Thuật xử thế của cổ nhân

Kôn Linh

New member
Xu
0
TRÊN NÚI CAO CÓ CON THẦN ĐIỂU

Sở Mục Vương qua đời , con là Lữ lên ngôi lấy hiệu là Trang Vương. Trang Vương ở ngôi ba năm không có chút công lao gì với nước nhà , ngày nào cũng đắm mình trong tửa sắc và săn bắn. Trang Vương còn sai yết bảng trước ngọ môn :"Ai can vua sẽ bị chém".
Quan Đại phu Thân Vô Úy vào nói:
- Thần đến đây không phải để uống rượu , cũng không phải để nghe hát. Có người hỏi thần câu này :"Có một con chim lớn, lông có đủ sắc đẹp, đậu trên gò cao nước Sở đã ba năm nay, không thấy nó bay, cũng không nghe nó kêu, không biết đó là loại chim gì?"
Trang Vương hiểu Thân Vô Úy muốn can mình, cười và nói:
-Chim ấy không tầm thường đâu. Khi nó bay thì đến tận đỉnh trời, khi nó kêu mọi người đều khiếp vía.
Thân Vô Úy bèn lạy Sở Vương rồi lui ra. Nhưng Sở Vương vẫn tiếp tục chơi bời như cũ.
Một thời gian sau , có quan đại phu là Tô Tòng vào yết kiến Sở Trang Vương, khóc rống lên. Trang Vương hỏi:
- Sao ngươi khóc?
- Tôi khóc vì tôi sắp chết, lại khóc cho nước Sở sắp mất!
Vua hỏi tiếp:
- Nghĩa là sao?
Tô Tòng nói:
- Tôi muốn can đại vương, tất đại vương giết tôi. Tôi chết thì nước Sở
không còn ai can nhà vua nữa, nên Sở phải mất!
Sở Trang Vương nổi giần nói:
- Ta đã có lệnh hễ ai can ta là ta giết, nay ngươi vào can ta, chẳng ngu sao?
Tô Tòng nói:
- Ngu cũng chưa bằng đại vương!
Sở Trang Vương hét:
- Quân hỗn láo , sao dám nói càng?
Tô Tòng nói:
- Sự nghiệp của các Tiên Vương truyền đến ngày nay là một nước Sở hùng cường, thế mà có kẻ ngu xuẩn vì ham mê tửu sắc mà bỏ nó, khiến cho chư hầu đều phản, không ngu là gì? Đại vương giết tôi, đời sau sẽ gọi tôi là trung thần, cho đại vương là Kiệt , Trụ. Hết lời!
Sở Trang Vương nghe lời ấy lạnh toát cả người. Vội vàng đứng lên xin lỗi:
- Đại phu là bậc trung nghĩa ta nghe lời đại phu.
Nói rồi đập vỡ các đồ chơi, đuổi Trịnh nữ, Thái nữ, lập Phàn Cơ làm chánh cung. Ông nói:
- Tính ta ham săn bắn. Phàn Cơ thường can ta, nhưng ta không nghe.
Phàn Cơ không ăn thị các giống cầm thú đó, ấy là hiền nội của ta.
Từ đó Sở ngày một cường thình tiến lên hàng bá chủ.

BÀN
Đời sau lấy cái ý của Thân Vô Úy can Sở Trang Vương, thủ lãnh Lương Sơn Bạc là Tống Giang viết bài " Thần Điểu" diễn tả chí mình. Xin trích đoạn mở đầu:
Trên núi cao có con Thần Điểu
Ba năm qua bặt không tiếng kêu
Ngày hận mây trời che khuất bóng
Đêm buồn thỏ bạc rải thềm rêu
A ha! Thần Điểu con nương náu
Chờ ngày thét vỡ núi khe sâu
Vỗ cánh xé tan trời Bắc Khuyết
Nghiêng đầu đảo lồn chốn Ngao Châu
Thần Điểu ví chẳng rời non hiểm
Mặt nước Tâm Dương máu đỏ ngầu...
Có hai người can Sở Trang Vương nên thức ngộ: Thân Vô Úy dùng lời can theo phép ẩn dụ, Trang Vương hiểu được nhưng chưa chịu thay đổi ngay, còn Tô Tòng mắng xối xả vào mặt Trang Vương, Trang Vương cảm thấy lạnh mình, và thức ngộ ngay lập tức. Mới hay rằng, khuyên can người là một việc biết cách khuyên can hay không là việc khác. Vậy phải tùy theo tính khí mỗi người mà can. Sở Trang Vương sau này là một trong..Võ Lâm Ngũ Bá.

