T- – TT - 27 sở GD-ĐT khu vực phía Bắc đã bàn giao hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) cho các trường ĐH, CĐ tại Hà Nội vào ngày 5-5. >> Đăng ký dự thi ĐH-CĐ 2010: hồ sơ giảm là hợp lý
Theo thống kê của hầu hết các sở GD-ĐT khu vực phía Bắc, số lượng hồ sơ ĐKDT giảm. Sau Hà Nội, Thanh Hóa là địa phương có số lượng hồ sơ đăng ký lớn tiếp theo với 92.000 bộ. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Long - trưởng phòng giáo dục chuyên nghiệp Sở GD-ĐT Thanh Hóa, so với năm 2009 số lượng hồ sơ giảm trên 14.000 bộ.
Giảm hồ sơ
So sánh số lượng hồ sơ giữa hai năm, đại diện các sở GD-ĐT Hải Phòng, Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình, Bắc Giang đều cho biết số lượng hồ sơ giảm 8.000-10.000. Những nơi giảm ít hơn như Phú Thọ, Hà Nam, Ninh Bình, Tuyên Quang... giảm 2.000-4.000 hồ sơ. Chỉ có Sở GD-ĐT Sơn La thu nhận 14.470 hồ sơ, tăng 1.000 hồ sơ so với năm 2009.
Hi vọng bớt ảo
Theo ông Đỗ Thanh Duy - chuyên viên Vụ Giáo dục ĐH - Bộ GD-ĐT, việc giảm số lượng hồ sơ đăng ký dự thi nói chung cho thấy quy định về việc nộp lệ phí đăng ký dự thi, lệ phí dự thi là phù hợp. Cùng với đó việc tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp cũng được đẩy mạnh nên đa số thí sinh đã biết cân nhắc hơn trong việc lựa chọn trường thi cho mình.
Trong khi đó, ông Phùng Duy Tĩnh cho biết: “Các năm trước đây, trường tôi là một trong những trường có số lượng ảo rất cao. Năm 2009, tỉ lệ dự thi thực tế chỉ có 61% so với số đăng ký dự thi là 5.100 hồ sơ. Năm nay số hồ sơ giảm khoảng 40% nhưng chúng tôi hi vọng sẽ bớt hồ sơ ảo”.
Sự sụt giảm số lượng hồ sơ từ các địa phương ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng của một số trường, đặc biệt là những trường được coi là tốp trên. Theo ông Hoàng Minh Sơn - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, số lượng ĐKDT chỉ có 12.800, giảm 1.000 hồ sơ so với năm trước, trong khi chỉ tiêu tuyển là 4.800.
Như vậy, tỉ lệ “chọi” vào trường khoảng 1/2,6. Trường ĐH Mỏ - địa chất thu nhận khoảng 16.000 hồ sơ, giảm khoảng 2.000 hồ sơ so với năm trước, tỉ lệ “chọi” vào trường này ở bậc ĐH khoảng 1/ 4,5. Tương tự, giữ ở mức ổn định, Trường ĐH Ngoại thương thu nhận trên 8.000 hồ sơ ĐKDT tại cơ sở phía Bắc, giảm gần 1.000 hồ sơ so với năm trước. Học viện Tài chính thu nhận 16.000 hồ sơ, tăng không đáng kể...
Cạnh tranh không giảm
Trong khi đó, ở nhiều trường tốp giữa, lượng hồ sơ tập trung khá lớn. Ông Bùi Xuân Nhàn, phó hiệu trưởng Trường ĐH Thương mại, cho biết: “Số hồ sơ thu nhận hiện tại đã là 39.000, xấp xỉ năm 2009”. Ông Phạm Văn Bổng, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, cũng cho biết: “Theo thống kê, đến thời điểm này có khoảng 52.000 hồ sơ ĐKDT”. Theo ghi nhận từ các sở GD-ĐT khu vực phía Bắc, các trường ĐH Thương mại, Công nghiệp Hà Nội, CĐ giao thông vận tải, ĐH Nông nghiệp Hà Nội... là nhóm trường dẫn đầu về số hồ sơ đăng ký dự thi.
Tất cả sở GD-ĐT và đại diện các trường đều có chung nhận định có rất đông thí sinh ĐKDT vào nhóm ngành kinh tế, nhiều nhất là các ngành tài chính, ngân hàng, kế toán. Theo ông Phùng Duy Tĩnh - Trường ĐH Thăng Long, đa số thí sinh đăng ký NV1 đều vào các ngành kinh tế của trường, trong đó 70-80% đăng ký vào ngành tài chính - ngân hàng. Trong khi đó, Trường ĐH Y Hà Nội vẫn khẳng định được sức hút của mình với lượng hồ sơ ĐKDT tăng vọt: 15.600 hồ sơ, cao hơn năm 2009 khoảng 5.000 hồ sơ. Con số thống kê của các sở GD-ĐT cũng cho thấy nhóm ngành y dược vẫn duy trì số lượng hồ sơ ở mức cao.
