Thuật ngữ Vật lý

black_justtry

New member
Xu
0
Thuật ngữ Vật lý

1. Acquy.
Acquy là nguồn điện hoạt động dựa trên phản ứng hóa học thuận nghịch, tích trữ năng lượng dưới dạng hóa năng (lúc nạp), rồi cung cấp năng lượng ấy dưới dạng điện năng (lúc phóng điện).
Có nhiều loại acquy khác nhau, phổ biến nhất là acquy axit, acquy kiềm, acquy kín. Mỗi loại sau khi nạp điện có một suất điện động nhất định, ví dụ như đối với acquy axit là 2,1V.
Dung lượng của acquy là điện lượng mà nó phát ra sau khi nạp đến lúc suất điện động giảm đến mức thấp nhất cho phép. Dung lượng được tính ampe giờ, 1 ampe giờ (Ah) = 3600 Culông (C).

2. Acquy axit
Acquy axit còn gọi là acquy chì, gồm những bản chì có lỗ nhúng trong dung dịch axit sunfuric. Những lỗ của cực dương được nhồi đầy chất Pb[SUB]3[/SUB]O[SUB]4[/SUB], những lỗ cực âm được nhồi chất PbO. Khi nạp điện, PbO bị khử mất oxi thành chì Pb, còn cực dương xuất hiện chì ôxit PbO[SUB]2[/SUB]. Khi phóng điện thì có các phản ứng hóa học ngược lại, và suất điện động giảm dần xuống 1,8V. Lúc đó, cần mang đi nạp điện, nến tiếp tục để cho acquy phóng điện thì sẽ làm hỏng acquy. Nếu biết cách bảo quản, sử dụng thì số lần nạp - phóng có thể tới vài trăm lần.

3. Acquy kiềm.
Acquy kiềm còn gọi là acquy sắt - niken, có cực dương làm bằng thép mạ niken nhồi niken hiđrôxit Ni(OH)[SUB]3[/SUB], cực âm làm bằng sắt xốp. Chất điện phân là dung dịch kiềm (KOH hay NaOH). Suất điện động của acquy là 1,3V. So với acquy axit cùng dung lượng thì acquy kiềm nhẹ hơn, ít phải bảo quản hơn.
Còn có loại acquy kiềm gọi là acquy cadimi - niken bì cực âm có nhồi thêm cadimi (nguyên tố hóa học thứ 48, kí hiệu Cd). Một loại khác là acquy bạc - kẽm cực dương bằng bạc, cực âm bằng kẽm ôxit.
Acquy kín là acquy kiềm rất nhỏ, đóng kín (dùng ngay cực làm vỏ bọc) dùng thay cho pin trong các đèn pin, dụng cụ điện tử.

4.Âm (âm thanh)
Âm mà tai ta nghe được là những sóng đàn hồi lan truyền trong các môi trường vật chất, có tần số từ 16 hec đến 20 kilôhec. Âm không truyền được trong chân không. Tai người cũng không nghe được các hạ âm có tần số nhỏ hơn 16 hec, và các siêu âm có tần số lớn hơn 20 kilôhec.
Tạp âm, như tiếng ồn, tiếng nổ… không có tần số xác định.
Nhạc âm, như tiếng hát, tiếng nhạc cụ… có tần số xác định.
Độ cao của âm là đặc trưng của âm do tần số quyết định. Những âm cao có tần số lớn; những âm trầm có tần số nhỏ. Âm nghe càng to nếu áp suất âm càng lớn, độ to của âm còn gọi là âm lượng. Hai âm có cùng độ cao và độ to, nếu do hai nhạc cụ khác nhau phát ra, thì tai nghe thấy khác nhau, ta nói rằng hai âm ấy có âm sắc khác nhau. Đó là vì tuy có cùng một tần số, tức là cùng chu kỳ, nhưng trong mỗi chu kỳ quy luật lao động của hai âm khác nhau.

5. Âm bản.
Ảnh của một vật thu vào phim hoặc kính ảnh trong đó những chỗ trắng trên vật thành ra đen và ngược lại. Ở âm bản của phim màu, các màu là màu phụ của màu trên vật (đỏ thành lục, và ngược lại, vàng thành lam, và ngược lại,…).

6. Ẩm kế
Dụng cụ dùng để xác định độ ẩm của không khí. Có nhiều loại ẩm kế khác nhau. Ẩm kế tóc dựa vào tính chất của sợi tóc, dài ra khi độ ẩm tăng và co lại khi độ ẩm giảm. Ẩm kế Ôguyxtơ hay ẩm kế bay hơi gồm có hai nhiệt kế giống nhau. Bầu của một nhiệt kế bọc vải nhúng trong chén nước. Nước bị vải hút lên, bay hơi, làm cho nhiệt độ của nó thấp xuống. Căn cứ vào độ chênh lệch nhiệt độ giữa hai nhiệt kế, có thể suy ra độ ẩm tương đối của không khí.7. Âm tầnTần số từ 16 hec đến 20 kilôhec, là tần số của các âm mà tai người nghe được.

8. Âm thoa.
Dụng cụ dùng để phát một âm có tần số (độ cao) chuẩn. Thường là một thanh thép đặc biệt uốn thành hình chữ U, gắn vào một cán đỡ.

9. Ampe kế.
Dụng cụ mắc nối tiếp trong mạch điện để đo cường độ dòng điện trong mạch đó. Ampe kế là một điện kế có mắc sơn. Tùy theo loại điện kế mà ampe kế thuộc các loại khác nhau: ampe kế từ điện (có khung quay) chỉ đo được dòng điện một chiều, ampe kế có sắt quay hay ampe kế nhiệt đo được cả dòng một chiều và dòng xoay chiều, v.v... Ampe kế có điện trở trong thật nhỏ để không ảnh hưởng đến dòng điện phải đo.
Miliampe kế là ampe kế dùng để đo những dòng điện rất nhỏ cỡ miliampe.

