Thư viện đề thi sinh 9

Thach Thao

New member
Xu
0
THƯ VIỆN ĐỀ THI 9



Cuộc thi :KỲ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP THÀNH PHỐ
Năm thi: 2009-2010
Giới hạn đề: toàn bộ chương trình 8 +9
Thời gian làm bài :150 phút ( không kể thời gian phát đề)
Trường của bạn :
Quận của bạn:
Thành phố của bạn :THÀNH PHỐ CAO LÃNH



Câu 1: (3 điểm)
AIDS là gì? Nêu các con đường lây nhiễm HIV và đề xuất các biện pháp phòng tránh. Theo em chúng ta nên có thái độ và cách cư xử như thế nào đối với người bị nhiễm HIV/AIDS?

Câu 2: (2,5 điểm)
Thế nào là phản xạ có điều kiện, phản xạ không điều kiện? Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện có những điểm khác nhau nào? Nêu các bước thành lập một phản xạ có điều kiện ở động vật.

Câu 3: (2,5 điểm)
Sự tổng hợp phân tử ARN được diễn ra như thế nào? Nêu vai trò của các loại ARN trong quá trình tổng hợp prôtêin.

Câu 4: (2,5 điểm)
Kỹ thuật gen là gì? Nêu các khâu cơ bản của kỹ thuật cấy gen. Công nghệ gen được ứng dụng như thế nào trong đời sống và sản xuất?

Câu 5: (3 điểm)
Trình bày cơ chế xác định giới tính ở người. Vì sau trên thực tế sự phân hóa giới tính ở người nói riêng và ở động vật nói chung là không đều nhau?

Câu 6: (3 điểm)
Cho hai gen có chiều dài bằng nhau.
Khi phân tích gen I người ta thấy trên mạch đơn thứ nhất có sô nuclêotic loại A là 200, loại G là 400; trên mạch đơn thứ hai có số nuclêotic loại A là 400, loại G là 500. Gen II có 3600 liên kết hiđrô
Tính số lượng, tỉ lệ phần trăm các loại nuclêotic của mỗi gen.

Câu 7: (3,5 điểm)
Ở cây hoa Dạ lan hương, hoa màu đỏ là tính trạng trội không hoàn toàn so với tính trạng hoa trắng. Biết tính trạng màu hoa do 1 cặp gen qui định. Hãy xác định màu hoa của các phép lai sau:
a. Hoa đỏ x Hoa đỏ.
b. Hoa đỏ x Hoa hồng.

c. Hoa đỏ x Hoa trắng.
d. Hoa hồng x Hoa hồng.

e. Hoa hồng x Hoa trắng.
f. Hoa trắng x Hoa trắng.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Câu 1: (3,5 đ)
1) Hãy so sánh quá trinhf tự nhân đôi ADn với quá trình tổng hợp ARN. Vì sao ARN được xem là bản sao của gen cấu trúc?

2) Hãy so sánh quá trình giảm phân và nguyên phân.

Câu 2: (3,5 đ)
1) Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa đột biến NST và đột biến gen.

2) Nếu tế bào lưỡng bội bình thường có 2n NST, thì số NST có trong tế bào của những trường hợp sau là bao nhiêu:
a) Thể không nhiễm.
b) Thể một nhiễm.
c) Thể ba nhiễm.
d) Thể ba nhiễm kép.
e) Thể tứ bội.
f) Thể một nhiễm kép.

Câu 3: (2 đ)
1) Sự di truyền nhóm máu A, B, O, AB ở người do ba gen sau chi phối:I(A), I(B), I(O). Hãy xác định các kiểu gen qui định sự di truyền các nhóm máu trên.

2) Người ta nói bệnh đao là bệnh có thể xảy ra ở cả nam và nữ, còn bệnh mù màu và bệnh máu khó đông là bệnh ít biểu hiện ở nữ, thường xảy ra ở nam.Vì sao?

Câu 4 : (2,5 đ)
Hãy nêu tóm tắt các bước tiến hành để tạo ra chủng vi khuẩn E.coli sản xuất hoocmôn Insulin dùng làm thuốc chữa bệnh *** tháo đường ở người. Tại sao muốn sản xuất một lượng lớn Insulin ở người, người ta lại chuyển gen mã hoá Insulin ở người vào vi khuẩn đường ruột (E.coli)?

Câu 5 : (2,5 đ)
1) Giới hạn sinh thái là gì? Được xác định và phụ thuộc vào những yếu tố nào? Hình thành trong quá trình nào?

2) Vì sao nói giới hạn sinh thái lại ảnh hưởng đến vùng phân bố của sinh vật?

Câu 6 : (3đ)
Ở một loài thực vật: khi lai hai cây thuần chủng với nhau thu được 100% quả bầu dục, ngọt. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau, ở F2 giả thiết thu được tỉ lệ sau đây:
6 bầu dục, ngọt: 3 tròn, ngọt: 3 dài , ngọt: 2bầu dục chua: 1 tròn chua:1 dài chua.
Hãy biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.

Câu 7 : ( 3đ)
Ở một loài sinh vật, trong quá trình phát sinh giao tử có khả năng tạo ra 1048576 số loại giao tử( khi không xảy ra trao đổi chéo và xảy ra đột biến ở các cặp NST).Nếu các tinh bào bậc 1 và noãn bào bậc 1 của loài sinh vật này coa số lượng bằng nhau cùng tiến hành giảm phân đã tạo ra các tinh trùng và trứng chúa tất cả 1600 NST. Các tinh trùng và trứng tham gia thụ tinh tạo ra 12 hợp tử. Hãy xác định:

a) Bộ NST 2n của loài.

b) Hiệu suất thụ tinh của trứng và tinh trùng.

c) Số NST mà môi trường cung cấp cho mỗi tế bào mầm sinh dục đực và mầm sinh dục cái để tạo ra số tinh trùng và số trứng trên.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Cuộc thi : HSG sinh 9
Năm thi:2009
Giới hạn đề : toàn bộ chương trình
Thời gian làm bài : 150 phút
Huyện : Krông Năng - Tây Nguyên


Câu 1 : (3 điểm)
Nêu đặc điểm di truyền của các bệnh di truyền ở người? Trình bày các nguyên nhân và đề ra các biện pháp hạn chế các bệnh và tật di truyền ở người?