Sưu tầm
 
Trong diễn đàn này có một trường hợp tương tự như vậy. Cũng có một người mải chơi, hai người khác can mà không được. Giờ đọc bài này rút được kinh nghiệm quý báu. Cảm ơn tác giả. ;)
 
CÔNG TỬ LAN NƯỚC TRỊNH

Công tử Lan là em cùng cha khác mẹ với Trịnh Văn Công, nên bỏ sang Tấn làm quan. Trịnh Văn Công không phục Tấn quay qua tôn Sở. Tấn Văn Công nổi nổi giận gởi thư hẹn với Tần Mục Công đánh Trịnh.

Ngày khơi công Tấn Văn Công sai Lan kéo một toán quân đi hướng đạo. Lan Từ chối không đi , nói:
- Người quân tử tuy sống lưu vong nhưng vẫn không quên cố quốc, có đâu lại đem quân nước khác về đánh lại nước mình?

Tấn Văn Công không dám ép bèn cho Lan ở lại Tấn, tự mình dẫn quân đi.

LỜI BÀN
Thời Đông Châu về sau, những người hoàng tộc vì thời cuộc mà sống lưu vong ở nước người, hầu hết đều có mộng phục quốc. Những người ấy thà không ai giúp quân thì thôi, nếu có kẻ nào giúp quân cho, chắc chắn họ không bao giờ bỏ qua cơ hội. Không phải công tử Lan không có chí lớn, nhưng Lan là người quân tử xử sự hợp với chính đạo. Người như công tử Lan thật hiếm có trong đời. Cứ nhìn qua dòng lịch sử của loài người thì thấy rõ.

Sưu tầm
 
ANH EM TRỊNH TRANG CÔNG

Trịnh Khuất đột nối ngôi ( ở nước Trịnh ) lấy hiệu là Trịnh Vũ Công. Phu nhân là con gái thân hầu sinh được hai con Ngộ Sinh và Đoạn. Trong lúc sinh Ngộ Sinh phu nhân " đẻ ngược" , khiến bà đau ngất, mới đặt tên này. Vì vậy bà rất ghét Ngộ Sinh, còn Đoạn thì đẹp trai, khỏe mạnh khiến bà ngày càng yêu Đoạn hơn. Ngày đêm phu nhân ràng rịt Vũ Công nên truyền ngôi Thế tử cho Đoạn. Trịnh Vũ Công không nghe.
Trịnh Vũ Công qua đời, Ngộ Sinh nối ngôi lấy hiệu là Trịnh Trang Công. Phu nhân bảo Trang Công:
- Nên đem Chế ấp ra phong cho Đoạn!
Trang Công nói:
- Tiên vương có dặn không đem đất ấy phong cho ai cả!
- Vậy thì phong đất Kinh Thành cho Đoạn!
Trang công lặng thinh.
Phu nhân nổi giận nói:
- Nếu thấy khó thì đuổi nó đi đến xứ khác ăn xin!
Trang Công đành phải nghe lời mẹ phong đất Kinh Thành cho Đoạn. Từ đó Đoạn có tên là Kinh Thành Thái Thúc.
Phu nhân nói riêng với Đoạn:
- Con đến đó nên luyện tập binh mã. mẹ ở đây làm nội ứng, chờ dịp thuận tiện mẹ báo tin, con về đánh úp lấy mà làm vua, dẫu mẹ có chết cũng vui.
Trong lúc đó công tử Lã can Trang Công:
- Đoạn từ khi về Kinh Thành ngày nào cũng giả vờ đem binh lính đi săn, thật ra là đi thao luyện. Chúa công nên trị hắn đi!
Trang Công nói:
- Tội của em ta chưa rõ ràng, làm vậy e mẫu thân ta buồn vàg dân chúng sẽ dị nghị về ta.
Lã nói:
- Tôi có cách khiến cho mưu gian của Đoạn phải lộ.
Nói rồi liền thì thầm vào tai Trang Công mấy câu...
Hôm sau Trịnh Trang Công giả vào triều chầu vua để thám thính. Khương thị ( mẹ Trang Công ), liền cho người báo tin cho Đoạn biết. Đoạn sai con là Công Tôn Hoạt Vệ mượn quân, còn phần mình đem quân vào đất Trịnh.
Công tử Lã dò biết được liền đem quân đánh úp đất Kinh Thành. Trịnh Trang Công vào Kinh Thành kể tội Đoạn. Dân chúng ai cũng chê Đoạn bất nghĩa.
Còn Đoạn kéo quân đi giữa đường, nghe tin Kinh Thành có biến, biết mình mắc mưu thâm:
- Mẹ ta hại ta rồi
Nói xong rút gươm tự vận.

