6
Ngữ văn 6
Tiểu học
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Bài mới trên hồ sơ
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Credits
Transactions
Xu: 0
Đăng nhập
Đăng ký
Có gì mới?
Tìm kiếm
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Hoạt động mới nhất
Đăng ký
Menu
Đăng nhập
Đăng ký
Install the app
Cài đặt
Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn VNKienThuc.com -
Định hướng Forum
Kiến Thức
- HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN Kết nối:
VNK X
-
VNK groups
| Nhà Tài Trợ:
BhnongFood X
-
Bhnong groups
-
Đặt mua Bánh Bhnong
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Tích Trạng Mạc Đĩnh Chi: Lưỡng quốc Trạng nguyên
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="vosong" data-source="post: 68093" data-attributes="member: 92"><p><strong>Tài ứng đối của Mạc Đĩnh Chi</strong></p><p></p><p></p><p><img src="https://media.goonline.vn/edu/image/e-tap-chi/1/7138e5ec-1e51-4de3-95a0-32ddd361613d634133380546653741_125X94.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " data-size="" style="" /></p><p></p><p></p><p>Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (1280-1346) nổi tiếng thơ phú, là một người giỏi ứng đối. Vẫn còn những giai thoại kể về tài ứng đối, thơ, phú của ông từ khi ông làm quan triều Trần cũng như khi đi sứ nhà Nguyên. Hoàng đế nhà Nguyên đã phong Mạc Đĩnh Chi là "Lưỡng quốc trạng nguyên".</p><p></p><p></p><p><strong>1. Tài ứng đối thứ nhất:</strong></p><p></p><p>Năm 1308 Mạc Đĩnh Chi đi sứ nhà Nguyên, đến cửa khẩu sai hẹn, quân Nguyên canh gác bắt phải chờ đến sáng hôm sau. Thấy sứ bộ Đại Việt cứ biện bạch mãi, viên quan phụ trách canh cửa ải thả từ trên lầu cao xuống một câu đối, thử thách sứ bộ Đại Việt nếu đối được thì họ sẽ mở cửa. Câu đối có nội dung như sau:</p><p>“Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan” (nghĩa là: Tới cửa ải trễ, cửa quan đóng, mời khách qua đường cứ qua)</p><p>Một vế đối hóc búa đến 4 chữ quan và 3 chữ quá? Mạc Đĩnh Chi thấy khó, nhưng ông đã nhanh trí dùng mẹo để đối như sau:</p><p>“Tiên đối dị, đối đối nan, thỉnh Tiên sinh tiên đối” (nghĩa là: Ra câu đối dễ, đối câu đối khó, xin mời Tiên sinh đối trước).</p><p>Vế đối của ông có 4 chữ đối và 3 chữ tiên, đúng với yêu cầu câu đối của viên quan ấy. Tưởng lâm vào thế bí, hóa ra lại tìm được vế đối hay, khiến người Nguyên phải phục và liền mở cửa ải để đoàn sứ bộ của Mạc Đĩnh Chi qua biên giới.</p><p> </p><p><strong>2. Tài ứng đối thứ hai:</strong></p><p></p><p>Tới kinh đô, Mạc Đĩnh Chi được vời vào tiếp kiến hoàng đế nhà Nguyên. Vua Nguyên đọc một câu đối đòi ông phải đối lại:</p><p>“Nhật: hỏa; vân: yên; bạch đán thiêu tàn ngọc thỏ” (nghĩa là: Mặt trời là lửa, mây là khói; ban ngày đốt cháy vầng trăng).</p><p>Mạc Đĩnh Chi hiểu rõ dụng ý tỏ vẻ kiêu ngạo của một nước lớn và cả mục đích đe dọa của vua Nguyên. Ông đã ứng khẩu đọc:</p><p>“Nguyệt: cung; tinh: đạn; hoàng hôn xạ lạc kim ô” (nghĩa là: Trăng là cung, sao là tên; chiều tối bắn rơi mặt trời). Vế đối rất chuẩn và tỏ rõ sự cứng rắn của người dân nước Việt, không run sợ và sẵn sàng giáng trả và làm thất bại kẻ thù.