10. Ampe.giờ
Đơn vị điện lượng, có trị số bằng điện lượng mà dòng điện 1ampe tải qua tiết diện ngang của dây dẫn trong 1 giờ.
Kí hiệu: Ah.
1 (Ah) = 3600 (C).

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
11. Ăngten
Thiết bị gồm một hay nhiều vật dẫn điện, dùng để phát hoặc thu sóng vô tuyến điện. Các vật này thường là những thanh hoặc dây kim loại, có kích thước và được sắp xếp phù hợp với tính chất và nhiệm vụ của máy. Ví dụ ăngten máy thu hình thường có nhiều thanh song song định hướng (gọi là chấn tử) để thu và khuếch đại tín hiệu.

12. Ảnh
Ảnh của một điểm A cho bởi một dụng cụ quang học Q. Quang cụ này biến chùm ánh sáng nón phát ra đi từ A thành một chùm ánh sáng khác, nếu chùm này (gọi là chùm ló) thực sự hội tụ tại một điểm A' thì A' gọi là ảnh thực của A (hình).
Nếu chùm ló là phân kỳ, chỉ có các phần kéo dài của tia sáng trong chùm ấy hội tụ tại A' thì A' gọi là ảnh ảo (hinh).
Ảnh thực có thể hứng được trên màn, ảnh ảo không hứng đựơc trên màn nhưng nếu đặt mắt đón chùm ló thì trong thấy ảnh (do đó cũng có thể chụp được bằng máy ảnh).

13. Ánh sáng
Mắt nhìn thấy một vật nếu vật ấy phát ra ánh sáng đập vào mắt. Ánh sáng nhìn thấy này (thực ra ta nhìn thấy vật chứ không nhìn thấy bản thân ánh sáng) là các sóng điện từ có bước sóng từ 0,4µm đến 0,75µm. Ánh sáng theo nghĩa rộng còn bao gồm cả những sóng điện từ mà mắt không nhìn thấy được, như ánh sáng (tia) từ ngoại , ánh sáng (tia) hồng ngoại…Cũng như mọi sóng điện từ ánh sáng lan truyền trong chân không với vận tốc c=300000 km/s.
Vấn đề bản chất của ánh sáng được tranh cãi nhiều nhất trong lịch sử Vật lý học(thuyết hạt và thuyết sóng). Trong những điều kiện nhất định không thể coi ánh sáng là sóng, mà lại phải coi nó gồm các hạt (phôtôn). Ta nói rằng ánh sáng có lưỡng tính sóng - hạt.
Ánh sáng đơn sắc. Ánh sáng có bước sóng xác định. Gọi như vậy vì màu sắc của ánh sáng phụ thuộc vào bước l (hoặc tần số f = c/l). Màu đỏ, chẳng hạn, ứng với các bước sóng khoảng 0,75mm. Thực ra không thể tạo được ánh sáng tuyệt đối đơn sắc mà chỉ có thể tạo được ánh sáng có bước sóng nằm trong một khoảng nhỏ từ l + Dl đến l - Dl; Dl càng bé thì ánh sáng càng gần với ánh sáng đơn sắc.
Ánh sáng trắng. Ánh sáng gây ra cho con mắt cảm giác về màu như ánh sáng mặt trời – là tập hợp của rất nhiều bức xạ trong khoảng bước sóng nhìn thấy, gồm 7 màu quy ước (tím, chàm, lam, lục, vàng, da cam, đỏ). Hỗn hợp hai hoặc ba màu thích hợp cũng gây được cảm giác về ánh sáng trắng.
Ánh sáng phân cực. Sóng điện từ được đặc trưng bởi các vectơ điện trường và cảm ứng từ dao động trong mặt phẳng vuông góc với phương truyền. Nếu phương dao động là cố định thì ánh sáng được gọi là ánh sáng phân cực thẳng. Nếu phương dao động phân bố đều thì ánh sáng gọi là ánh sáng tự nhiên (không phân cực). Phần lớn các nguồn sáng phát ra gọi là ánh sáng tự nhiên. Ánh sáng mặt trời là ánh sáng tự nhiên.

14. Anion
Iôn mang điện tích âm. Gọi như vậy vì khi dòng điện đi qua dung dịch điện phân, aniôn đi về phía anốt. Aniôn được ký hiệu bằng ký hiệu hóa học có thêm 1 hoặc 2 dấu trừ tùy theo nó mang 1 hay 2 điện tích nguyên tố.
Ví dụ:SO[SUB]4[/SUB][SUP]--[/SUP]là aniôn mang 2 điện tích nguyên tố âm.

15. Anốt
1. Cực dương của nguồn điện.
2. Điện cực của bình điện phân, đèn điện tử hoặc các thiết bị điện khác nối với cực dương của nguồn điện.

16. Áp kế

Dụng cụ để đo áp suất chất lỏng và khí. Có nhiều loại áp kế. Trong áp kế cột chất lỏng (H. 3), áp suất phải đo được xác định bằng trọng lượng của một cột chất lỏng có đáy bằng một đơn vị diện tích và chiều cao bằng độ chênh lệch mực chất lỏng trong hai nhánh của ống thủy tinh.
Áp kế hộp gồm có một hộp kim loại kín đã rút hết không khí. Mặt hộp M mỏng và có gợn để dễ biến dạng (H. 4); nó được giữ bằng lò xo L. Độ biến dạng của mặt tỉ lệ với độ thay đổi áp suất ở ngoài hộp, là áp suất cần đo.
Áp kế dùng để đo áp suất khí quyển gọi là khí áp kế.

17. Áp lực.
Lực hoặc thành phần của lực tác dụng vuông góc với mặt bị ép.

18. Áp suất
Đại lượng có hướng của áp lực, có độ lớn bằng áp lực trên một đơn vị diện tích.
Đơn vị áp suất là paxcan, ký hiệu Pa hoặc N/m[SUP]2[/SUP]
Người ta còn dùng các đơn vị áp suất khác như: atmôtphe, bar, milimét thủy ngân,…

19. Áp suất âm.
Khi truyền trong một môi trường, sóng âm gây ra sự nén và giãn của môi trường, áp suất ở một điểm của môi trường dao động quanh vị trí tĩnh (khi không có âm). Biên độ, hay chính xác hơn, giá trị hiệu dụng của các dao động áp suất này gọi là áp suất âm ở điểm ấy. Cường độ của âm tỉ lệ với bình phương của áp suất âm.

20. Áp suất ánh sáng.

Áp suất mà ánh sáng tác dụng lên vật được rọi sáng. Áp suất này rất bé, cỡ mPa, nên mãi đến năm 1899, nhà vật lý học Nga Lêbêđep mới đo được bằng thí nghiệm tinh vi. Mặt phản xạ hoàn toàn ánh sáng chịu áp suất gấp đôi mặt hấp thụ hoàn toàn ánh dáng. Áp suất của ánh sáng mặt trời làm cho sao chổi bao giờ cũng hướng ngược về phía có Mặt Trời.
 
21. Áp suất hơi bão hòa.
Áp suất của hơi của một chất ở trạng thái cân bằng động với thể lỏng của chất ấy. Áp suất này chỉ phụ thuộc vào bản chất và nhiệt độ của chất hóa hơi.

22. Áp suất khí quyển.

Áp suất do khí quyển của Trái Đất tác dụng vào mọi vật đặt trong khí quyển, gọi tắt là khí áp. Vì khí áp ở một điểm được xác định bởi trọng lượng của cột không khí có chiều cao bằng khoảng cách từ điểm ấy tới giới hạn trên của khí quyển, nên khí áp giảm theo độ cao và thường được đo bằng chiều cao của cột thủy ngân trong khí áp kế thủy ngân. Ở mặt biển, khí áp gần bằng 760 mm thủy ngân. Áp suất bằng 760 mm thủy ngân gọi là áp suất tiêu chuẩn.
23. Áp suất riêng phần.
Áp suất mà một chất khí trong một hỗn hợp khí tạo ra khi một mình nó chiếm toàn bộ thể tích của hỗn hợp và ở cùng nhiệt độ như hỗn hợp .

24. Áp suất tĩnh.
Áp suất do khối chất lỏng (hay khí) đứng yên tác dụng vào mỗi diện tích nguyên tố trong chất ấy, hoặc lên thành bình chứa. Áp suất tĩnh ở một điểm chỉ phụ thuộc vị trí của điểm ấy chứ không phụ thuộc phương của diện tích nguyên tố bao quanh điểm. Nó bằng trọng lượng của cột chất lỏng (khí) có chiều cao bằng khoảng cách thẳng đứng từ điểm ấy đến mặt thoáng và có tiết diện bằng một đơn vị điện tích. Nếu chất lỏng (khí) chuyển động thì có cả áp suất tĩnh và áp suất động, trường hợp này áp suất tĩnh là áp suất trên diện tích nguyên tố nằm song song với vận tốc chất lỏng.

25.Áp suất toàn phầnÁp suất của một hỗn hợp khí (không tương tác hóa học với nhau). Nó bằng tổng các áp suất riêng phân (Định luật Đantơn).

26. Áp suất động, áp suất vận tốcTrong áp suất của chất lỏng chuyển động, áp suất động pđ – là phần áp suất mà chất lỏng gây ra do nó có vận tốc v.

27.Áp điện
Sự xuất hiện hiệu điện thế giữa hai mặt đối diện của một vài tinh thể khi làm biến dạng (nén hay căng) tinh thể theo phương vuông góc với các mặt. Ngược lại, nếu đặt một hiệu điện thế vào hai mặt của tinh thể áp điện thì tinh thể bị biến dạng. Điển hình của tinh thể áp điện là thạch anh (tiếng Anh quartz), có tần số dao động (co giãn) rất xác định, nên được dùng trong đồng hồ điện tử.

28.atmotphe tiêu chuẩn, atmôtphe vật lý.Đơn vị áp suất bằng 101325 Pa, ký hiệu atm. Nó cũng bằng áp suất gây ra bởi một cột thủy ngân cao 760 mm trong những điều kiện xác định. Atmôtphe tiêu chuẩn lớn hơn atmôtphe kỹ thuật một chút. X. t. Áp suất khí quyển.

29.tmôtphe, atmotphe kỹ thuật
Đơn vị áp suất của bảng đơn vị hợp pháp, bằng 98100 Pa, ký hiệu at. Có thể gọi 1/10 at là mét cột nước.

30.badơ

Một cực của tranzito (triôt bán dẫn), còn gọi là cực gốc.
 
31. bản (cực)
Hai vật dẫn đặt gần nhau, nhưng cách điện, hợp thành một tụ điện, mỗi vật là một bản cực. Bản cực thường là tấm, lá kim loại mỏng.


Các điện cực của acquy có dạng bản mỏng nên cũng gọi là bản cực.


32. bán kính Bo.

Bán kính quỹ đạo nhỏ nhất của êlectrôn trong nguyên tử hiđrô, tính theo mẫu nguyên tử Bo, bằng 5,292.10-11 m.


33. bán kính chính khúc.
Bán kính chính khúc R ở một điểm M của một đường cong là bán kính của vòng tròn mật tiếp với đường cong ở điểm ấy. Vòng tròn mật tiếp là giới hạn của vòng tròn đi qua 3 điểm N, M, P khi N và P tiến tới M (H. 7).


Nếu đường cong là một vòng tròn thì ở mọi điểm, bán kính của nó chính là bán kính chính khúc. Ở đoạn đường thẳng hoặc ở điểm uốn của đường cong, bán kính chính khúc vô cùng lớn.


34. bán kính quán tính, bán kính hồi chuyển

Nếu một vật rắn có khối lượng m và mômen quán tính I đối với một trục nào đó thì bán kính quán tính của vật đối với trục ấy là khoảng cách l từ trục đến một chất điểm có cùng khối lượng m và mômen quán tính I: I = m.l2.


35. bán kính vectơ
Véctơ gốc là gốc tọa độ O và ngọn là điểm đang xét M gọi là bán kính vectơ của điểm M. Các hình chiếu của bán kính vectơ xuống ba trục tọa độ là các tọa độ của điểm M.


36. bản mặt song song.
Bản trong suốt có hai mặt là mặt phẳng song song, cách nhau một khoảng d, làm bằng chất có chiết suất khác với chiết suất của môi trường trong đó ta đặt bản (H. 6). Nếu n là chiết suất tỉ đối của bản đối với môi trường thì ảnh A’ của điểm A qua bản bị dịch chuyển một đoạn , gần bản hơn nếu n > 1.


37. bản mỏng
Bản có độ dày rất nhỏ, cỡ bước sóng ánh sáng. Các tia sáng phản xạ lên hai mặt của bản giao thoa với nhau, điều này giải thích hiện tượng các màng xà phòng, các lớp dầu hỏa trên mặt nước… có màu sắc cầu vồng.

38. băng kép

Gồm có hai băng bằng kim loại khác nhau, có kích thước bằng nhau và hàn với nhau theo suốt chiều dài (H. 8). Khi nhiệt độ tăng, vì có hệ số nở khác nhau nên băng kép cong lại. Sự biến dạng này được ứng dụng để chế tạo máy điều nhiệt, rơle nhiệt… (Bình thường băng kép A tựa vào vít B và có dòng điện chạy, nếu nhiệt độ tăng quá mức đã định thì băng kép cong lên và ngắt mạch, nhiệt độ giảm thì băng kép lại đóng mạch).


39.băng từ

Băng nhựa có phủ một lớp chất sắt từ, dùng để ghi và phát âm. Qua micrô, âm thanh được biến đổi thành dòng điện âm tần, dòng điện này làm biến đổi từ trường của một nam châm điện (đầu từ). Băng từ đi sát vào rãnh của nam châm sẽ bị từ hóa và như vậy âm được ghi dưới dạng từ. Sự từ hóa này giữ được lâu và chỉ mất nếu bị xóa bởi một từ trường cao tần. Quá trình phát âm có các khâu ngược với ghi âm. Hình 9 là sơ đồ đầu tư ghi âm. Đi ngang qua nam châm 1, băng từ 2 bị từ hóa; các vùng nhiễm từ tự phát (đômen) lúc chưa ghi âm sắp xếp hỗn độn thì sắp xếp lại theo trật tự nhất định thể hiện âm cần ghi.


Nguyên tắc ghi âm trên đây cũng được áp dụng để ghi cả âm và hình lên băng từ hình, thường gọi là băng video. Vì có hai dải tần số khác nhau (âm và hình) nên máy video khá phức tạp, có 2 hoặc 4 đầu từ gắn vào một cái tang trống quay.


40.bánh đà

Bánh xe có khối lượng lớn lắp vào trục động cơ (tĩnh tại) để điều hòa chuyển động quay của trục động cơ. Vì có quán tính lớn, vận tốc của bánh đà thay đổi chậm, nó thu được động năng trong kỳ phát động và cung cấp động năng trong các kỳ thụ động của động cơ, làm cho động cơ chạy đều. Động cơ lắp trên các xe không cần có bánh đà vì bản thân xe đó có khối lượng lớn, đủ để điều hòa chuyển động.
 
41. bão từ
Biến đổi đột ngột và có cường độ lớn của từ trường Trái Đất, liên quan đến hoạt động của Mặt Trời.


42. bão từ 1


BÃO TỪ (MAGNETIC STORM)


+ Bão từ hay còn gọi là bão địa từ trên Trái Đất là những thời kỳ mà kim la bàn dao động mạnh. Nguyên nhân gây ra bão từ là do dòng hạt mang điện phóng ra từ các vụ bùng nổ trên Mặt Trời tác dụng lên các đường cảm ứng từ của Trái Đất. Trên một số hành tinh khác trong hệ Mặt Trời, nhất là các hành tinh có từ quyển (như Sao Thổ) cũng có hiện tượng tương tự.
+ Các quá trình được miêu tả như sau:
1.Các dòng hạt mang điện phóng ra từ Mặt Trời sinh ra một từ trường, có độ lớn vào khoảng 6.10-9tesla.


2.Từ trường này ép lên từ trường Trái Đất làm cho từ trường nơi bị ép tăng lên.


3.Khi từ trường Trái Đất tăng lên, từ thông sẽ biến thiên và sinh ra một dòng điện cảm ứng chống lại sự tăng từ trường của Trái Đất.


4.Dòng điện cảm ứng này có thể đạt cường độ hàng triệu ampe chuyển động vòng quanh Trái Đất và gây ra một từ trường rất lớn tác dụng lên từ trường Trái Đất.


5.Hiện tượng này tiếp diễn làm cho từ trường Trái Đất liên tục biến thiên và kim la bàn dao động mạnh.


