Sinh vật với thủy triều
Những loài hầu sò, cua ốc, giun biển sống trong các hang hốc dưới đáy bùn ngoi lên bề mặt kiếm ăn , những cây rừng ngập mặn như reo vui khi nước triều len lỏi qua mỗi gốc cây, chùm rễ. Triều xuống , mực nước giảm dần , các dòng sông lại hối hả mang nước ngọt và phù sa từ sông ra biết, những loài sinh vật biển lại vội vã rời khỏi vùng cửa sông , còn những loài nước ngọt lại theo gót dòng lục địa tràn xuống vùng thấp của hạ lưu để kiếm mồi . Bãi triều lại được phơi ra , những con hầu sò, cua ốc, giun biển…lại vùi mình vào các lớp bùn đáy , những đàn chim nước lại theo nước triều tràn ra kiếm ăn. Cứ như vậy theo năm tháng, hoạt động của thủy triều đã khắc sâu vào đời sống của các sinh vật vùng triều dấu ấn đặc sắc của mình. Đó là cách sống có nhịp điệu , một nhịp điệu , một nhịp điệu rất nghiêm ngặt được xem như chiếc đồng hồ sinh học. Chẳng thế , một số loài cua , còng sống trên các bãi triều luôn thay đổi màu sắc bộ “áo khoác” của mình: khi nước lên thân còng có màu vàng , sáng, nhưng khi triều rút thân trở nên thẫm lại nhờ sự xuất hiện trên mai , trên còng những sắc tố màu đen . Hoạt động đổi màu của còng theo thủy triều được điều tiết bởi một loại hoocmon chứa trong cuống mắt . Nếu ta đem còng đến 1 địa điểm không có thủy triều , xa khỏi nơi vốn sống của nó, màu sắc trên thân vẫn biến đổi theo lịch trình cũ của thủy triều. Còng chỉ quên đi giờ giấc “thay đổi xiêm áo” của mình sau dăm ba tháng.
Một hiện tượng kỳ diệu khác người ta cũng bắt gặp trong sự sinh sản của loài cá suốt sống ở vùng biển Califonia , liên quan chặt chẽ với hoạt động của thủy triều . Trong những đêm không trăng, khi nước lớn cực đại của kì triều cường , đàn cá thành thục theo nước lên tận đỉnh triều sinh sản . Ở đấy con đực dùng đuôi khoét đất để làm nên những cái tổ cho con đẻ trứng. Đẻ xong, con cái lấp lại và đàn cá yên tâm , chẳng còn có kẻ nào lăm le “ăn trộm” trứng của mình, liền rời bãi đẻ ra biển. Những ngày tiếp sau, không có con nước triều nào có thể đạt tới bãi cá đẻ , trứng được ấp dưới sức nóng của ánh nắng mặt trời và trong cát ẩm rồi sau 14 ngày ấp, ấu trùng nở ra, khớp với ngày trăng tròn, khi con nước triều lên cực đại thứ 2 trong tháng vào bờ, ấu trùng theo nước ra biển, trở về sống với cha mẹ. Đến khi trưởng thành, đàn cá lặp lại con đường sinh sản của ông cha. Tập tính đẻ trứng theo nhịp nước triều dường như đã được mã hóa trong đời sống của loài cá nhỏ này, tương tự như tập tính di cư sinh sản của loài cá chình trên Đại Tây dương, cá mòi, cá cháy trên lĩnh vực sông Hồng và nhiều loài động vật như côn trùng, chim , thú khác.
Hoạt động sống của một loài giun dẹt sống ở bờ biển nước Anh cà Nauy liên quan chặt chẽ với tính nhịp điệu của thủy triều. Loài giun này sống cộng sinh với một loài khuẩn lam. Khuẩn lam này phân bố trong các tế bào biểu bì của giun nên đã trang điểm cho giun một màu vàng chanh rực rỡ. Không những thế , phần lớn đời sống của giun sống nhờ vào sản phẩm quang hợp của tảo cộng sinh , còn về phía mình , tảo lại sử dụng các sản phẩm di giun tiết ra để thực hiện quá trình quang hợp. Cuộc đời của 2 con vật gắn với nhau rất chặt chẽ , con nọ phải dựa vào con kia để tồn tại và phát triển, không nửa bước rời nhau. Chính vì vậy, ngày ngày, khi bắt đầu triều xuống, hàng triệu triệu con giun rời khỏi tổ , trải trên bãi cát vàng những “thảm cỏ xanh non”. Trong một số giờ trước khi triều lên, con giun tắm trong nắng, cốt để cho “người bạn vàng” của mình thỏa sức quang hợp, sản xuất ra nào là đường, tinh bột và những chất thiết yếu cho cả 2 sinh linh sống với nhau. Khi triều lên, nước ngập bãi cát, giun lại mang người bạn đời của mình xuống tổ, dưới những bãi cát vàng. Ngày ngày, những con giun , kẻ dệt nên những tấm nhung xanh, khi ẩn , khi hiện trên bãi cát theo nhịp điệu thủy triều cứ diễn ra như 1 ảo ảnh.
(Đại dương và những cuộc sống kì diệu - Vũ Trung Tạng)
Phong Cầm
[ATTACH]4375[/ATTACH] Chúc các bạn vui vẻ ^^!