</p><p> </p><p><strong>3. Tài ứng đối thứ ba:</strong></p><p></p><p>Có lần Mạc Đĩnh Chi sang sứ đúng vào dịp người hậu phi của vua Nguyên mất. Lúc tế lễ, người Nguyên đưa cho Chánh sứ An Nam bài điếu văn viết sẵn, bảo đọc. Khi Mạc Đĩnh Chi mở giấy ra thì chỉ thấy viết có 4 chữ "Nhất" "-"(là một). Ông chẳng hề lúng túng, vừa nghĩ vừa đọc thành bài điếu văn:</p><p>“Thanh thiên nhất đóa vân</p><p>Hồng lô nhất điểm tuyết</p><p>Ngọc uyển nhất chi hoa</p><p>Dao trì nhất phiến nguyệt</p><p>Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết”!</p><p>Tạm dịch:</p><p>“Một đám mây giữa trời xanh.</p><p>Một bông tuyết trong lò lửa.</p><p>Một bông hoa giữa vườn thượng uyển.</p><p>Một vầng trăng trên mặt nước hồ.</p><p>Ôi! mây tản, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết!</p><p>Bài văn khiến người Nguyên rất khâm phục”.</p><p></p><p><strong>4. Tài ứng đối thứ tư:</strong></p><p></p><p>Lại một lần, mấy viên quan nhà Nguyên cho đào một hố sâu, đan phênh đậy lên, rồi lấp một lần đất mỏng. Hôm sau họ cùng đến mời Mạc Đĩnh Chi đi thăm cảnh. Mạc nhận lời ngay, khi đến bờ sông, họ nhường cho ông lên cầu sang sông trước . Nhưng vừa toan cất ngựa lên cầu thì sụp ngay xuống hố sâu. Mấy viên quan nọ cười nói : </p><p>- Chúng tôi ra cho một vế câu đối, nếu ông đối được thì sẽ kéo lên. </p><p>Mạc Đĩnh Chi gắt : - Thì các ông cứ ra đối chứ sao ! </p><p>Một người bèn đọc : </p><p>- Can mộc, hoành cừ, lục giả tương như tư đạo (gỗ thẳng, cẳng ngang, đường đi ngỡ là đất phẳng ). </p><p>Câu này lại toàn là tên người ghép lại : Can Mộc, Hoành Cừ, Lục Giả, Tương Như, Tư Đạo, đều là những nhân vật nổi tiếng xưa nay của Trung Quốc. Mạc Đĩnh Chi ở dưới hố, nhân trước khi ngã, có trông sang bên kia sông, thấy một cái đình tựa ở chân núi đối lại : </p><p>- Đại đình, an thạch, vọng chi nghiễm nhược thái sơn (Đình to, đá vững, nhác trông ngỡ Thái Sơn). Câu này cũng toàn tên người ghép lại và cũng là những người nổi tiếng xưa nay của Trung Quốc: Đại Đình, An Thạch, Vọng Chi, Nghiễm Nhược, Thái Sơn. </p><p>Mấy viên quan nọ phục tài ứng biến mau lẹ của họ Mạc, bèn xúm nhau đỡ ông lên khỏi hố.</p><p> </p><p>Đất Việt có nhân tài như Mạc Đĩnh Chi, thật đáng tự hào!</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="vosong, post: 68093, member: 92"] [B]Tài ứng đối của Mạc Đĩnh Chi[/B] [IMG]https://media.goonline.vn/edu/image/e-tap-chi/1/7138e5ec-1e51-4de3-95a0-32ddd361613d634133380546653741_125X94.jpg[/IMG] Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (1280-1346) nổi tiếng thơ phú, là một người giỏi ứng đối. Vẫn còn những giai thoại kể về tài ứng đối, thơ, phú của ông từ khi ông làm quan triều Trần cũng như khi đi sứ nhà Nguyên. Hoàng đế nhà Nguyên đã phong Mạc Đĩnh Chi là "Lưỡng quốc trạng nguyên". [B]1. Tài ứng đối thứ nhất:[/B] Năm 1308 Mạc Đĩnh Chi đi sứ nhà Nguyên, đến cửa khẩu sai hẹn, quân Nguyên canh gác bắt phải chờ đến sáng hôm sau. Thấy sứ bộ Đại Việt cứ biện bạch mãi, viên quan phụ trách canh cửa ải thả từ trên lầu cao xuống một câu đối, thử thách sứ bộ Đại Việt nếu đối được thì họ sẽ mở cửa. Câu đối có nội dung như sau: “Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan” (nghĩa là: Tới cửa ải trễ, cửa quan đóng, mời khách qua đường cứ qua) Một vế đối hóc búa đến 4 chữ quan và 3 chữ quá? Mạc Đĩnh Chi thấy khó, nhưng ông đã nhanh trí dùng mẹo để đối như sau: “Tiên đối dị, đối đối nan, thỉnh Tiên sinh tiên đối” (nghĩa là: Ra câu đối dễ, đối câu đối khó, xin mời Tiên sinh đối trước). Vế đối của ông có 4 chữ đối và 3 chữ tiên, đúng với yêu cầu câu đối của viên quan ấy. Tưởng lâm vào thế bí, hóa ra lại tìm được vế đối hay, khiến người Nguyên phải phục và liền mở cửa ải để đoàn sứ bộ của Mạc Đĩnh Chi qua biên giới. [B]2. Tài ứng đối thứ hai:[/B] Tới kinh đô, Mạc Đĩnh Chi được vời vào tiếp kiến hoàng đế nhà Nguyên. Vua Nguyên đọc một câu đối đòi ông phải đối lại: “Nhật: hỏa; vân: yên; bạch đán thiêu tàn ngọc thỏ” (nghĩa là: Mặt trời là lửa, mây là khói; ban ngày đốt cháy vầng trăng). Mạc Đĩnh Chi hiểu rõ dụng ý tỏ vẻ kiêu ngạo của một nước lớn và cả mục đích đe dọa của vua Nguyên. Ông đã ứng khẩu đọc: “Nguyệt: cung; tinh: đạn; hoàng hôn xạ lạc kim ô” (nghĩa là: Trăng là cung, sao là tên; chiều tối bắn rơi mặt trời). Vế đối rất chuẩn và tỏ rõ sự cứng rắn của người dân nước Việt, không run sợ và sẵn sàng giáng trả và làm thất bại kẻ thù. [B]3. Tài ứng đối thứ ba:[/B] Có lần Mạc Đĩnh Chi sang sứ đúng vào dịp người hậu phi của vua Nguyên mất. Lúc tế lễ, người Nguyên đưa cho Chánh sứ An Nam bài điếu văn viết sẵn, bảo đọc. Khi Mạc Đĩnh Chi mở giấy ra thì chỉ thấy viết có 4 chữ "Nhất" "-"(là một). Ông chẳng hề lúng túng, vừa nghĩ vừa đọc thành bài điếu văn: “Thanh thiên nhất đóa vân Hồng lô nhất điểm tuyết Ngọc uyển nhất chi hoa Dao trì nhất phiến nguyệt Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết”! Tạm dịch: “Một đám mây giữa trời xanh. Một bông tuyết trong lò lửa. Một bông hoa giữa vườn thượng uyển. Một vầng trăng trên mặt nước hồ. Ôi! mây tản, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết! Bài văn khiến người Nguyên rất khâm phục”. [B]4. Tài ứng đối thứ tư:[/B] Lại một lần, mấy viên quan nhà Nguyên cho đào một hố sâu, đan phênh đậy lên, rồi lấp một lần đất mỏng. Hôm sau họ cùng đến mời Mạc Đĩnh Chi đi thăm cảnh. Mạc nhận lời ngay, khi đến bờ sông, họ nhường cho ông lên cầu sang sông trước . Nhưng vừa toan cất ngựa lên cầu thì sụp ngay xuống hố sâu. Mấy viên quan nọ cười nói : - Chúng tôi ra cho một vế câu đối, nếu ông đối được thì sẽ kéo lên. Mạc Đĩnh Chi gắt : - Thì các ông cứ ra đối chứ sao ! Một người bèn đọc : - Can mộc, hoành cừ, lục giả tương như tư đạo (gỗ thẳng, cẳng ngang, đường đi ngỡ là đất phẳng ). Câu này lại toàn là tên người ghép lại : Can Mộc, Hoành Cừ, Lục Giả, Tương Như, Tư Đạo, đều là những nhân vật nổi tiếng xưa nay của Trung Quốc. Mạc Đĩnh Chi ở dưới hố, nhân trước khi ngã, có trông sang bên kia sông, thấy một cái đình tựa ở chân núi đối lại : - Đại đình, an thạch, vọng chi nghiễm nhược thái sơn (Đình to, đá vững, nhác trông ngỡ Thái Sơn). Câu này cũng toàn tên người ghép lại và cũng là những người nổi tiếng xưa nay của Trung Quốc: Đại Đình, An Thạch, Vọng Chi, Nghiễm Nhược, Thái Sơn. Mấy viên quan nọ phục tài ứng biến mau lẹ của họ Mạc, bèn xúm nhau đỡ ông lên khỏi hố. Đất Việt có nhân tài như Mạc Đĩnh Chi, thật đáng tự hào! [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Gửi trả lời
KHOA HỌC XÃ HỘI
LỊCH SỬ
Nhân Vật Lịch Sử
Tích Trạng Mạc Đĩnh Chi: Lưỡng quốc Trạng nguyên
Top