Thuyết minh tác phẩm trung đại

Truyện Người con gái Nam Xương là một chuyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Dữ, một nhà văn nổi tiếng thế kỷ XVI. Đây là tập truyện đầu tiên của văn học VN được viết bằng chữ Hán.

Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương là một người con gái thùy mị, nết na, xinh đẹp được Trương Sinh, một người đa nghi, cưới về làm vợ. Cuộc sống đang đầm ấm thì Trương Sinh phải đi lính. Ở nhà ít lâu sau, Vũ Nương sinh con trai và đặt tên là Đản. Bà mẹ Trương Sinh vì nhớ con mà sinh bệnh, Vũ Nương hết lòng chăm sóc nhưng cũng không qua khỏi. Năm sau, Trương Sinh trở về, Đản một mực không nhận cha và nói cha mình buổi tối mới đến. Trương Sinh nghi ngờ vợ, mắng nhiếc, đuổi Vũ Nương đi. Vũ Nương vì oan ức đã trẫm mình xuống sông tự vẫn. Một đêm dưới ánh đèn dầu, bé Đản chỉ vào bóng Trương Sinh và bảo đó là cha. Trương Sinh nhận ra nỗi oan của vợ nhưng đã quá muộn. Vũ Nương trẫm mình nhưng được các nàng tiên dưới Thủy cung cứu sống. Các tiên nữ đã thông qua một người cùng làng của Vũ Nương là Phan Lang nhắn với Trương Sinh lập đàn giải oan cho Vũ Nương. Nhưng Vũ Nương cũng chỉ hiện lên trong giây lát rồi nói: "Xin đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa", rồi biến mất.
 
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
(Trích Truyền kỳ mạn lục – Nguyễn Dữ)

1.
Viết bài thuyết minh giới thiệu về tác giả và tác phẩm

Gợi ý


v Giới thiệu về tác giả:

Nguyễn Dữ là nhà văn tiêu biểu của VHVN nửa đầu thế kỉ XVI. Đây là thời kỳ xã hội phong kiến Việt Nam có nhiều biến dộng và khủng hoảng. Đặc biệt là chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh – Mạc gây ra loạn lạc trong xã hội. Giống như nhiều trí thức khác của thời đại mình, Nguyễn Dữ chán nản và bi phẫn trước thời cuộc. Chính vì thế, sau khi thi đỗ Hương Cống ông chỉ ra làm quan một năm rồi xin cáo về ở ẩn.

v Giới thiệu về tác phẩm:

Truyền kỳ:
là thể loại văn xuôi tự sự có nguồn gốc từ Trung Quốc, thịnh hành từ đời Đường. Truyền kỳ thường dựa vào những cốt truyện dân gian hoặc dã sử. Ở truyền kỳ, có sự đan xen giữa thực và ảo. Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là tác phẩm tiểu biểu cho thể loại truyền kỳ ở Việt Nam. Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương là một trong 20 tác phẩm của Truyền kỳ mạn lục

Giá trị tác phẩm:


v Giá trị nội dung:

- Giá trị hiện thực:

+ Tác phẩm đã đề cập tới số phận bi thảm của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến thông qua hình ảnh nhân vật Vũ Nương.

+ Truyện còn phản ánh hiện thực xã hội phong kiến Việt Nam với những biểu hiện bất công vô lý. Đó là một xã hội dung túng cho quan niệm trọng nam khinh nữ, là chiến tranh phong kiến đã tác động tới số phận từng nhân vật trong tác phẩm.

- Giá trị nhân đạo: giá trị nhân đạo cảu tác phẩm thể hiện ở các khía canh:

+ Thái độ ngợi ca, tôn trọng vẻ đẹp của người phụ nữ thông qua hình ảnh nhân vật Vũ Nương.

+ Câu chuyện còn đề cao triết lý nhân nghĩa ở hiền gặp lành qua phần kết thúc có hậu giống như đa phần các câu chuyện cổ tích Việt Nam.

+ Ước mơ về một xã hội công bằng, tốt đẹp, mà ở đó con người sống và đối xử với nhau bằng lòng nhân ái, ở đó nhân phẩm của con người được tôn trọng. Oan thì phải được giải, người hiền lành lương thiện như Vũ Nương thì phải được sống hạnh phúc.

v Giá trị nghệ thuật:

+ Đây là tác phẩm được viết theo lối truyện truyền kỳ , tính chất truyền kỳ được thể hiện qua kêt cấu hai phần: Vũ Nương ở trần gian, Vũ Nương ở thủy cung. Với kết cấu hai phần này, tác giả đã khắc hạo được một cách hoàn thiện vẻ đẹp nhân vật Vũ Nương.

+ Chất hoang đường, kì ảo cuối truyện cũng làm tang lên ý nghĩ phê phán đối với hiện thực : dù oan đã được giải nhưng người đã chết thì không thể sống lại được, do đó bài học giáo dục đối với những kẻ như Trương Sinh càng thêm sâu sắc.

+ Nghệ thuật tạo tính kịch trong trong câu chuyện mà yếu tố thắt nút và gỡ nút của tấn kịch ấy chỉ là câu nói của đứa trẻ lên ba.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top