Câu 2: (3 điểm)
Thể đa bội là gì? Nguyên nhân phát sinh thể đa bội? Giải thích cơ chế phát sinh của thể tam bội?

Câu 3: (2 điểm)
Một đoạn ARN có cấu trúc như sau:
- A – U – G – G – A – X – G – A – U – X – G – U – X – A – X –
a. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của đoạn gen đã tổng hợp nên đoạn mạch ARN nói trên?
b. Nếu đoạn ARN trên tổng hợp nên prôtêin thì chuỗi axit amin hoàn chỉnh có bao nhiêu axit amin?

Câu 4: (4 điểm)
Cho hai giống lúa thuần chủng thân cao, hạt bầu và thân thấp, hạt dài thụ phấn với nhau thu được F1. cho F1 tiếp tục thụ phấn với nhau, F2 thu được 20000 cây, trong đó có 1250 cây thấp hạt bầu.
a. Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2. Xác định số lượng trung bình của các kiểu hình còn lại ở F2?
b. Cho cây F1 lai phân tích thì tỉ lệ phân li kiểu hình của phép lai như thế nào?

Câu 5: (2 điểm)
Ở một loài động vật cá thể đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể cái XY. Quá trình thụ tinh tạo ra một số hợp tử có tổng số nhiễm sắc thể đơn là 720.Trong đó 1/12 là nhiễm sắc thể giới tính, số nhiễm sắc thể X gấp 2 lần số nhiễm sắc thể Y.
Xác định số cá thể đực và cá thể cái được hình thành từ nhóm hợp tử trên, biết tỉ lệ hợp tử XX phát triển thành cơ thể là 7/10.
Tỉ lệ hợp tử XY phát triển thành cơ thể là 40%.

Câu 6 : (3 điểm)
1. Nêu các yếu tố và cơ chế đảm bảo tính đặc trưng và ổn định của ADN ở mỗi loài sinh vật
2. Vì sao tính đặc trưng và ổn định của ADN chỉ có tính chất tương đối ?

Câu 7: (3 điểm)
Dựa vào yếu tố nào để phân chia động vật thành hai nhóm động vật biến nhiệt và động vật hằng nhiệt? Trong hai nhóm động vật này, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao? Động vật biến nhiệt có những tập tính nào có lợi cho chúng khi nhiệt độ môi trường thay đổi?
…………HẾT………….
 
Đề thi Phan Bội Châu chuyên sinh .Tỉnh Nghệ An
Năm 2009-2010
Thời gian : 150 phút




Câu 1: (2, 75 điểm) Cho 3 cặp gen nằm trên 3 cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau kí hiệu: A, a; B, b; D, d; mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn.
1. Cho cây mang 3 tính trội lai phân tích. Xác định kiểu gen P?
2. Cho một cây có kiểu gen AaBbDd lai với cây có kiểu gen AabbDd tạo F1.
a. Xác định số kiểu gen và tỷ lệ kiểu gen F1 (không yêu cầu viết cụ thể kiểu gen)?
b. Xác định tỷ lệ kiểu gen mang 2 tính trạng trội và 1 tính trạng lặn ở F1(không yêu cầu viết cụ thể kiểu gen)?
c. Cho 2 cây mang 3 cặp gen nói trên giao phấn với nhau được thế hệ lai có tỷ lệ kiểu hình 3:3:1: 1. Hãy xác định kiểu gen của P?

Câu 2: (1 điểm) Hiện tượng di truyền liên kết đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen như thế nào?

Câu 3: (0, 75 điểm) Vì sao đột biến thường có hại cho sinh vật? Tại sao nói tính có hại của đột biến gen chỉ là tương đối?

Câu 4: ( 0, 5 điểm) Cho thế hệ G0 có 4 cây, trong đó 1 cây có kiểu gen AA, 2 cây Aa, 1 cây aa tự thụ phấn liên tiếp qua 4 thế hệ. Sau 4 thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu gen của quần thể sẽ như thế nào?

Câu 5: (1, 25 điểm) Một cặp bố mẹ bình thường đã sinh một con gái mắc bệnh Tớcnơ.
1. Giải thích và viết sơ đồ cơ chế phát sinh trường hợp trên?
2. Nếu người bố trong quá trình giảm phân, một số tế bào có hiện tượng cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li ở lần phân bào 2.
Xác định nhiễm sắc thể giới tính của các loại tinh trùng mà người đó có thể tạo ra?

Câu 6: (1 điểm) Trong phép lai giữa 2 dòng thuần khác nhau nhận thấy: thế hệ F1 có ưu thế lai lớn nhất, ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ F2, F3...
Hãy giải thích tại sao lại có hiện tượng trên?

Câu 7: (1, 25 điểm) Một quần xã có các sinh vật: cỏ, bọ rùa, ếch, rắn, châu chấu, đại bàng, vi khuẩn, chó sói, gà rừng, hươu, sư tử.
1. Vẽ lưới thức ăn của quần xã?
2. Người ta có kế hoạch tiêu diệt toàn bộ số sư tử và đại bàng trong quần xã nêu trên. Em có ý kiến gì về vấn đề này?
Một số gợi ý: bọ rùa, châu chấu ăn cỏ; ếch ăn bọ rùa, châu chấu; rắn ăn ếch, châu chấu; chó sói ăn thịt gà...

