THUỶ TRIỀU - NHỊP THỞ CỦA HÀNH TINH
Thủy triều gây ra do sự dao động mực nước của đại dương và thường được truyền từ khơi vào bớ , do đó, mỗi ngày ta thường thấy bãi biển khi thì ngập trong sóng nước, khi thì cạn khô, phơi ra dưới ánh nắng mặt trời. Bãi triều khi khô, khi cạn xảy ra rất đều , có nơi một lần, có nơi hai lần trong ngày và lần nước kế sau thường muộn hơn lần nước kế trước đó 54 hoặc 27 phút, tương ứng với số lần nước lên trong ngày . Ở những khoảng cách xa hơn trong vũ trụ, nhìn về Trái Đất, dường như ta thấy mặt đại dương lúc nâng cao, lúc hạ xuống phập phồng như lồng ngực thở đều vậy.
Thủy triều được tạo ra bởi lực hấp dẫn của các hành tinh, song trước hết là của Mặt Trăng, Mặt Trời, những thiên thể gần nhất với chúng ta. Trong hệ thống Trái Đất, 3 thiên thể này tác động lên nhau làm cho chúng biến dạng , tuân theo định luật Vạn vật hấp dẫn được Newton khám phá ra khi vô tình quả táo rơi trúng đầu ông. Sự biến dạng của trái Đất dễ nhận biết nhất chính là sự dao động mực nước trên các đại dương. Trong mối tương tác này , Mặt Trời và Mặt Trăng đều có những đóng góp riêng của mình , song Mặt Trời , mặc dù về khối lượng đồ sộ hơn Mặt Trăng nhiều lần nhưng lại ở cách hành tinh chúng ta khoảng 390 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng. Do vậy, Mặt Trăng hay chị Hằng, một vệ tinh nhỏ bé, kiều diễm của trái Đất lại có sức hấp dẫn mãnh liệt hơn nhiều và trở thành động lực chính làm cho Trái Đất phải xao xuyến đến mức hồi hộp , thở phập phồng theo ngày tháng và theo mỗi bước chân của chị lướt qua.
Trong hệ thống Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất, mỗi thiên thể đều quay theo quỹ đạo của riêng mình. Chị Hằng mỗi lần du ngoạn quanh Trái Đất hết gần 28 ngày, còn Trái Đất đi hết quãng đường quanh Mặt Trời phải mất 365,25 ngày. Trên con đường rong ruổi vô tận ấy, trong một tháng âm lịch hay đúng hơn là 28 ngày , thủy triều trên các đại dương có 2 lần dao động nhỏ nhất , lien quan vị trí của Mặt Trăng , Mặt Trời, Trái Đất di chuyển trong vũ trụ.
Thủy triều trên đại dương thực tế dao động không lớn , song khi truyền vào bờ làm cho mặc nước thay đổi đáng kể . Chẳng hạn, ở bờ biển Quảng Ninh , mực nước biển có thể lên , xuống trong khoảng trên 4m vào những ngày triều cường. Ở cửa Fandi (Canada) mức nước triều đạt đến con số kỉ lục – 18m. Do vậy , ở đấy người ta đã xây dựng một nhà máy điện chạy bằng năng lượng thủy triều , nguồn năng lượng sạch của tương lai. Trên hành tinh không phải chỗ nào cũng có hiện tượng thủy triều . Nhiều nơi như Địa Trung Hải, biển Bantic do không gian không lớn, lại hầu như cách biệt với đại dương nên sự dao động mực nước triều rất nhỏ, khó có thể phát hiện được. Chúng được xem như những biển không có thủy triều.
Chế độ thủy triều ở các vùng biển khác nhau cũng rất khác nhau phụ thuộc vào vị trí địa lí và điều kiện địa hình. Trong 24h, tùy từng nơi, ta thấy ở vùng ven biển có một hoặc 2 lần 24h, tùy từng nơi, ta thấy ở cùng ven biển có một hoặc 2 lần nước lại rút về biển.
Nơi nước chỉ lên 1 lần và xuống 1 lần trong ngày là nơi chế độ nhật triều, còn nơi nước lên 2 lần và xuống 2 lần trong ngày là nơi có chế độ bán nhật triều. Hơn thế nữa, chế độ thủy triều trên các vùng biển khác nhau cũng rất biến đổi dưới nhiều dạng, từ chế độ nhật triều hay bán nhật triều đều, nghĩa là sóng triều dao động rất đều đặn theo những pha hay những khoảng thời gian xác định trong một chu kì thủy triều, đến chế độ nhật triều hay bán nhật triều không đều và những dạng chuyển tiếp của chúng.
Thủy triều của biển Đông mang nhiều nét độc đáo và phức tạp so với các vùng biển và đạo dương khác trên thế giới. Ở đây, ta cũng gặp các dạng thủy triều khác nhau: nhật triều đều (không đều. Bán nhật triều thường không phổ biến trong các vùng của biển Đông mà chỉ xuất trong phạm vi hẹp ở một vài nơi như eo biển Đài Loan, xung quanh biển Thuận An (Thừa Thiên Huế). Ngược lại, khu vực nhật triều ít thấy ở các vùng biển và đại dương thế giới chiếm một diện tích khá rộng. Ở một số vùng như vịnh Bắc Bộ , vịnh Thái Lan và một số nơi khác ở biển Đông, chế độ nhật triều không đều xuất hiện khá phổ biến.
Hoạt động của thủy triều đóng vai trò quan trọng trong đời sống của biển cũng như trong mọi hoạt động sản xuất của con người. Bởi vậy, cư dân ở vùng ven biển thường ngắm trăng để đoán con nước , bấm giờ để đưa thuyền ra vào các luồng lạch và dong buồn ra khơi.
Mỗi lần triều lên, con nước ồ ạt đổ bờ. Nước dồn vào các cửa sóng để gây ra sự xâm nhập mặn vào dđất liền , mở ra những “ đại lộ” để nhiều loài sinh vật biển theo đó di cư sâu vào các cửa sông để sinh sản, kiếm ăn. Nước lên, các bãi triều ngập trong sóng nước .
Lấy tư liệu từ "Đại dương và những cuộc sống kì diệu" - Vũ Trung tạng.
Phong Cầm
(còn nữa)
View attachment 4360
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: