Rất ít thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi khối C là nhận định của nhiều trường THPT trên địa bàn Hà Nội. Thậm chí như trường THPT Nguyễn Gia Thiều chỉ 6 hồ sơ đăng ký dự thi khối C trong tổng số 1.980 hồ sơ.
Rất ít hồ sơ nộp vào khối C. Ảnh: Hồng Vĩnh
Công thức 2A + 1D
Đến hết ngày 10 - 4, hầu hết các trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội đều kết thúc việc nhận hồ sơ đăng ký dự thi của học sinh lớp 12. Tuy nhiên, lịch giao nhận hồ sơ của học sinh các trường tại Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ bắt đầu từ 11 - 4 cho đến hết tuần tới.
Theo chỉ định của Sở GD&ĐT Hà Nội, trường THPT Nguyễn Gia Thiều là đơn vị đầu tiên trong thành phố giao nộp hồ sơ tuyển sinh ĐH, CĐ 2010 của các học sinh lớp 12 cho Sở. Thống kê cho thấy, bình quân mỗi học sinh của trường nộp xấp xỉ ba hồ sơ.
Theo thầy Đặng Đình Đại, hiệu trưởng trường Nguyễn Gia Thiều, hầu như không có học sinh nào của trường chỉ nộp một bộ hồ sơ, những em nộp hai bộ hồ sơ cũng chỉ là số ít. Phổ biến là mỗi em nộp ba bộ hồ sơ.
“Hiện tượng nộp quá nhiều hồ sơ thường rơi vào những em có sức học làng nhàng mà không có mơ ước rõ rệt nào về ngành nghề sẽ theo đuổi”, thầy Đại nhận xét.
Về xu hướng chọn khối thi của thí sinh, thầy Đại cho biết: “Số hồ sơ đăng ký dự thi khối A chiếm tỉ lệ cao nhất (hơn 57%), tiếp theo là khối D (30,25%). Dẫu biết khối C sẽ ít em đăng ký dự thi nhưng tôi không ngờ số hồ sơ khối này ít đến thế, 6 hồ sơ!
Năm ngoái, dẫu sao cũng được hơn 20 hồ sơ đăng ký thi khối này. Công thức 2A + 1D là tình trạng phổ biến trong việc nộp hồ sơ của học sinh trường Nguyễn Gia Thiều. Nghĩa là, các em nộp hai hồ sơ vào một trường khối A, đến ngày thi sẽ quyết định dự thi trường nào; đồng thời nộp một hồ sơ vào trường khối D (vì khối A thi khác đợt với khối D), phần nhiều trong số những em này sẽ không thi khối D nữa nếu như biết chắc mình làm tốt bài khối A”.
Khối C có ít hồ sơ đăng ký dự thi là tình trạng khá phổ biến với nhiều trường THPT khác của Hà Nội. Chẳng hạn trường THPT Việt Đức cũng chỉ có 42 hồ sơ khối C trên tổng số 2.690 hồ sơ mà trường thu nhận. Trường này cũng là nơi có tỉ lệ hồ sơ ảo khá cao: bình quân mỗi học sinh nộp xấp xỉ 3,5 hồ sơ. Theo thầy Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng nhà trường, tỉ lệ này tương đương năm ngoái.
Tuy nhiên, nhiều hiệu trưởng trường THPT cho biết, do năm nay thí sinh khi nộp hồ sơ đăng ký dự thi phải nộp luôn cả tiền lệ phí thi nên số lượng hồ sơ mà những trường này thu nhận được giảm đáng kể so với mọi năm.
Chẳng hạn số hồ sơ bình quân của một học sinh trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông giảm xấp xỉ 1,0. Năm ngoái, bình quân mỗi học sinh của trường nộp 3,3 hồ sơ thì năm nay là 2,4. Hoặc trường THPT Đoàn Kết- Hai Bà Trưng cũng cho biết, năm nay bình quân một học sinh của trường nộp khoảng 2,4 hồ sơ trong khi năm ngoái là 2,7 hồ sơ.
Những trường THPT xa trung tâm Hà Nội và có đầu vào thấp (học lực trung bình của học sinh đa phần ở mức trung bình yếu) cũng thường là nơi nhận ít hồ sơ ảo của học sinh.
Chẳng hạn trường THPT Đại Cường (huyện Ứng Hòa) có gần 300 học sinh nhưng chỉ nhận được hơn 400 hồ sơ. Đa số học sinh của trường chỉ nộp một hồ sơ. Học sinh nào làm nhiều hồ sơ nhất cũng chỉ có 4 bộ và diện này cũng chỉ có khoảng hơn chục em (đều là học sinh lớp chọn). Cũng vì đa phần học sinh chỉ nộp một hồ sơ nên trong ngày 10-4, văn phòng nhà trường tấp nập học sinh đến xin đổi khối, ngành, trường thi.