Câu 8: (0, 75 điểm) ở một loài động vật, cá thể đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể cái XY. Quá trình thụ tinh tạo ra một số hợp tử có tổng số nhiễm sắc thể đơn là 720, trong đó 1/12 là nhiễm sắc thể giới tính, số nhiễm sắc thể X gấp 2 lần nhiễm sắc thể Y.
Xác định số cá thể đực và cá thể cái được hình thành từ nhóm hợp tử trên, biết tỷ lệ hợp tử XX phát triển thành cơ thể là 7/10, tỉ lệ hợp tử XY phát triển thành cơ thể là 40%.

Câu 9: (0, 75 điểm) Một tế bào sinh tinh có 4 cặp nhiễm sắc thể tương đồng kí hiệu AaBbDdEe giảm phân. Viết kí hiệu nhiễm sắc thể ở kì đầu I, kì cuối I giảm phân
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Cuộc thi :
KỲ THI HỌC SINH GIỎI THCS NĂM HỌC 2009-2010
Năm thi:2009-2010
Giới hạn đề :toàn bộ chương trình
Thời gian làm bài : 150 phút
Trường của bạn (đề thi lấy từ trường nào )
Quận của bạn(đề thi lấy từ quận nào ):
Thành phố của bạn ( của đề thi lấy từ thành phố nào )::HUYỆN EA H’LEO





Câu 1: Nêu sự khác nhau qua các kì của quá trình nguyên phân và giảm phân?

Câu 2: Có 4 tế bào sinh dưỡng A,B,C,D của một loài phân bào nguyên nhiễm tạo tổng cộng 60 tế bào con, số đợt phân bào của các tế bào lần lượt hơn nhau một đợt.
a/ Tính số lần phân bào của mỗi tế bào sinh dưỡng trên.

b/ Tính số tế bào con được tạo ra từ mỗi tế bào.

Câu 3 : Phân tử hemoglobin trong hồng cầu người gồm 2 chuỗi polipeptit α và 2 chuỗi polipeptit β . Gen quy định tổng hợp chuỗi α ở người bình thường có G = 186 và có 1068 liên kết hidro. Gen đột biến gây bệnh thiếu máu (do hồng cầu hình lưỡi liềm) hơn gen bình thường một liên kết hidro nhưng 2 gen có chiều dài bằng nhau.
a/ Xác định dạng đột biến? Đột biến liên quan đến mấy cặp Nuclêôtit? Vì sao?

b/ Tính số Nuclêôtit mỗi loại trong gen bình thường và gen đột biến? c/ Tính số lượng các axit amin của chuỗi polipeptit được tổng hợp từ gen bình thường và gen đột biến.

Câu 4. Một gen có tích hai loại nuclêotit bổ sung cho nhau bằng 4% tổng số Nuclêôtit của gen.
a/ Tính tỉ lệ % từng loại Nuclêôtit của gen.

b/ Nếu số Nuclêôtit loại T của gen là 630. Xác định số Nuclêôtit mỗi loại của gen.

Câu 5: Ở lúa : Gen A quy định cây cao, gen a quy định cây thấp.
Gen B quy định hạt tròn, gen b quy định hạt dài.
Cho lai hai giống lúa với nhau, đời con F1 thu được 4 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ :
37,5% cây cao, hạt tròn.
37,5% cây cao, hạt dài.
12,5% cây thấp, hạt tròn.
12,5% cây thấp, hạt dài.
Hãy xác định :
a/ Quy luật di truyền chi phối phép lai.

b/ Kiểu gen và kiểu hình của P.

c/ Viết sơ đồ lai từ P ( F1
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Cuộc thi : Kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện
Năm thi:2009
Giới hạn đề : toàn bộ chương trình
thời gian :150 phút
Thành phố của bạn:UBND Huyện Bảo thắng



Câu1( 3,0 điểm)
1. Nêu đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa củ dong ta, củ khoai tây, củ su hào?

2. Tại sao mặt trên của lá thường sẫm hơn mặt dưới? Những cây không có lá hoặc lá biến thành gai thì bộ phận nào của cây thực hiện chức năng quang hợp, chế tạo ra chất hữu cơ để nuôi cây?

Câu2 (3,0 điểm)
1. Nêu những đặc điểm của bò sát mà ếch nhái không có?

2.Thế nào là hiện tượng thai sinh? ý nghĩa của hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ? Phân biệt hiện tượng một số loài ở lớp cá đẻ con và hiện tượng thú đẻ con?

Câu 3(3,0 điểm)
1. Vẽ sơ đồ phản ánh mối quan hệ cho và nhận giữa các nhóm máu để không gây kết dính hồng cầu? Máu có cả kháng nguyên Avà B có thể truyền cho người nhóm máu O được không? Vì sao?

2. Trong cơ thể có những loại mạch máu nào? Phân tích đặc điểm phù hợp chức năng từng loại mạch.

Câu 4: (3,5 điểm)
Khi lai giữa hai giống lúa, người ta thu được kết quả như sau:
120 cây thân cao, hạt dài.
119 cây thân cao, hạt tròn.
121 cây thân thấp, hạt dài.
120 cây thân thấp, hạt tròn.
Biết rằng tính trạng chiều cao của thân và hình dạng của hạt di truyền độc lập với nhau; thân cao, hạt dài là hai tính trạng trội hoàn toàn.
Giải thích kết quả để xác định kiểu gen, kiểu hình của P và lập sơ đồ cho phép lai.

Câu 5(3,5 điểm)
Một gen có chiều dài 0,51micrômet. Gen này nhân đôi một số lần, mỗi gen con tạo ra đều tổng hợp một phân tử ARN và trong các phân tử ARN có tất cả 24000 ribô nuclêôtit.

a.Tính số lần nhân đôi của gen.

b.Tính số lượng nuclêôtit trong các gen con; Số lượng nuclêôtit môi trường đã cung cấp cho gen nhân đôi.