+ Nếu hướng của từ trường trong tầng điện ly hướng về phía Bắc, giống như hướng của từ trường Trái Đất, bão địa từ sẽ lướt qua hành tinh của chúng ta. Ngược lại, nếu từ trường hướng về phía Nam, ngược với hướng từ trường bảo vệ của Trái Đất, các cơn bão địa từ mạnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới Trái Đất. Mặc dù khí quyển Trái Đất chặn được các dòng hạt năng lượng cao đến từ Mặt Trời này (gồm electron và proton), song các hạt đó làm xáo trộn từ trường của hành tinh, cụ thể là từ quyển, có thể gây ra rối loạn trong liên lạc vô tuyến hay thậm chí gây mất điện.
+ Các vụ phun trào khí và nhiễm điện từ Mặt Trời được xếp theo 3 cấp: C là yếu, M là trung bình, X là mạnh. Tùy theo cấp cao hay thấp mà ảnh hưởng của nó lên từ trường Trái Đất gây ra bão từ nhiều hay ít. Bão từ được xếp theo cấp từ G1 đến G5, G5 là cấp mạnh nhất. Theo nhiều nghiên cứu thì hiện nay các cơn bão từ xuất hiện nhiều hơn và mạnh hơn, điều này cho thấy rằng Mặt Trời đang ở vào thời kỳ hoạt động rất mạnh.
+ Bão từ là kết quả của quá trình hoạt động của mặt trời. Ngoài photon (ánh sáng) mặt trời còn phát ra vô số hạt tích điện như proton, hạt nhân heli (hạt α) và electron. Những hạt đó tạo thành gió mặt trời. Chúng bay đến vùng lân cận của Trái đất và tác dụng tương hỗ với từ trường Trái đất - tức là địa từ trường (ĐTT).
+ Hành tinh của chúng ta là một nam châm khổng lồ mà cực Nam và cực Bắc nằm ở gần hai địa cực. Càng gần các cực thì ĐTT càng mạnh. Các hạt tích điện bay từ Mặt trời, chịu ảnh hưởng của ĐTT, chạy xoay quanh đường sức của nó theo hình xoắn ốc và tạo thành lớp bức xạ nằm phía trên tầng khí quyển.


+ Nơi gần cực có các đường sức tiếp cận với Trái đất, các hạt tích điện tiếp xúc với bề mặt khí quyển, ion hóa lớp trên của nó nhờ đó mà chúng ta được chiêm ngưỡng hiện tượng phát quang ở vùng cực.


+ Khi Mặt trời tăng tần suất hoạt động thì các hạt tích điện tác dụng tương hỗ với ĐTT lớn hơn bình thường, sự cân bằng của ĐTT bị phá vỡ và cường độ của từ trường tăng lên. Hiện tượng cường độ của ĐTT đạt giá trị cao và gây tác động kéo dài thì gọi là hiện tượng bão từ.


+ Công tác dự báo và đo đạc bão từ dựa trên cơ sở quan sát các vết đen của Mặt trời. Vết đen là hố lớn hình phễu trên bề mặt Mặt trời nóng bỏng mà các hạt của plasma bay từ độ sâu thẳm và có nhiệt độ cao sẽ bay qua đó tớ Trái đất. Các loại hạt tích điện mất khoảng 1 đến 2 ngày mới tới được hành tinh của chúng và sẽ tác động đến ĐTT. Vết đen xuất hiện rồi lại biến mất. Đặc biệt có những vết lớn tồn tại hàng tháng. Nguồn phát ra các hạt tích điện có thể là một nhóm các vết đen nhỏ có thời gian tồn tại rất ngắn. Vì vậy, đối với loại này, dự báo lâu dài là không chính xác bởi có những vết đen mà lúc các nhà quan sát phát hiện ra lại có thể đã không còn tồn tại nữa.


+ Trên thế giới có nhiều cơ sở nghiên cứu tiến hành quan sát Mặt trời: Mỹ có NASA, Nga có Trường Đại học về Mặt Trời, Trường Đại học Địa từ và sóng bức xạ. Tại các cơ sở đó, người ta đo liên tục cái gọi là "địa từ đồ', trong đó biểu thị cường độ của ĐTT. Căn cứ vào kết quả đo đạc, người ta sẽ đánh giá mức độ tác động có liên quan đến bão từ.


+ Liệu ĐTT có tác động đến con người ? Đối với nhiều người thì víệc trả lời cho câu hỏi trên không hẳn là có. Có người cho nó là điều tưởng tượng vô lý. Số khác lại thường xuyên kêu đau đầu trong thời gian có bão từ. Nhưng không ai có thể phủ định việc chim có thể bị lạc hướng trong khi bay chuyển vùng do bị bão từ chi phối vì chúng định vị bằng từ trường.