Khối kinh tế lấn át
Xu hướng theo trào lưu thể hiện ở chỗ các em đổ xô đăng ký vào các trường thuộc khối kinh tế. Chẳng hạn ở trường Nguyễn Gia Thiều, trường ĐH Thương mại dẫn đầu về số lượng hồ sơ đăng ký dự thi của học sinh (208 hồ sơ).
Các trường nằm trong danh sách 10 trường được học sinh đăng ký dự thi nhiều nhất còn có ĐH Kinh tế Quốc dân (152 hồ sơ), Học viện Ngân hàng (113 hồ sơ), Học viện Tài chính (108 hồ sơ), ĐH Kinh doanh & Công nghệ (89 hồ sơ).
Hoặc ở trường Việt Đức, số hồ sơ đăng ký dự thi vào các trường khối ngành kinh tế lên đến 879, chiếm 33% tổng số hồ sơ mà trường thu nhận. Trong khi các trường khối ngành kỹ thuật cao nhất cũng chỉ dăm bảy chục hồ sơ mỗi trường (ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Giao thông Vận tải), số hồ sơ đăng ký vào các trường kinh tế là hàng trăm (ĐH Thương mại 218 hồ sơ, Học viện Ngân hàng 141 hồ sơ).
Tính thực tế thể hiện ở số hồ sơ đăng ký vào các trường vừa tầm khá cao ở một số trường THPT. Ví dụ như số hồ sơ thu nhận được nhiều nhất ở trường Đoàn Kết - Hai Bà Trưng là đăng ký vào các trường ĐH Mở Hà Nội với 220 hồ sơ, ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (trường này không tổ chức thi mà chỉ xét tuyển) 174 hồ sơ, ĐH Kinh doanh Công nghệ 152 hồ sơ, ĐH Công đoàn 125 hồ sơ.v.v...
Tuy nhiên, ngay với trường THPT này, việc nộp hồ sơ đăng ký dự thi của học sinh thực tế hơn nhưng vẫn bị trào lưu chuộng kinh tế chi phối.
Cô Nguyễn Thị Oanh, nhân viên văn phòng trường Đoàn Kết – Hai Bà Trưng cho biết: “Dù số hồ sơ đăng ký dự thi vào các trường khối ngành kinh tế có tiếng của học sinh trường Đoàn Kết giảm nhiều so với mọi năm nhưng trong khi nhập dữ liệu tôi nhận thấy số em đăng ký vào ngành kế toán vào các trường ĐH đa ngành là rất nhiều”.
Theo TPO.
Rất ít hồ sơ nộp vào khối C. Ảnh: Hồng Vĩnh
Đến hết ngày 10 - 4, hầu hết các trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội đều kết thúc việc nhận hồ sơ đăng ký dự thi của học sinh lớp 12. Tuy nhiên, lịch giao nhận hồ sơ của học sinh các trường tại Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ bắt đầu từ 11 - 4 cho đến hết tuần tới.
Theo chỉ định của Sở GD&ĐT Hà Nội, trường THPT Nguyễn Gia Thiều là đơn vị đầu tiên trong thành phố giao nộp hồ sơ tuyển sinh ĐH, CĐ 2010 của các học sinh lớp 12 cho Sở. Thống kê cho thấy, bình quân mỗi học sinh của trường nộp xấp xỉ ba hồ sơ.
Theo thầy Đặng Đình Đại, hiệu trưởng trường Nguyễn Gia Thiều, hầu như không có học sinh nào của trường chỉ nộp một bộ hồ sơ, những em nộp hai bộ hồ sơ cũng chỉ là số ít. Phổ biến là mỗi em nộp ba bộ hồ sơ.
“Hiện tượng nộp quá nhiều hồ sơ thường rơi vào những em có sức học làng nhàng mà không có mơ ước rõ rệt nào về ngành nghề sẽ theo đuổi”, thầy Đại nhận xét.
Về xu hướng chọn khối thi của thí sinh, thầy Đại cho biết: “Số hồ sơ đăng ký dự thi khối A chiếm tỉ lệ cao nhất (hơn 57%), tiếp theo là khối D (30,25%). Dẫu biết khối C sẽ ít em đăng ký dự thi nhưng tôi không ngờ số hồ sơ khối này ít đến thế, 6 hồ sơ!
Năm ngoái, dẫu sao cũng được hơn 20 hồ sơ đăng ký thi khối này. Công thức 2A + 1D là tình trạng phổ biến trong việc nộp hồ sơ của học sinh trường Nguyễn Gia Thiều. Nghĩa là, các em nộp hai hồ sơ vào một trường khối A, đến ngày thi sẽ quyết định dự thi trường nào; đồng thời nộp một hồ sơ vào trường khối D (vì khối A thi khác đợt với khối D), phần nhiều trong số những em này sẽ không thi khối D nữa nếu như biết chắc mình làm tốt bài khối A”.