Câu 6 ( 1,5điểm)
1. Quan sát nhiễm sắc thể của một tế bào đang phân bào, người ta thấy NST co ngắn cực đại và tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Hãy cho biết NST đang ở kỳ nào cuả quá trình phân bào nào?

2.Cơ chế phát sinh thể dị bội 2n +1 và 2n - 1. Người bệnh Tơcnơ là nam hay nữ? Số lượng NST người bệnh có đặc điểm gì?

Câu 7(2,5 điểm)
1. Hiện tượng thoái hoá là gì? Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá giống? Tại sao luật hôn nhân cấm kết hôn họ hàng trong vòng từ 1 đến 3 đời?
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên
Năm hoc : 2008-2009
Sở giáo dục và đào tạo Hưng Yên:

Câu 1: (2đ)
Thế nào là NST giới tính? Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau cơ bản giữa NST thường và NST giới tính về cấu trúc và chức năng?

Câu 2: (1 đ)
Ưu thế lai là gì? Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai?Tại sao ưu thế lai chỉ biểu hiện rõ nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ?

Câu 3: (2đ)
Xét 2 loài sinh vật: loài thứ nhất có kiểu gen AaBb, loài thứ hai có kiểu gen AB/ab ( chỉ xét trường hợp các gen liên kết hoàn toàn)

1.Nêu đặc điểm chung và đặc điểm riêng về kiểu gen của loài.

2.Muốn nhận biết kiểu gen của mỗi loài người ta làm thế nào?

Câu 4: (1đ)
1. Trình bày các hình thức quan hệ khác loài.

2. Hãy cho biết 3 mối hiểm hoạ lớn ảnh hưởng đến sinh thái môi trường. Cho VD

Câu 5: ( 2đ)
Trong 1 vùng sinh sản của 1 cơ thể động vật, có 4 tế bào sinh dục sơ khai gọi là:A, B,C,D. Trong cùng một thời gian cả 4 tế bào này sinh sản liên tục để tạo ra các tế bào sinh dục sơ khai con đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 2652 NST đơn. Các tế bào SDSK này vào vùng chín hình thành các tế bào giao tử.Trong quá trình tạo giao tử đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 2964 Nst đơn.Các giao tử tạo ra có 12,5% tham gia thụ tinh tạo được 19 hợp tử.

a) Xác định tên và giới tính của loài động vật này.

b) Số lượng tế bào con sinh ra từ tế bào sinh dục sơ khai (TBSDSK) A bằng 1/2 số lượng tế bào con sinh ra từ TBSDSK B. Số lượng tế bào con sinh ra từ TBSDSK C bằng số lượng tế bào con sinh ra từ TBSDSK D và bằng bình phương số tế bào con sinh ra từ TBSDSK B. Hãy so sánh tốc độ sinh sản của 4 tế bào A,B,C,D.

Câu 6: (2đ)
Bò có gen A qui định tính trạng lông đen là trội không hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng lông vàng. Bò lông trắng đen là kết quả lai giữa bò đen với bò vàng. gen B qui định tính trạng không sừng là trội hoàn toàn so với gen b qui định tính trạng có sừng. Gen D qui định tính trạng chân cao là trội hoàn toàn so với gen d qui định tính trạng chân thấp. Mỗi gen nằm trên một NST thường.

1. Lai bò cái vàng có sừng chân thấp với một con bò đực. Năm đầu đẻ 1 bê đực vàng có sưng chân thấp.Năm sau sinh một bê cái lông trắng đen không sừng chân cao. Hãy biện luận để xác định kiểu gen của bò bố mẹ và 2 bê con.

2. Tìm kiểu gen của bò bố mẹ trong trường hợp đời con phân li kiểu hình như sau:
1:2:1:1:2:1:1:2:1:1:2:1.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh
Năm học 2009-2010
Ngày thi: 28-3-2010
Thòi gian làm bài:150 phút
Sở giáo dục và đào tạo Bắc Giang



Câu 1:
a. Nội dung của phương pháp phân tích cơ thể lai của Men-Đen

b. Thế nào là phép lai phân tích? Mục đích của phép lai phân tích.Cho ví dụ minh hoạ.

Câu 2:
Cho hai loài: Loài A có kiểu gen:AaBb và loài B có kiểu gen AB/ab

a. Viết các loại giao tử và tỉ lệ của chúng khi hai loài trên giảm phân trong điều kiện bình thường không có đột biến xảy ra.

b. Nêu quy luật di truyền chi phối loài A và loài B. Sự khác nhau cơ bản giữa 2 quy luật di truyền đó.

Câu 3:
Một gen có khối lượng 900000 đvc, số Nu loại A= 30% số Nu của gen.
a. Tính số Nu từng loại của gen nói trên.

b. Khi gen đó tự sao 3 lần, tính số Nu từng loại môi trường nội bào đã cung cấp cho quá trình tự sao nói trên.

c. Giả sử gen bị đột biến mất 1 cặp Nu, Số Nu từng loại của gen và số liên kết hidro trong gen sẽ thay đổi như thế nào?

Câu 4:
Một bệnh nhân bị bác sĩ kết luận bị bệnh Đao. Em hãy:
a. Viết kiểu NST của người đàn ông đó.'

b. Nêu nguyên nhân, cơ chế dẫn đến bệnh Đao ở người đàn ông này.

Câu 5:
a. Hãy giải thích vì sao thịt nạc của lợn và của bò đều là Protein nhưng lại khác nhau?

b. Có thể rút ra kết luận gì từ thực tiễn này?

Câu 6:
Con người đã thành công trong việc sản xuất một loại hoocmon chữa bệnh *** tháo đường bằng công nghệ gen, em hãy cho biết:
a. Tên của loaih hôcmon đó.

b. Nêu các khâu trong công nghệ gen để sản xuất loại hoocmon này.

Câu 7:
Một dòng ngô có kiểu gen Aa tự thụ phấn liên tiếp qua 7 thế hệ, kết quả thu được là chiều cao và năng suất đều giảm dần qua mỗi thế hệ.
a. Giải thích nguyên nhân của hiện tượng trên.

b. Trong chọn giống người ta vẫn tiến hành phương pháp tự thụ phấn nhằm mục đích gì?

c. Xác định tỉ lệ thành phần kiểu gen của quần thher ngô ở đời F7

Câu 8:
Cho giao phối giữa hai dòng thuần chủng thân xám cánh cụt với ruồi thân đen cánh dài. F1 thu được đồng loạt ruồi thân xám cánh dài; cho F1 lai với nhau thu được F2:99 ruồi thân xám cánh cụt, 201 ruồi thân xám cánh dài, 101 ruồi thân đen cánh dài.
a. Biện luận tìm kiểu gen của F1
b. Cho ruồi đực F1 lai phân tích kết quă sẽ như thế nào?

Câu 9:
Loài cá rô phi VN có giới hạn nhiệt độ từ 5oC đến 42oC, trong đó điểm cực thuận là 30oC, khi to còn 18oC thì cá ngừng sinh trưởng. Loài cá chép có GH to từ 2-44, điểm cực thuận là 28oC

a. Vẽ sơ đồ giới hạn nhiệt độ của 2 loài cá nói trên.

b. Từ sơ đồ hãy rút ra kết luận về ý nghĩa của việc nghiên cứu GHST của 2 loài nói trên và của sinh vật.
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
Năm học: 2008-2009
Môn sinh học


Câu 1: (2 điểm)
So sánh cấu trúc và chức năng của phân tử ADN và mARN?

Câu 2(2 điểm)
Trình bày cơ chế hình thành các dạng tb n,2n,3n,4n, từ dạng tb 2n ?

Câu 3(2 điểm)
-Phân biệt các khái niệm hệ sinh thái , chuỗi thứ ăn và lưới thức ăn?
-Giả sử có các sinh vật sau : cây cỏ,rắn, chim ăn sâu,chuột,sâu ăn lá, đại bàng , vi khuẩn,châu chấu ,gà.Hãy viết sơ đồ của ba chuỗi thức ăn(mỗi chuỗi thức ăn có 5 mắt xích) và phối hợp 3 chuỗi thức ăn đó thành 1 lười thức ăn?

Câu4(2 điểm)
Ở lợn , hai cặp tính trạng về màu lông và chiều dài thân được quy định bởi 2 cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau.
Gen T quy định màu lông trắng trội hoàn toàn so với gen t quy định màu lông đen là lặn.Gen D quy định thân dài trội hoàn toàn so với gen d quy định thân ngắn.
Cho giao phối giữa lợn đực thần chủng lông trắng ,thân ngắn với lợn cái lông đen ,thân dài thu được F1. Tiếp tục cho giao phối lợn F1 với 1 lợn khác thu được kết quả như sau:
- 37,5% lợn lông trắng, thân dài .
- 37,5% lợn lông trắng, thân ngắn.
- 12,5 % lợn lông đen , thân dài.
- 12,5% lợn lông đen thân ngắn.

a. lập sơ đồ lai từ P đến F1?

b. biện luận để xác định kiẻu gen, kiểu hình của lợn đã giao phối với lợn F1 và lập sơ đồ lai?

Câu5(1 điểm)
Trong mạch ARN có thành phần % các loại rubonucleotit
A=12,5%; X= 17,5%;G=23%
a. Xác định thành phần % các loại nucleotit trong từng mạch của gen. Cho biết mạch 1 của gen tổng hợp nên mARN?

b.Xác địnhthành phần % các loịa nucleotit trong gen?

Câu 6(1 điểm)
................................ .Bd
a. Cơ thể có kiểu gen Aa bd
-Nếu là giống đực một tb sinh tinh khi giảm phân cho mấy loại tinh trùng? là loịa nào?
-Nấu là giống cái một tb sinh trứng khi giammr phân cho mấy loại trứng? là loại nào?

b. Sự khác nhau cơ bản nhất giữa trứng gà có sống(trứng được thụ tinh) với trứng gà không có sống (không được thụ tinh) là gì?
Hai quả trứng này cho vào lò ấp , hiện tượng phân bào sẽ xảy ra và xảy ra ở quả trứng nào?
---------------------------------Hết---------------------------------------
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH

NĂM HỌC 2008 – 2009
MÔN THI: SINH HỌC – LỚP 9 – THCS
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 07 tháng 4 năm 2009

Câu 1 : (3 điểm)
Cho hai cá thể lai với nhau thu được F1 có kiểu hình phân ly theo tỉ lệ 3:1. Qui luật di
truyền nào đã chi phối phép lai? Với mỗi qui luật di truyền cho một ví dụ bằng một sơ đồ lai
(cho biết gen qui định tính trạng nằm trên NST thường).

Câu 2 : (2,5 điểm)
Ở ruồi giấm có bộ NST 2n bằng 8, một tế bào của loài đang phân bào, người ta quan sát
thấy có 4 NST kép xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
a/ Em hãy cho biết tế bào đang ở kỳ nào của quá trình phân bào? giải thích?
b/ Nếu tế bào của loài trên thực hiện quá trình nguyên phân, hãy xác định: số tâm động, số
cromatit, số NST đơn ở kỳ giữa và kỳ sau của quá trình phân bào?

Câu 3 : (2,5 điểm)
a/ Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1:1? Nói rằng, người mẹ quyết định giới tính
của con là đúng hay sai? Tại sao?
b/ Một bạn học sinh nói rằng: bố mẹ truyền cho con của mình các tính trạng đã được hình thành
sẵn. Bằng kiến thức đã học, hãy cho biết ý kiến trên của bạn học sinh có đúng không? Giải
thích?

Câu 4 : (1,5 điểm)
Khi lai hai cây lưỡng bội có kiểu gen AA và aa, người ta thu được một số cây lai tam bội
có kiểu gen AAa. Hãy giải thích cơ chế hình thành và đặc điểm của các cây lai tam bội đó

Câu 5 : (1,5 điểm)
Khi nghiên cứu sự di truyền bệnh Hunter ở một dòng họ, người ta thu được kết quả sau:
Bé trai 4 tụổi mắc chứng bệnh di truyền (bệnh Hunter), có mặt biến dạng, lùn và ngu đần. Cả
cha mẹ, người chị 10 tuổi và anh trai 8 tuổi của bé đều không bị bệnh này. Bà mẹ này có người
em trai chết lúc 15 tuổi cũng có các triệu chứng bệnh như bé trai 4 tuổi nói trên; đồng thời bà
cũng có một người cháu (con trai của chị gái bà) có các triệu chứng tương tự, trong khi chị gái bà
và chồng bà ta bình thường.
Hãy viết sơ đồ phả hệ của dòng họ trên.

Câu 6 : (2 điểm)
Đa số sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ là bao nhiêu? Thế nào là động vật biến nhiệt,
thế nào là động vật đẳng nhiệt? Trong các loài sau đây, loài nào là động vật biến nhiệt: thằn lằn,
gà gô trắng, nhím, sâu hại táo, ruồi nhà, kì nhông.

Câu 7 : (2 điểm)
Phân biệt đột biến và thường biến?

Câu 8 : (2 điểm)
Mối quan hệ giữa giống, kỹ thuật sản xuất và năng suất?

Câu 9 : (3 điểm)
Một cá thể F1 lai với 3 cơ thể khác:
- Với cá thể thứ nhất được thế hệ lai, trong đó có 6,25% kiểu hình cây thấp, hạt dài
- Với cá thể thứ hai được thế hệ lai, trong đó có 12,5% kiểu hình cây thấp, hạt dài.
- Với cá thể thứ ba được thế hệ lai, trong đó có 25% kiểu hình cây thấp, hạt dài.
Cho bi t m i gen n m trên m t NST qui đ nh m t tính tr ng và đ ế ỗ ằ ộ ị ộ ạ ối lập với các tính trạng
cây thấp, hạt dài là các tính trạng cây cao, hạt tròn.
Hãy biện luận và viết sơ đồ lai của ba trường hợp nêu trên?
===============Hết==================
Đề thi có 01 trang
 
UBND TỈNH BẮC NINH
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH

NĂM HỌC 2008 – 2009
MÔN THI: SINH HỌC – LỚP 9 – THCS
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 07 tháng 4 năm 2009

Câu 1 : (3 điểm)
Cho hai cá thể lai với nhau thu được F1 có kiểu hình phân ly theo tỉ lệ 3:1. Qui luật di
truyền nào đã chi phối phép lai? Với mỗi qui luật di truyền cho một ví dụ bằng một sơ đồ lai
(cho biết gen qui định tính trạng nằm trên NST thường).

Câu 2 : (2,5 điểm)
Ở ruồi giấm có bộ NST 2n bằng 8, một tế bào của loài đang phân bào, người ta quan sát
thấy có 4 NST kép xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
a/ Em hãy cho biết tế bào đang ở kỳ nào của quá trình phân bào? giải thích?
b/ Nếu tế bào của loài trên thực hiện quá trình nguyên phân, hãy xác định: số tâm động, số
cromatit, số NST đơn ở kỳ giữa và kỳ sau của quá trình phân bào?

Câu 3 : (2,5 điểm)
a/ Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam/nữ xấp xỉ 1:1? Nói rằng, người mẹ quyết định giới tính
của con là đúng hay sai? Tại sao?
b/ Một bạn học sinh nói rằng: bố mẹ truyền cho con của mình các tính trạng đã được hình thành
sẵn. Bằng kiến thức đã học, hãy cho biết ý kiến trên của bạn học sinh có đúng không? Giải
thích?

Câu 4 : (1,5 điểm)
Khi lai hai cây lưỡng bội có kiểu gen AA và aa, người ta thu được một số cây lai tam bội
có kiểu gen AAa. Hãy giải thích cơ chế hình thành và đặc điểm của các cây lai tam bội đó

Câu 5 : (1,5 điểm)
Khi nghiên cứu sự di truyền bệnh Hunter ở một dòng họ, người ta thu được kết quả sau:
Bé trai 4 tụổi mắc chứng bệnh di truyền (bệnh Hunter), có mặt biến dạng, lùn và ngu đần. Cả
cha mẹ, người chị 10 tuổi và anh trai 8 tuổi của bé đều không bị bệnh này. Bà mẹ này có người
em trai chết lúc 15 tuổi cũng có các triệu chứng bệnh như bé trai 4 tuổi nói trên; đồng thời bà
cũng có một người cháu (con trai của chị gái bà) có các triệu chứng tương tự, trong khi chị gái bà
và chồng bà ta bình thường.
Hãy viết sơ đồ phả hệ của dòng họ trên.

Câu 6 : (2 điểm)
Đa số sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ là bao nhiêu? Thế nào là động vật biến nhiệt,
thế nào là động vật đẳng nhiệt? Trong các loài sau đây, loài nào là động vật biến nhiệt: thằn lằn,
gà gô trắng, nhím, sâu hại táo, ruồi nhà, kì nhông.