LỜI BÀN
Chuyện này đáng lấy làm bài học lớn cho các bậc cha mẹ. Con cùng một nhà mà đứa yêu đứa ghét làm sao tránh được những sự đau lòng phải xẩy ra? Đoạn chết là do Khương phu nhân có ác tâm. Giả sử Đoạn thành công, Trang Công chết,người đời kết luận sao về vụ án này? Có phải phu nhân giết con mình không? Dù Đoạn hay Ngộ Sinh chết, ta đều kết luận là bà Khương thị giết con!
Từ đây về sau những trường hợp tương tự xảy ra nhiều lắm. Trịnh Trang công biết thương mẹ và thương em, nhưng ông ở vào một tình thế khó xử, ta không trách ông được.
Người đời nay khi chia gia tài, ruộng đất cho con cái, hay vấp phải những trường hợp như thế này, nên lấy đó làm kinh nghiệm.

Sưu tầm
 
NUỐT ĐỈA

Tương truyền, có lần Sở Huệ Vương thời Xuân Thu ăn dưa muối, thấy một con đĩa. Sợ rằng việc này loan ra thì người đầu bếp sẽ bị tội , ông bèn lẳng lặng nuốt chửng con đĩa. Một lúc sau, ông thấy bụng quặn đau, không ăn cơm được. Khi những đại thần tới thăm, ông mới nói rõ nguyên do.

Sưu tầm
 
CHÂM KIM VÀO LƯỠI

Thời Bắc Chu ( 557-581 ) Hạ Đôn bị người ta hãm hại đến chết. Trước khi bị hành hình, ông nói với con trai là Hạ Nhược Bật: Ta phải chết vì nói năng không cẩn thận, con không thể không nhớ bài học này. Nói đoạn, bèn lấy kim đâm vào lưỡi con trai đến chảy máu, nhằm khuyên con trai sau này nói nắng thận trọng.

Sưu tầm
 
NUỐT ĐỈA

Tương truyền, có lần Sở Huệ Vương thời Xuân Thu ăn dưa muối, thấy một con đĩa. Sợ rằng việc này loan ra thì người đầu bếp sẽ bị tội , ông bèn lẳng lặng nuốt chửng con đĩa. Một lúc sau, ông thấy bụng quặn đau, không ăn cơm được. Khi những đại thần tới thăm, ông mới nói rõ nguyên do.

Sưu tầm

Mình nghĩ xử sự như vậy cũng không được. Tại sao ông ta làm "sếp lớn" mà lại sợ người đầu bếp sẽ bị tội, ông ta có thể gọi riêng đầu bếp vào để nhắc nhở...
 
Mình nghĩ xử sự như vậy cũng không được. Tại sao ông ta làm "sếp lớn" mà lại sợ người đầu bếp sẽ bị tội, ông ta có thể gọi riêng đầu bếp vào để nhắc nhở...
Theo mình nghĩ thì Sở Huệ Vương có dụng ý khác . Nếu ông ta nuốt con đĩa để người đầu bếp thoát tội thì sao lúc các đại thần vào thăm ông ta lại nói ra? Ý ông ta là muốn tỏ rõ lòng nhân của mình với mọi người . Làm chính trị được như ông vua này cũng thật khôn khéo .
 
Nguyên Chẩn trấn Vũ Xương, Chu Phục làm tùng sự. Có lần Chẩn bảo Phục cùng xướng hoạ, Phục gài trâm cầm hốt tới gặp Chẩn nói rằng " Tôi may được cùng đại nhân quen biết nên được cử, thật tình không biết làm thơ ". Chẩn nói " ông chân thật như vậy, còn giỏi hơn người biết làm thơ nhiều lắm ".

Sưu tầm
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top