Khối C có ít hồ sơ đăng ký dự thi là tình trạng khá phổ biến với nhiều trường THPT khác của Hà Nội. Chẳng hạn trường THPT Việt Đức cũng chỉ có 42 hồ sơ khối C trên tổng số 2.690 hồ sơ mà trường thu nhận. Trường này cũng là nơi có tỉ lệ hồ sơ ảo khá cao: bình quân mỗi học sinh nộp xấp xỉ 3,5 hồ sơ. Theo thầy Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng nhà trường, tỉ lệ này tương đương năm ngoái.
Tuy nhiên, nhiều hiệu trưởng trường THPT cho biết, do năm nay thí sinh khi nộp hồ sơ đăng ký dự thi phải nộp luôn cả tiền lệ phí thi nên số lượng hồ sơ mà những trường này thu nhận được giảm đáng kể so với mọi năm.
Chẳng hạn số hồ sơ bình quân của một học sinh trường THPT Lê Quý Đôn - Hà Đông giảm xấp xỉ 1,0. Năm ngoái, bình quân mỗi học sinh của trường nộp 3,3 hồ sơ thì năm nay là 2,4. Hoặc trường THPT Đoàn Kết- Hai Bà Trưng cũng cho biết, năm nay bình quân một học sinh của trường nộp khoảng 2,4 hồ sơ trong khi năm ngoái là 2,7 hồ sơ.
Những trường THPT xa trung tâm Hà Nội và có đầu vào thấp (học lực trung bình của học sinh đa phần ở mức trung bình yếu) cũng thường là nơi nhận ít hồ sơ ảo của học sinh.
Chẳng hạn trường THPT Đại Cường (huyện Ứng Hòa) có gần 300 học sinh nhưng chỉ nhận được hơn 400 hồ sơ. Đa số học sinh của trường chỉ nộp một hồ sơ. Học sinh nào làm nhiều hồ sơ nhất cũng chỉ có 4 bộ và diện này cũng chỉ có khoảng hơn chục em (đều là học sinh lớp chọn). Cũng vì đa phần học sinh chỉ nộp một hồ sơ nên trong ngày 10-4, văn phòng nhà trường tấp nập học sinh đến xin đổi khối, ngành, trường thi.
Khối kinh tế lấn át
Xu hướng theo trào lưu thể hiện ở chỗ các em đổ xô đăng ký vào các trường thuộc khối kinh tế. Chẳng hạn ở trường Nguyễn Gia Thiều, trường ĐH Thương mại dẫn đầu về số lượng hồ sơ đăng ký dự thi của học sinh (208 hồ sơ).
Các trường nằm trong danh sách 10 trường được học sinh đăng ký dự thi nhiều nhất còn có ĐH Kinh tế Quốc dân (152 hồ sơ), Học viện Ngân hàng (113 hồ sơ), Học viện Tài chính (108 hồ sơ), ĐH Kinh doanh & Công nghệ (89 hồ sơ).
Hoặc ở trường Việt Đức, số hồ sơ đăng ký dự thi vào các trường khối ngành kinh tế lên đến 879, chiếm 33% tổng số hồ sơ mà trường thu nhận. Trong khi các trường khối ngành kỹ thuật cao nhất cũng chỉ dăm bảy chục hồ sơ mỗi trường (ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Giao thông Vận tải), số hồ sơ đăng ký vào các trường kinh tế là hàng trăm (ĐH Thương mại 218 hồ sơ, Học viện Ngân hàng 141 hồ sơ).
Tính thực tế thể hiện ở số hồ sơ đăng ký vào các trường vừa tầm khá cao ở một số trường THPT. Ví dụ như số hồ sơ thu nhận được nhiều nhất ở trường Đoàn Kết - Hai Bà Trưng là đăng ký vào các trường ĐH Mở Hà Nội với 220 hồ sơ, ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (trường này không tổ chức thi mà chỉ xét tuyển) 174 hồ sơ, ĐH Kinh doanh Công nghệ 152 hồ sơ, ĐH Công đoàn 125 hồ sơ.v.v...
Tuy nhiên, ngay với trường THPT này, việc nộp hồ sơ đăng ký dự thi của học sinh thực tế hơn nhưng vẫn bị trào lưu chuộng kinh tế chi phối.
Cô Nguyễn Thị Oanh, nhân viên văn phòng trường Đoàn Kết – Hai Bà Trưng cho biết: “Dù số hồ sơ đăng ký dự thi vào các trường khối ngành kinh tế có tiếng của học sinh trường Đoàn Kết giảm nhiều so với mọi năm nhưng trong khi nhập dữ liệu tôi nhận thấy số em đăng ký vào ngành kế toán vào các trường ĐH đa ngành là rất nhiều”.
Theo TPO.