Câu 7 : (2 điểm)
Phân biệt đột biến và thường biến?

Câu 8 : (2 điểm)
Mối quan hệ giữa giống, kỹ thuật sản xuất và năng suất?

Câu 9 : (3 điểm)
Một cá thể F1 lai với 3 cơ thể khác:
- Với cá thể thứ nhất được thế hệ lai, trong đó có 6,25% kiểu hình cây thấp, hạt dài
- Với cá thể thứ hai được thế hệ lai, trong đó có 12,5% kiểu hình cây thấp, hạt dài.
- Với cá thể thứ ba được thế hệ lai, trong đó có 25% kiểu hình cây thấp, hạt dài.
 
Đề thi vào lớp 10, chuyên Sinh ĐH KHTN HN, 2005

Câu I:

a)Trình bày 5 chức năng của hệ tuần hoàn.
b)Hãy mô tả đường đi của máu trong cơ thể từ đầu tới tay phải.
c)Nếu ta dùng gạc buộc chặt phía trên khuỷu tay thì mạch máu phía dưới (cẳng tay) sẽ phồng lên thành từng đoạn. Hãy giải thích tại sao mạch máu lại phồng lên thành từng đoạn như vậy?

Câu II:

a)Nêu các đặc điểm của da giúp ngăn cản các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào trong cơ thể?
b)Nêu sự khác biệt chính giữa miễn dịch chủ động và miễn dịch thụ động.

Câu III:

Trình bày quá trình tiêu hóa và hấp thụ lipit trong cơ thể.

Câu IV:

a)Dựa vào cấu tạo của mắt, hãy giải thích tại sao ta có thể nhìn rõ được vật ở các khoảng cách khác nhau?
b)Tại sao người già khi nhìn xa thì không cần đeo kính nhưng khi đọc sách lại thường phải đeo kính?

Câu V:

a)Trình bày cách tác động của hoocmôn.
b)Nêu tác dụng của các hoocmôn ở phần tủy của tuyến yên trên thận.

Câu VI:

a)Gen là gì?
b)Xét về mặt cấu trúc phân tử, gen này khác gen kia ở những đặc điểm gì?
c)Nếu trong quá trình nhân đôi ADN có sự bắt đôi nhầm, ví dụ A bắt đôi với G, thì sẽ dẫn đến hậu quả gì?

Câu VII:

Muốn chủ động tạo ra những biến dị di truyền thì chúng ta cần phải làm gì?

Câu VIII:

a)Nếu cho các con lợn trong cùng một đàn giao phối với nhau qua nhiều thế hệ thì tỉ lệ các kiểu gen ở những thế hệ sau sẽ thay đổi như thế nào và có thể dẫn đến tác hại gì?
b)Tại sao người ta vẫn tiến hành tạo các giống lợn bằng cách này?

Câu IX:

a)Trong một phép lai giữa 2 con chuột lông dài, màu xám với nhau, qua nhiều lứa đẻ, người ta thu được thế hệ F1 có tỷ lệ phân li kiểu hình như sau: 88 con có lông dài, màu xám; 29 con lông dài, màu trắng; 28 con lông ngắn, màu xám; 9 con lông ngắn, màu trắng. Hãy xác định xem kiểu hình nào là trội, kiểu hình nào là lặn đối với các tính trạng màu lông và chiều dài lông? Viết sơ đồ laic ho phép lai trên và giải thích. b)Trong một phép lai khác giữa 2 con chuột lông dài, màu xám với nhau, qua nhiều lứa để, người ta thu được thế hệ F1 có tỷ lệ phân li kiểu hình như sau: 90 con có lông dài, màu xám; 27 con lông dài, màu trắng. Viết sơ đồ laic ho phép lai trên và giải thích.
__________________
 
ề thi học sinh giỏi trường 2009
THPT Nam Đàn 1-Nghệ An

Câu 1 : a) Trong hai mạch đơn của phân tử ADN chỉ có một mạch mang thông tin di truyền. Vậy mạch đơn còn lại có chức năng gì ?
b) Vì sao trong quá trình nhân đôi của ADN một mạch pôlinucleotit mới được tổng hợp liên tục còn một mạch được tổng hợp từng đoạn ? Vẽ sơ đồ minh họa ?

Câu 2 : Ở một loài động vật lưỡng bội (2n), sự kết hợp giữa giao tử n + 1 NST với giao tử cái n +1 NST sẽ :
a) Tạo ra những dạng lệch bội nào ? Điều kiện để tạo ra những dạng lệch bội đó ?
b) Vì sao trong thực tế ít gặp các dạng lệch bội trên ?

Câu 3 : Ở một cá thể đực của một loài động vật xét 4 cặp gen nằm trên 4 cặp NST tương đồng khác nhau là AaBbDdDdEe. Một tế bào sinh dục của cá thể trên khi giảm phân (không có đột biến) :
a) Thực tế cho mấy loại giao tử ? Viết thành phần gen của các loại giao tử đó ?
b) Điều kiện để cá thể trên khi giảm phân cho 16 loại giao tử với tỷ lệ bằng nhau là gì ?

Câu 4 : a) Thế nào là hiện tượng giả trội ? Cho ví dụ ?
b) Thế nào là hiện tượng giả NST thường ? Tỷ lệ phân li kiểu hình trong trường hợp này có gì giống và khác với TLPLKH đối với gen nằm trên NST (xét 1 gen có 2 alen).

Câu 5 : Một loài cá thể đực có kiểu gen AaXY, cá thể cái có kiểu gen AaXX. Trong giảm phân cặp NST giới tính của cá thể đực không phân li ở giảm phân 2, cá thể cái giảm phân bình thường. Con của cặp bố mẹ trên sẽ có kiểu gen như thế nào ?

