Đại hội lấn thứ VII - Đại hội tiếp tục công cuộc đổi mới
- Trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, những diễn biến quốc tế phức tạp đã tác động xấu đến tình hình chính trị, kinh tế và xã hội nước ta. Nhưng Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã nỗ lực khắc phục khó khăn, kiên trì tìm tòi, khai phá con đường đổi mới tuy chưa có một khuôn mẫu cho trước, từng bước đưa đường lối của Đại hội VI đi vào cuộc sống. Tuy tình hình cách mạng còn nhiều khó khăn, song với kết quả đạt được trong bước đầu đổi mới đã có thể xác nhận khả năng tự đổi mới của nhân dân ta là hiện thực.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (họp từ ngày 24 đến 27-6-1991) đã tổng kết, đánh giá việc thực hiện đường lối đổi mới của Đại hội VI, đề ra chủ trương, nhiệm vụ nhằm kế thừa, phát huy những thành tựu ưu điểm đã đạt được; khắc phục những khó khăn hạn chế mắc phải trong bước đầu đổi mới ngăn ngừa những lệch lạc phát sinh trong quá trình đó, điều chỉnh, bổ sung, phát triển đường lối đối mới (được đề ra từ Đại hội VI) để tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới của đất nước tiến lên.
- Ngoài việc quyết định những công việc cách mạng trong nhiệm kì, Đại hội VII của Đảng còn quyết định một số vấn đề về chiến lược lâu dài. Đó là việc thông qua cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội và "Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000". Đại hội đã bầu Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) gồm 146 ủy viên, Bộ Chính trị BCHTƯ gồm 13 ủy viên. Đỗ Mười được bầu làm Tổng bí thư của Đảng.
- Bước vào nhiệm ki Đại hội VII của Đảng, vào thập niên cuối cùng của thế kỉ XX đã có nhiều biến động to lớn, tác động sâu sắc đến tiến trình lịch sử loài người. Bối cảnh quốc tế và nước ta có những thay đổi lớn, tác động đến quá trình đổi mới của ta, bắt đầu từ Đại hội VI và tiếp tục sau Đại hội VII của Đảng.
- Tình hình quốc tế. Về chính trị, sau sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, các thế lực thù địch tăng cường việc thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình"; kích động việc thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng, nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, truyền bá tư tưởng văn hóa đồi trụy, độc hại; đưa lực lượng gián điệp, biệt kích vào nước ta nhằm cấu kết với bọn phản động và các phần tử xấu trong nước, tăng cường hoạt động nhằm lật đổ chế độ...
- Về kinh tế, những thay đổi ở Liên Xô và Đông Âu đã gây ra cho chúng ta nhiều đảo lộn lớn và đột ngột về thị trường xuất khẩu và nhập khẩu, về nhiều chương trình hợp tác kinh tế và nhiều hợp đồng về lao động. Trong thời gian ngắn, nước ta phải chuyển một phần đáng kể khối lượng buôn bán từ các thị trường truyền thống Bang thị trường mới; chịu những tác động lớn về biến động cung cầu và giá cả của thị trường thế giới. Nguồn vay bên ngoài giảm mạnh, sự ưu đãi về giá chấm dứt, nợ nước ngoài phải trả hàng năm tăng lên, trong khi một số nước tiếp tục chính sách bao vây kinh tế nước ta, gây cho ta thêm nhiều khó khăn.
- Song, chúng ta cũng có những điếu kiện thuận lợi mới. Quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta ngày căng được mở rộng, trong đó quan hệ với một số nước được cải thiện và từng bước bình thường hóa. Điều đó tạo thêm khả năng để chúng ta mở rộng thị trường, thu hút nguồn vốn và kĩ thuật, học hỏi kinh nghiệm của thế giới. Đống thời, quan hệ kinh tế đối ngoại được mở rộng, đòi hỏi chúng ta phải nhanh chóng vươn lên thích ứng với những yêu cầu khắt khe về chất lượng, hiệu quả, về quy chế và luật pháp kinh doanh của thị trường thế giới.
- Tình hình trong nước: Trên tất cả cặc lĩnh vực, nhất là về kinh tế - xã hội, vẫn còn nhiều khó khăn (như đã trình bày ở trên), bao trùm nhất là "Đất nước ta vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội.... nhiều vấn đề kinh tế - xã hội nóng bỏng chưa được giải quyết".
- Nhưng chúng ta có thuận lợi cơ bản, đó là: những thành tựu bước đầu rất quan trọng và những kinh nghiệm đổi mới đã thu được trong những năm trước là to lớn; đông đảo quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ đường lối đổi mới; cục diện chính trị nước ta ổn định. Chúng ta có nhiều tiềm năng để phát triển: đội ngũ lao động vã cán bộ khoa học - kĩ thuật cần cù, thông minh, sáng tạo; khả năng thâm canh, tăng vụ và mở rộng diện tích trong nông nghiệp, phát triển nghề rừng và thủy sản còn lớn; công nghiệp dầu khí, công nghiệp hàng tiêu dùng và xuất khẩu có những điều kiện thuận lợi để mở rộng; vốn nhàn rỗi trong nhân dân còn nhiều...
- Xuất phát từ đặc điểm tình hình quốc tế và trong nước nói trên, căn cứ vào mục tiêu của chặng đường đầu thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội (đề ra từ Đại hội VI), Đại hội VII của Đảng đã đề ra mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 .năm (1991-1995) là vượt qua khó khăn thử thách, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đưa nước ta cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay.
*Các mục tiêu cụ thể là:
+Tiếp tục kiềm chế và đẩy lùi lạm phát, giữ vững và phát triển sản xuất, bắt đầu tích lũy từ nội bộ nền kinh tế.
+Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, giảm mạnh nhịp độ tăng dân số. Ổn định và từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Bảo đảm để tiền lương tối thiểu đáp ứng được nhu cấu thiết yếu của người lao động, ngăn chặn thu nhập phi pháp và bất công.
+Tiếp tục phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể nhân dân, đổi mới tổ chức và cán bộ.
+Bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội, bảo vệ thành quả cách mạng.
- Đại hội VII của Đảng cũng đề ra mục tiêu kinh tế của kế hoạch 5 năm (1991-1995) là: đầy lùi và kiểm soát được lạm phát, ổn định, phát triển và nâng cao hiệu quả nền sản xuất xã hội, ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân và bắt đầu có tích lũy từ nội bộ nến kinh tế".
- Để thực hiện mục tiêu trên, phải phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế, đẩy mạnh Ba chương trình kinh tế với những nội dung cao hơn trước và từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế mới theo yêu cầu công nghiệp hóa đẩy mạnh nhịp độ ứng dụng tiến bộ khoa học, kĩ thuật; hình thành về cơ bản và vận hành tương đối thông suốt cơ chế quản lí mới.
ST