H
HuyNam
Guest
THƯƠNG MẠI DI ĐỘNG - ĐỊNH NGHĨA THƯƠNG MẠI DI ĐỘNG
- ĐTDĐ, đặc biệt là smartphone, đã trở thành công cụ truy cập Internet ngày càng quan trọng, và cũng được cá nhân hóa rất cao, đáp ứng yêu cầu tức thời. Ở VN, nếu nhìn TMĐT từ góc độ thông tin quảng bá, thì đã xuất hiện từ lâu, và ĐTDĐ rất phù hợp với xu hướng theo dõi tin tức thị trường, hàng hóa… trên internet, tạo ra sự tương tác nhiều hơn, và bên bán luôn có thể giao tiếp được với bên mua. Điều hạn chế là màn hình của ĐTDĐ nhỏ hơn, khó hiển thị được đầy đủ thông tin như máy tính. Tuy nhiên nếu nhà cung cấp dịch vụ thiết kế được giao diện ưu việt, chọn lọc thông tin tốt, thì sẽ tạo được lợi thế hơn để đến với người tiêu dùng.
Vậy các DN TMĐT tại VN đă chuẩn bị gì cho thời kỳ di động hóa TMĐT?
- Gần đây các DN chú ý hơn về việc tạo ứng dụng đưa lên ĐTDĐ nhưng lại tập trung chủ yếu vào mảng nội dung, chứ còn ít các ứng dụng mang tính tiện ích phục vụ nhiều cho cuộc sống, sinh hoạt.v.v… Nhiều DN đã tạo ra sự tương tác với người dùng nhưng hình thức tạo ra giao dịch chưa cao. DN rất muốn hướng đến giao dịch, thanh toán trực tuyến nhưng ở VN còn gặp nhiều rào cản.
Theo ông, những rào cản lớn nhất gây khó khăn để phát triển TMĐT trên điện thoại di động là gì?
- Thứ nhất là hành vi của người dùng. Người dùng chưa quen lắm với việc mua sắm và trả tiền qua mạng. Thứ hai là tâm lý lo ngại an ninh, bảo mật. Việc người dùng còn ngại giao dịch và thanh toán trực tuyến cũng một phần vì lo sợ không an toàn gây ra mất mát, thiệt hại cho họ.
Ngoài ra còn có thể thấy, hiện các ứng dụng chưa có cách phân phối đến người dùng di động hiệu quả. Sự cạnh tranh giữa các ứng dụng cũng ngày càng gay gắt vì trên mỗi ĐTDĐ chỉ sử dụng thường xuyên khoảng 20 ứng dụng. Những ứng dụng muốn lọt vào danh sách này ngày càng khó. Việc xử lý các đối tượng vi phạm bản quyền, làm ăn lậu… cũng chưa thật nghiêm, vì thế vẫn còn tồn tại sự cạnh tranh không lành mạnh.
Thực tế trên thị trường hiện nay có không ít loại hình dịch vụ được người dùng đón nhận và sử dụng rộng rãi. Trong hoàn cảnh khó khăn và còn nhiều rào cản như vậy, theo ông cần hướng vào những loại dịch vụ nào?
- VNG có ba mảng chính về mobile gồm mảng cộng đồng (Zalo), nội dung (Zing News, Zing MP3, ZingTivi…), TMĐT, và ngoài ra còn có một số tiện ích khác. Ở khối TMĐT, thời gian qua chúng tôi đă cung cấp ứng dụng 123Phim cho di động trước khi phát triển nền tảng web và đã đạt mức tăng trưởng rất khả quan. Đến nay, số lượt tải ứng dụng 123Phim đã hơn 100.000 lượt. 123Phim cung cấp sự tiện lợi, từ thông tin phim, rạp, mua vé, thanh toán, tìm rạp gần nhất.v.v… với sự sẵn sàng cao từ các đối tác.
Chúng tôi cũng đang đưa danh mục sản phẩm 123Mua từ web lên mobile với tính năng tìm shop ở gần nhất, hay dịch vụ bán thẻ cào qua mạng… Tuy nhiên, định hướng lâu dài của chúng tôi là tạo nền tảng để giúp các DN đưa thông tin và dịch vụ cũng như thanh toán trên di động đến người dùng chứ không chỉ tự kinh doanh.
123Phim đến nay có sự tăng trưởng khả quan. Từ đây có thể rút ra kinh nghiệm gì khi triển khai các ứng dụng TMĐT cho di động?
- Ý tưởng hay, giải pháp tốt nhưng chưa chắc triển khai thành công. Theo tôi, các ứng dụng TMĐT trên di động nên bắt đầu từ những nhu cầu thiết thực và có thể triển khai nhanh chóng, vì nếu không sẽ bị bắt chước rất nhanh. Một ứng dụng tốt nhưng để triển khai được lại phụ thuộc quá nhiều vào đối tác mà các đối tác đó thì lại chưa sẵn sàng, chậm chạp, thậm chí quan liêu…, thì sẽ khó thành công.