TRỊNH VĨNH HÀ
Theo thống kê của hầu hết các sở GD-ĐT khu vực phía Bắc, số lượng hồ sơ ĐKDT giảm. Sau Hà Nội, Thanh Hóa là địa phương có số lượng hồ sơ đăng ký lớn tiếp theo với 92.000 bộ. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Long - trưởng phòng giáo dục chuyên nghiệp Sở GD-ĐT Thanh Hóa, so với năm 2009 số lượng hồ sơ giảm trên 14.000 bộ.
Giảm hồ sơ
So sánh số lượng hồ sơ giữa hai năm, đại diện các sở GD-ĐT Hải Phòng, Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình, Bắc Giang đều cho biết số lượng hồ sơ giảm 8.000-10.000. Những nơi giảm ít hơn như Phú Thọ, Hà Nam, Ninh Bình, Tuyên Quang... giảm 2.000-4.000 hồ sơ. Chỉ có Sở GD-ĐT Sơn La thu nhận 14.470 hồ sơ, tăng 1.000 hồ sơ so với năm 2009.
Hi vọng bớt ảo
Theo ông Đỗ Thanh Duy - chuyên viên Vụ Giáo dục ĐH - Bộ GD-ĐT, việc giảm số lượng hồ sơ đăng ký dự thi nói chung cho thấy quy định về việc nộp lệ phí đăng ký dự thi, lệ phí dự thi là phù hợp. Cùng với đó việc tuyên truyền, tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp cũng được đẩy mạnh nên đa số thí sinh đã biết cân nhắc hơn trong việc lựa chọn trường thi cho mình.
Trong khi đó, ông Phùng Duy Tĩnh cho biết: “Các năm trước đây, trường tôi là một trong những trường có số lượng ảo rất cao. Năm 2009, tỉ lệ dự thi thực tế chỉ có 61% so với số đăng ký dự thi là 5.100 hồ sơ. Năm nay số hồ sơ giảm khoảng 40% nhưng chúng tôi hi vọng sẽ bớt hồ sơ ảo”.
Sự sụt giảm số lượng hồ sơ từ các địa phương ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng của một số trường, đặc biệt là những trường được coi là tốp trên. Theo ông Hoàng Minh Sơn - trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, số lượng ĐKDT chỉ có 12.800, giảm 1.000 hồ sơ so với năm trước, trong khi chỉ tiêu tuyển là 4.800.
Như vậy, tỉ lệ “chọi” vào trường khoảng 1/2,6. Trường ĐH Mỏ - địa chất thu nhận khoảng 16.000 hồ sơ, giảm khoảng 2.000 hồ sơ so với năm trước, tỉ lệ “chọi” vào trường này ở bậc ĐH khoảng 1/ 4,5. Tương tự, giữ ở mức ổn định, Trường ĐH Ngoại thương thu nhận trên 8.000 hồ sơ ĐKDT tại cơ sở phía Bắc, giảm gần 1.000 hồ sơ so với năm trước. Học viện Tài chính thu nhận 16.000 hồ sơ, tăng không đáng kể...
Cạnh tranh không giảm
Trong khi đó, ở nhiều trường tốp giữa, lượng hồ sơ tập trung khá lớn. Ông Bùi Xuân Nhàn, phó hiệu trưởng Trường ĐH Thương mại, cho biết: “Số hồ sơ thu nhận hiện tại đã là 39.000, xấp xỉ năm 2009”. Ông Phạm Văn Bổng, trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, cũng cho biết: “Theo thống kê, đến thời điểm này có khoảng 52.000 hồ sơ ĐKDT”. Theo ghi nhận từ các sở GD-ĐT khu vực phía Bắc, các trường ĐH Thương mại, Công nghiệp Hà Nội, CĐ giao thông vận tải, ĐH Nông nghiệp Hà Nội... là nhóm trường dẫn đầu về số hồ sơ đăng ký dự thi.
Tất cả sở GD-ĐT và đại diện các trường đều có chung nhận định có rất đông thí sinh ĐKDT vào nhóm ngành kinh tế, nhiều nhất là các ngành tài chính, ngân hàng, kế toán. Theo ông Phùng Duy Tĩnh - Trường ĐH Thăng Long, đa số thí sinh đăng ký NV1 đều vào các ngành kinh tế của trường, trong đó 70-80% đăng ký vào ngành tài chính - ngân hàng. Trong khi đó, Trường ĐH Y Hà Nội vẫn khẳng định được sức hút của mình với lượng hồ sơ ĐKDT tăng vọt: 15.600 hồ sơ, cao hơn năm 2009 khoảng 5.000 hồ sơ. Con số thống kê của các sở GD-ĐT cũng cho thấy nhóm ngành y dược vẫn duy trì số lượng hồ sơ ở mức cao.
TRỊNH VĨNH HÀ