+ Mặc dù mặt trời đang đi đến giai đoạn yên tĩnh nhưng các trận bão từ vẫn có thể xảy ra. Chu kỳ hoạt động của mặt trời là 11 năm và đã đạt đỉnh vào năm 2001 - khi mặt trời hoạt động cực mạnh và có rất nhiều bão từ. Dự báo tới năm 2007 mặt trời mới yên tĩnh hoàn toàn. Tính tới 11g30 (ngày 22/9), dữ liệu từ 4 đài địa từ ở Phú Thuỵ (Gia Lâm), Sa Pa (Lào Cai), Đà Lạt (Lâm Đồng) và Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu) cho thấy hoạt động của mặt trời hoàn toàn yên tĩnh, chưa có dấu hiệu bùng nổ sắc cầu mặt trời. Tuy vậy, theo kinh nghiệm thì trước các trận bão từ lớn, hoạt động của mặt trời thường cực kỳ yên tĩnh như thế.
+ Bùng nổ sắc cầu mặt trời là những vụ nổ lớn nhất trong Thái dương hệ và có thể giải phóng lực của nhiều quả bom hạt nhân 1 tỷ mega tấn. Bùng nổ sắc cầu giải phóng các chùm plasma khổng lồ trung hoà về điện của các hạt tích điện. Trên đường đi tới trái đất, các chùm này sẽ bao trùm lên trái đất, tác động với từ quyển trái đất, tạo ra hệ dòng điện tròn xung quanh trái đấtvà nó cũng gây ra bão từ.
@ Ảnh hưởng của bão từ tới sức khỏe con người:
+ Thời kỳ có bão từ là thời kỳ rất nguy hiểm cho người có bệnh tim mạch bởi vì từ trường ảnh hưởng rất mạnh đến hoạt động của các cơ quan trong hệ tuần hoàn của con người. Ngoài ra từ trường của Trái Đất cũng giúp cho một số loài động vật thực hiện một số chức năng sống của chúng như là chức năng định hướng do đó bão từ cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến sự sống của các loài này.
+ Đã nhiều năm nay, các nhà bác học quan tâm đến vấn đề ảnh hưởng của bão từ đối với sức khỏe con người. Một số chuyên gia cho rằng đây là vấn đề rất nghiêm trọng, ngược lại, một số người khác không đồng tình với ý kiến ấy. Tiến sĩ khoa học y khoa Yuri Gurfinkel, giám đốc một trong những bệnh viện lớn ở Moskva, đã nghiên cứu rất nghiêm túc vấn đề này trong vòng hơn 15 năm nay. Ông đã thống kê được rằng, trong những ngày có bão từ, số lượng bệnh nhân tim mạch tăng lên 25-30%. Trong thực tế con số này lớn hơn rất nhiều. Ông chỉ ghi chép tỉ mỉ những trường hợp xác định ngày mắc bệnh một cách chính xác. Sau đó, ông chuyển các số liệu ấy cho Viện địa từ, tầng iôn và tán xạ sóng radio thuộc viện Hàn lâm khoa học Nga. Ở đó người ta tiến hành đối chiếu các số liệu này với các chỉ số hoạt tính địa từ. Hóa ra, trước hoặc trong những ngày có bão từ, bệnh nhân nhiều gấp đôi so với những ngày đẹp trời. Và đây không chỉ là các ghi chép của ông. Các đồng nghiệp ở nhiều thành phố khác cũng có những kết quả quan sát tương tự.
+ Các cơn bão từ khác nhau về tần suất và cường độ. Hơi ngược đời một chút, nhưng ông nhận thấy rằng những cơn bão từ nhỏ nhiều khi lại tác động mạnh đến sức khỏe con người, hơn là những cơn bão từ lớn. Và bão từ đột ngột thường nguy hiểm hơn những cơn bão từ kéo đến dần dần. Nói chung, khoảng 85% bão từ ảnh hưởng đến cơ thể người theo từng mức độ khác nhau.
+ Luồng hạt bẩn sinh ra do các vụ nổ trên mặt trời sẽ xuống đến mặt đất sau khoảng 3 ngày đêm. Luồng này có ảnh hưởng xấu đến sự sống trên mặt đất. Tìm ra cơ chế ảnh hưởng này là nhiệm vụ chính của ông. Người ta đã lấy máu làm đối tượng nghiên cứu. Mấy năm gần đây xuất hiện giả thiết cho rằng tác nhân đầu tiên, đầu mối tiếp nhận tác động từ đối với cơ thể người là huyết cầu tố — chất protit có trong cấu tạo của tế bào máu. Trong thành phần của chất này có sắt. Trong cơ thể người liều lượng sắt là khoảng 4,5-5 gr, một nửa lượng này nằm trong các phân tử hồng cầu. Có lẽ vì vậy mà máu chính là yếu tố đầu tiên phản ứng trước sự thay đổi của luồng từ.
+ Trước hết, các nhà khoa học nghiên cứu các mao mạch trong hệ thống tuần hoàn máu. Những hồng cầu lưu chuyển trong các mao mạch này, đưa ô xy đi nuôi các mô, rồi cũng các hồng cầu này nhận thán khí và các sản phẩm trao đổi chất. Các nhà khoa học ở Viện thần kinh học nghiên cứu đặc tính lưu biến của máu, tức là tính lưu thông của máu, ở các bệnh nhân bị đột quỵ. Họ nhận thấy rằng trong khoảng thời gian một hai ngày trước khi có bão từ thì đặc tính lưu biến này bị biến đổi. Máu lưu thông chậm hẳn lại. Đỉnh điểm của hiện tượng này thể hiện trong ngày bão từ xuất hiện.
+ Nhà bác học đã sử dụng một thiết bị chuyên dụng để nghiên cứu máu của người bệnh một cách an toàn. Với sự hỗ trợ của máy này, họ khẳng định được rằng trong những ngày bão từ, quá trình trao đổi ô xy và các chất thải bị chậm lại. Trong mao mạch người khỏe mạnh máu lưu chuyển nhanh và đều đặn. Một ngày đêm sau khi bão từ xuất hiện, hồng cầu thường dính lại với nhau. Điều đó có nghĩa là chúng không thể dễ dàng chuyển ôxy cho các mô, và lúc đó hiện tượng thiếu ô xy bắt đầu. Đối với các bệnh nhân thiếu máu cục bộ thì thông thường các cơ tim đã không được cung cấp ô xy một cách đầy đủ. Có thể nói một cách hình tượng rằng trong những ngày bão từ, họ bị “hiệu ứng kép” thiếu ô xy, điều đó gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.
+ Để phòng ngừa các hồng cầu dính kết, các nhà khoa học khuyến cáo người bệnh nên dùng thuốc aspirin. Trong thời gian bão từ, liều lượng hiệu quả nhất là 200mg. Bằng việc theo dõi bệnh nhân trong suốt ngày đêm, họ đã ghi nhận sự rối loạn hoạt động của tim, đồng thời cùng việc đó họ cũng ghi lại các theo dõi về quá trình bão từ. Kết quả cho thấy rằng khi bão từ đạt mức tối đa thì tần suất co bóp tim của bệnh nhân tăng cao, trong một số trường hợp huyết áp của họ cũng bị tăng lên. Và rốt cục là xảy ra điều tệ hại nhất. Khi bão từ mạnh nhất, máy ghi nhận sự rối loạn nhịp tim khiến các tâm thất rung, cơ bóp nhanh, loạn nhịp, không đồng đều. Phản ứng như vậy dễ gây ra tử vong đột ngột cho những người bị bệnh tim mạch. Trong thực tế, ngay cả đối với những người khỏe mạnh, bão từ cũng gây ảnh hưởng trên toàn bộ các bộ hệ thống cơ thể: các cảm xúc, hoạt động thể lực và hoạt động trí tuệ…đều suy giảm. Tất nhiên, người khỏe mạnh thì sức đề kháng tốt hơn và quá trình hồi phục cũng nhanh chóng hơn so với người bệnh.
+ Ông Yuri Gurfinkel kết luận, ông đã theo dõi chừng 10 000 bệnh nhân. Trong số đó có khoảng 5000 người đã bị nhồi máu cơ tim.


