KHÍ HẬU THỪA THIÊN HUẾ
Khí hậu là một bộ phận quan trọng hợp thành của môi trường của một lãnh thổ. Nó có quan hệ trực tiếp tới mọi đối tượng kinh tế và xã hội. Biến đổi của khí hậu toàn cầu dẫn đến những thay đổi khu vực trước hết là cơ chế gió mùa, hiện tượng ENSO và các hoàn lưu địa phương khác.
Nhiều yếu tố khí hậu, thiên tai khí tượng mà tiêu biểu là ảnh hưởng của bảo có những thay đổi. Một hệ quả khác không thể không đề cập của biến đổi khí hậu toàn cầu là sự dâng lên của mực nước biển. Tất cả những thay đổi đó, tất yếu sẽ tác động không nhỏ đến vùng biển và duyên hải Việt Nam, trong đó có Thừa Thiên - Huế. Đánh giá những tác động này, trên cơ sở những dự báo biến đổi khí hậu toàn cầu và khu vực là hết sức cần thiết cho việc xây dựng các chiến lược ứng phó.
Dựa trên những kết quả nghiên cứu gần đây ở trong và ngoài nước kết hợp với việc phân tích nguồn số liệu quan trắc của một số trạm khí tượng thủy văn ở Thừa Thiên - Huế, có thể nhận xét như sau:
Nhiệt độ không khí
Mưa, lũ
Trong 100 năm qua lượng mưa trung bình năm có sự biến động mạnh mẽ: bên cạnh những thập kỷ mưa nhiều như thập kỷ 20, 40 và 90 là những thập kỷ mưa ít như 30, 70 và 80. Do vậy những dị thường đã gây ra lũ lụt và xảy ra xen kẽ nhau và ngày càng nhiều hơn. Nếu như những năm 1928, 1953, 1975, 1983 và 1999 là những năm lũ lụt lớn thì những năm 1977, 1993-1994, 1997-1998 bị hán hán nghiêm trọng. Những năm bị hạn thường là những năm có hiện tượng El Nino và những năm lũ lụt nhiều có liên quan đến hiện tượng La Nina.
Bão
Trong thời kỳ 1891-2000(110 năm), trung bình mỗi năm có 4,74 cơn bão và ATNĐ ảnh hưởng đến Việt Nam và 0,79 cơn ảnh hưởng đến Thừa Thiên - Huế, nhưng nếu lấy trung bình từ 1954 đến 2002 thì số cơn ảnh hưởng đến Việt Nam tăng lên 6,1 cơn và ảnh hưởng đến Thừa Thiên - Huế là 0,87 cơn.
Mực nước biển
Đối với ven biển miền Trung cũng thấy xu thế tăng lên của mực nước biển, tuy nhiên mức độ nhỏ hơn. Theo tính toán của các tác giả đến năm 2010 mực nước biển Đông có thể cao hơn mực nước biển của năm 1990 từ 3 đến 15cm. Dựa vào nguồn số liệu hiện có, kết quả phân tích nêu trên đã phản ánh những nét đặc thù của biến đổi khí hậu ở Thừa Thiên - Huế. Từ những phân tích trên có thể đưa ra một số nhận định cho những thập kỷ tiếp theo như sau: + Nhiệt độ không khí trung bình năm ở Thừa Thiên - Huế trong những thập kỷ qua không có dấu hiệu tăng lên rõ rệt tuy nhiên trong những thập kỷ gần đây thường xảy ra nhiều đợt nắng nóng hoặc rét đậm.
+ Lượng mưa trên toàn lãnh thổ Thừa Thiên - Huế có những thay đổi. Cường độ mưa sẽ tăng khoảng 5-10%. Những dị thường dẫn đến lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn sẽ nhiều hơn.
+ Ảnh hưởng của bão tăng ít, mùa bão có thể đến sớm hơn và kết thúc muộn hơn. Cường độ bão có thể mạnh thêm, thể hiện qua tốc độ gió mạnh và cường độ mưa lớn.
+ Dòng chảy lũ có xu thế tăng do cường độ mưa tăng
+ Mực nước biển sẽ tiếp tục dâng cao thêm khoảng 30-90cm đến cuối thế kỷ này so với hiện nay.
Trung bình hàng năm ở Thừa Thiên - Huế chịu ảnh hưởng của 4-5 trận lũ trên báo động II và 2,3 trận lũ trên báo động III. Những năm chịu ảnh hưởng của La Nina số lượng lũ tăng lên và đỉnh lũ cao hơn rõ rệt như những năm 1975, 1995, 1998 và 1999. Trong khi đó những năm chịu ảnh hưởng của hiện tượng El nino ít lũ hơn và đỉnh lũ thấp như các năm 1982, 1987, 1991,1994 và 1997.
ST