Những tia sét thường giáng xuống đất trong các cơn bão, nhưng mới đây các nhà khoa học đã chụp được hình ảnh một tia sét cực lớn hướng theo chiều ngược lại.
Sét hướng lên phía trên là một dạng phóng điện hiếm trong các cơn bão. Ảnh: universalgeneral.com.
Những tia sét hướng lên phía trên - một trong những dạng phóng điện khá hiếm hoi trong các cơn bão. Dạng sét này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2001. Kể từ đó tới nay người ta đã quan sát 10 tia sét tương tự. Về bản chất chúng hoàn toàn giống với loại sét hướng xuống đất.
"Những tia sét ngược khổng lồ được phóng ra từ các đám mây trong cơn bão. Nhưng thay vì di chuyển xuống phía dưới mặt đất, chúng lại hướng lên phía trên và cứ phóng đi cho đến khi chạm phải thứ gì đó có khả năng ngăn cản chúng. Như vậy tia sét khổng lồ đã chuyển điện tích từ các đám mây lên những tầng cao nhất của bầu khí quyển", Steven Cummer, một trong những người chụp được tia chớp ngược mới nhất, giải thích với Livescience.
Cummer cùng các chuyên gia điện của Đại học Duke (Mỹ) tình cờ nhìn thấy tia sét ngược khổng lồ khi họ theo dõi các tia sét trong một trận bão vào ngày 21/7/2008.
Thứ có thể chặn sét ngược là tầng ion (nằm ở vị trí cao nhất của bầu khí quyển trái đất và tiếp giáp với vũ trụ). Tầng này được tạo nên bởi các hạt nguyên tử mang điện, hay còn gọi là ion.
Các đám mây tích điện nhờ chuyển động của nước và các hạt băng. Khi hai đám mây tích điện trái dấu tới gần nhau, hiệu điện thế giữa chúng có thể lên tới hàng triệu vôn. Nguyên nhân khiến tia sét phóng lên phía trên vẫn chưa được tìm ra. Do không có thứ gì trong khí quyển ngăn được tia sét, nó có thể di chuyển với tốc độ lớn gấp 5-10 lần so với sét hướng xuống đất và đạt độ cao chừng 80 km so với mặt đất.
Theo Minh Long - VnExpress
Sét hướng lên phía trên là một dạng phóng điện hiếm trong các cơn bão. Ảnh: universalgeneral.com.
Những tia sét hướng lên phía trên - một trong những dạng phóng điện khá hiếm hoi trong các cơn bão. Dạng sét này được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2001. Kể từ đó tới nay người ta đã quan sát 10 tia sét tương tự. Về bản chất chúng hoàn toàn giống với loại sét hướng xuống đất.
"Những tia sét ngược khổng lồ được phóng ra từ các đám mây trong cơn bão. Nhưng thay vì di chuyển xuống phía dưới mặt đất, chúng lại hướng lên phía trên và cứ phóng đi cho đến khi chạm phải thứ gì đó có khả năng ngăn cản chúng. Như vậy tia sét khổng lồ đã chuyển điện tích từ các đám mây lên những tầng cao nhất của bầu khí quyển", Steven Cummer, một trong những người chụp được tia chớp ngược mới nhất, giải thích với Livescience.
Cummer cùng các chuyên gia điện của Đại học Duke (Mỹ) tình cờ nhìn thấy tia sét ngược khổng lồ khi họ theo dõi các tia sét trong một trận bão vào ngày 21/7/2008.
Thứ có thể chặn sét ngược là tầng ion (nằm ở vị trí cao nhất của bầu khí quyển trái đất và tiếp giáp với vũ trụ). Tầng này được tạo nên bởi các hạt nguyên tử mang điện, hay còn gọi là ion.
Các đám mây tích điện nhờ chuyển động của nước và các hạt băng. Khi hai đám mây tích điện trái dấu tới gần nhau, hiệu điện thế giữa chúng có thể lên tới hàng triệu vôn. Nguyên nhân khiến tia sét phóng lên phía trên vẫn chưa được tìm ra. Do không có thứ gì trong khí quyển ngăn được tia sét, nó có thể di chuyển với tốc độ lớn gấp 5-10 lần so với sét hướng xuống đất và đạt độ cao chừng 80 km so với mặt đất.
Theo Minh Long - VnExpress