43.Bão từ.


BÃO TỪ (MAGNETIC STORM)


+ Các yếu tố của từ trường Trái đất biến đổi hầu như cùng một lúc trên quy mô tòan cầu gọi là bão từ.


+ Bão từ hay còn gọi là bão địa từ trên Trái Đất là những thời kỳ mà kim la bàn dao động mạnh. Nguyên nhân gây ra bão từ là do dòng hạt mang điện phóng ra từ các vụ bùng nổ trên Mặt Trời tác dụng lên các đường cảm ứng từ của Trái Đất. Trên một số hành tinh khác trong hệ Mặt Trời, nhất là các hành tinh có từ quyển (như Sao Thổ) cũng có hiện tượng tương tự.


+ Các quá trình được miêu tả như sau:
1.Các dòng hạt mang điện phóng ra từ Mặt Trời sinh ra một từ trường, có độ lớn vào khoảng 6.10-9tesla.


2.Từ trường này ép lên từ trường Trái Đất làm cho từ trường nơi bị ép tăng lên.


3.Khi từ trường Trái Đất tăng lên, từ thông sẽ biến thiên và sinh ra một dòng điện cảm ứng chống lại sự tăng từ trường của Trái Đất.


4.Dòng điện cảm ứng này có thể đạt cường độ hàng triệu ampe chuyển động vòng quanh Trái Đất và gây ra một từ trường rất lớn tác dụng lên từ trường Trái Đất.


5.Hiện tượng này tiếp diễn làm cho từ trường Trái Đất liên tục biến thiên và kim la bàn dao động mạnh.


+ Ảnh hưởng của bão từ: gây ra rối loạn trong liên lạc vô tuyến hay thậm chí gây mất điện.


+ Công tác dự báo và đo đạc bão từ dựa trên cơ sở quan sát các vết đen của Mặt trời. Vết đen là hố lớn hình phễu trên bề mặt Mặt trời nóng bỏng mà các hạt của plasma bay từ độ sâu thẳm và có nhiệt độ cao sẽ bay qua đó tớ Trái đất. Các loại hạt tích điện mất khoảng 1 đến 2 ngày mới tới được hành tinh của chúng và sẽ tác động đến ĐTT. Vết đen xuất hiện rồi lại biến mất. Đặc biệt có những vết lớn tồn tại hàng tháng. Nguồn phát ra các hạt tích điện có thể là một nhóm các vết đen nhỏ có thời gian tồn tại rất ngắn. Vì vậy, đối với loại này, dự báo lâu dài là không chính xác bởi có những vết đen mà lúc các nhà quan sát phát hiện ra lại có thể đã không còn tồn tại nữa.


@ Ảnh hưởng của bão từ tới sức khỏe con người:
+ Thời kỳ có bão từ là thời kỳ rất nguy hiểm cho người có bệnh tim mạch bởi vì từ trường ảnh hưởng rất mạnh đến hoạt động của các cơ quan trong hệ tuần hoàn của con người. Ngoài ra từ trường của Trái Đất cũng giúp cho một số loài động vật thực hiện một số chức năng sống của chúng như là chức năng định hướng do đó bão từ cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến sự sống của các loài này.


+ Đã nhiều năm nay, các nhà bác học quan tâm đến vấn đề ảnh hưởng của bão từ đối với sức khỏe con người. Một số chuyên gia cho rằng đây là vấn đề rất nghiêm trọng, ngược lại, một số người khác không đồng tình với ý kiến ấy. Tiến sĩ khoa học y khoa Yuri Gurfinkel, giám đốc một trong những bệnh viện lớn ở Moskva, đã nghiên cứu rất nghiêm túc vấn đề này trong vòng hơn 15 năm nay. Ông đã thống kê được rằng, trong những ngày có bão từ, số lượng bệnh nhân tim mạch tăng lên 25-30%. Trong thực tế con số này lớn hơn rất nhiều. Ông chỉ ghi chép tỉ mỉ những trường hợp xác định ngày mắc bệnh một cách chính xác. Sau đó, ông chuyển các số liệu ấy cho Viện địa từ, tầng iôn và tán xạ sóng radio thuộc viện Hàn lâm khoa học Nga. Ở đó người ta tiến hành đối chiếu các số liệu này với các chỉ số hoạt tính địa từ. Hóa ra, trước hoặc trong những ngày có bão từ, bệnh nhân nhiều gấp đôi so với những ngày đẹp trời. Và đây không chỉ là các ghi chép của ông. Các đồng nghiệp ở nhiều thành phố khác cũng có những kết quả quan sát tương tự.


+ Các cơn bão từ khác nhau về tần suất và cường độ. Hơi ngược đời một chút, nhưng ông nhận thấy rằng những cơn bão từ nhỏ nhiều khi lại tác động mạnh đến sức khỏe con người, hơn là những cơn bão từ lớn. Và bão từ đột ngột thường nguy hiểm hơn những cơn bão từ kéo đến dần dần. Nói chung, khoảng 85% bão từ ảnh hưởng đến cơ thể người theo từng mức độ khác nhau.


+ Trước hết, các nhà khoa học nghiên cứu các mao mạch trong hệ thống tuần hoàn máu. Những hồng cầu lưu chuyển trong các mao mạch này, đưa ô xy đi nuôi các mô, rồi cũng các hồng cầu này nhận thán khí và các sản phẩm trao đổi chất. Các nhà khoa học ở Viện thần kinh học nghiên cứu đặc tính lưu biến của máu, tức là tính lưu thông của máu, ở các bệnh nhân bị đột quỵ. Họ nhận thấy rằng trong khoảng thời gian một hai ngày trước khi có bão từ thì đặc tính lưu biến này bị biến đổi. Máu lưu thông chậm hẳn lại. Đỉnh điểm của hiện tượng này thể hiện trong ngày bão từ xuất hiện.


+ Nhà bác học đã sử dụng một thiết bị chuyên dụng để nghiên cứu máu của người bệnh một cách an toàn. Với sự hỗ trợ của máy này, họ khẳng định được rằng trong những ngày bão từ, quá trình trao đổi ô xy và các chất thải bị chậm lại. Trong mao mạch người khỏe mạnh máu lưu chuyển nhanh và đều đặn. Một ngày đêm sau khi bão từ xuất hiện, hồng cầu thường dính lại với nhau. Điều đó có nghĩa là chúng không thể dễ dàng chuyển ôxy cho các mô, và lúc đó hiện tượng thiếu ô xy bắt đầu. Đối với các bệnh nhân thiếu máu cục bộ thì thông thường các cơ tim đã không được cung cấp ô xy một cách đầy đủ. Có thể nói một cách hình tượng rằng trong những ngày bão từ, họ bị “hiệu ứng kép” thiếu ô xy, điều đó gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.


+ Để phòng ngừa các hồng cầu dính kết, các nhà khoa học khuyến cáo người bệnh nên dùng thuốc aspirin. Trong thời gian bão từ, liều lượng hiệu quả nhất là 200mg. Bằng việc theo dõi bệnh nhân trong suốt ngày đêm, họ đã ghi nhận sự rối loạn hoạt động của tim, đồng thời cùng việc đó họ cũng ghi lại các theo dõi về quá trình bão từ. Kết quả cho thấy rằng khi bão từ đạt mức tối đa thì tần suất co bóp tim của bệnh nhân tăng cao, trong một số trường hợp huyết áp của họ cũng bị tăng lên. Và rốt cục là xảy ra điều tệ hại nhất. Khi bão từ mạnh nhất, máy ghi nhận sự rối loạn nhịp tim khiến các tâm thất rung, cơ bóp nhanh, loạn nhịp, không đồng đều. Phản ứng như vậy dễ gây ra tử vong đột ngột cho những người bị bệnh tim mạch. Trong thực tế, ngay cả đối với những người khỏe mạnh, bão từ cũng gây ảnh hưởng trên toàn bộ các bộ hệ thống cơ thể: các cảm xúc, hoạt động thể lực và hoạt động trí tuệ…đều suy giảm. Tất nhiên, người khỏe mạnh thì sức đề kháng tốt hơn và quá trình hồi phục cũng nhanh chóng hơn so với người bệnh.


44. bar
Đơn vị áp suất thường dùng trong khí tượng, bằng 105 Pa, gần bằng 1 atmôtphe. Ước: .


45. bất biến
Đại lượng không thay đổi đối với một phép biến đổi nào đó. Ví dụ gia tốc là bất biến đối với các hệ quy chiếu quán tính, vì nó không đổi khi ta thay hệ quy chiếu quán tính này bằng hệ quy chiếu quán tính khác.


Nếu một phương trình biểu diễn một định luật vật lý không đổi dạng trong phép biến đổi đang xét thì người ta cũng nói rằng định luật là bất biến đổi với phép biến đổi ấy. Ví dụ: Định luật II của Niutơn là bất biến đối với các hệ quy chiếu quán tính (nó giữ nguyên dạng khi đổi hệ).


46. bay hơi
Sự tạo thành hơi từ mặt thoáng của chất lỏng, xảy ra ở nhiệt độ bất kỳ dưới nhiệt độ sôi. Nếu chất lỏng đựng trong bình kín thì nó bay hơi cho đến khi áp suất hơi bằng một giá trị xác định cho từng nhiệt độ, gọi là áp suất hơi bão hòa.


47. ben(B)


Đơn vị không thứ nguyên của tỉ số hai đại lượng cùng loại P1/P2, ký hiệu B. Tỉ số 10 ứng với 1 ben, tỉ số 10x ứng với x ben, nghĩa là: x(B) = log P1/P2.


Thường dùng ước đexiben, ký hiệu dB; 1 dS = 0,1 B dùng trong Âm học, Điện học.


48. biến dạng
Sự thay đổi kích thước và hình dạng của các vật rắn khi chịu tác dụng của các lực. Nếu sau khi lực ngưng tác dụng, vật lấy lại kích thước và hình dạng ban đầu thì biến dạng gọi là biến dạng đàn hồi; nếu vật còn biến dạng, thì ta có biến dạng còn dư, ha biến dạng dẻo.


Có nhiều loại biến dạng: căng, nén, lệch, uốn, xoắn…


49. biến trở


Điện trở mà giá trị có thể thay đổi.


50.biến điệu

Sự biến đổi một đặc trưng (biên độ, tần số, hoặc pha) của một sóng điện từ cao tần (sóng mang của vô tuyến truyền thanh chẳng hạn) theo một sóng tín hiệu cần truyền đi (sóng âm tần của tiếng nói, nhạc. Trong hình 10, a là sóng mang; b là sóng tín hiệu; c là sóng mang đã biến điệu theo biên độ (điều biên): tần số không thay đổi, biên độ biến đổi theo sóng tín hiệu; d là sóng mang đã biến điệu theo tần số (điều tần): biên độ không đổi, tần số biến đổi theo sóng tín hiệu.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top