Câu 6 : Ở một loài thực vật gen A quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a quy định quả dài; gen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng; gen D quy định quả ngọt trội hoàn toàn so với alen d quy định quả chua. Ba cặp gen này nằm trên 3 cặp NST tương đồng khác nhau. Thực hiện một phép lai giữa hai cơ thể P thu được F1 có TLPLKH là 9 : 9 : 3 : 3 : 3 : 3 : 1 : 1. Xác định kiểu gen của P ?

Câu 7 : Cho lai giữa dòng chuột lông đen, ngắn với dòng chuột lông xám, dài thu được F1 toàn chuột đen, ngắn. Cho F1 lai với nhau F2 thu được 4 kiểu hình trong đó kiểu hình lông đen, dài chiếm 17,71%. Nếu F2 thu được 10000 chuột con thì theo lí thuyết số lượng mỗi loại kiểu hình là bao nhiêu con. Biết rằng một gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên NST, mọi diễn biến trong giảm phân của cá thể đực và cá thể cái đều giống nhau và không có đột biến.
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN SINH (Thời gian: 150 phút)
Câu1: Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa quang hợp và hô hấp hiếu khí (1đ).
Câu 2: Quần xã là gì? Làm thế nào để quần xã có thể điều chỉnh cấu trúc để tạo nên trạng thái cân bằng sinh học.(1đ).
Protein (1đ). ARN Câu 3: Hãy nêu bản chất hoá học và mối liên hệ AD N
Câu 4: Xét 3 cặp gen trong tế bào của 1 cá thể như sau: Aa, Bb, Dd
a. Kiểu gen của cá thể trên có thể được viết như thế nào?
b. Cho rằng kiểu gen của cá thể này là ABD , qua giảm phân cá thể nói
abd
trên có thể tạo bao nhiêu kiểu giao tử. (1.5)
Câu 5: Phân biệt hiện tượng trao đổi đoạn và hiện tượng chuyển đoạn (1.5)
Câu 6: Khái niệm bản đồ di truyền? Thế nào là một đơn vị bản đồ, một đơn vị Moocgam? Ý nghĩa của bản đồ di truyền.(1.5)
Câu 7: Xét 2 cặp tính trạng tương phản ở đâu, thân cao với thân thấp, hoa tím với hoa trắng, mỗi gen quy định 1 tính trạng. Cho lai giữa 2 thứ đậu thuần chủng có tính trạng tương phản nhau thế hệ F1 thu được 100% cây đậu thân cao, hoa tím. Cho các cây F1 tự thụ phấn F2 thu được gồm 3900 cây trong đó có 936 cây thân cao, hoa trắng.
Cho cây F1 lai với cây đậu khác thu được ở thế hệ F2 673 cây trong đó có 303 cây thân cao, hoa trắng.
a. Xác định kiểu gen, kiểu hình các cây đậu ở thế hệ P, F1 và cây đậu khác.
b. Xác định số kiểu gen, và tỷ lệ mỗi kiểu gen ở thế hệ F2. Trong trường hợp trên (cho biết tính trạng trội lặn hoàn toàn quá trình giảm phân ở cây bố và mẹ giống nhau).
 
Đề thi 10 chuyên sinh-THPT chuyên Lê Hồng Phong -Nam Định
Câu 1: (1,0 điểm)
Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin thể hiện ở những yếu tố nào? Tính đa dạng và đặc thù của prôtêin do những yếu tố nào quyết định?
Câu 2: (1,0 điểm)
Vẽ sơ đồ quá trình phát sinh giao tử ở động vật? Quá trình phát sinh giao tử cái và quá trình phát sinh giao tử đực ở động vật giống nhau như thế nào?
Câu 3: (2,0 điểm)
Trình bày cơ chế phát sinh thể tứ bội (4n) từ cặp bố, mẹ đều là thể 2n. Vẽ sơ đồ minh họa cơ sở tế bào của cơ chế đó?
Câu 4: (0,5 điểm)
Nghiên cứu di truyền người gặp những khó khăn chính nào? Vì sao?
Câu 5: (0,5 điểm)
a. Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hóa?
b. Một cá thể có kiểu gen Aa tự thụ phấn liên tiếp qua n thế hệ, ở thế hệ In tỉ lệ mỗi loại kiểu gen là bao nhiêu?
Câu 6: (0,5 điểm)
a. Phân biệt các khái niệm: môi trường, nhân tố sinh thái.
b. Vì sao con người:
- Là môi trường sống?
- Thuộc một nhóm nhân tố sinh thái riêng?
Câu 7: (1,0 điểm)
a. Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì? Trong điều kiện nào thì hiện tượng tự tỉa ở thực vật diễn ra mạnh mẽ?
b. Cho các mối quan hệ sau:
- Cây tầm gửi sống bám trên thân cây gỗ lớn.
- Rận và bét sống bám trên da trâu, bò.
So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa hai mối quan hệ trên?
Câu 8: (1,5 điểm)
Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ, gen a quy định quả vàng; gen B quy định quả tròn, gen b quy định quả bầu. Các gen này phân li độc lập với nhau. Cho giao phấn giữa hai cây cà chua, ở F1 thu được 3/8 số cây quả vàng, tròn. Xác định kiểu gen của hai cây cà chua đó?
Câu 9: (2,0 điểm)
Ở một loài thực vật, tính trạng thân cao tương phản với tính trạng thân thấp, tính trạng quả vàng tương phản với tính trạng quả đỏ. Cho giao phấn giữa hai cây thuộc hai dòng thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản được F1 với 100% cây thân cao, quả đỏ. Cho cây F1 giao phấn với nhau, ở F2 thấy xuất hiện 3 loại kiểu hình. Xác định tỉ lệ mỗi loại kiểu hình ở F2? Biết gen trội là trội hoàn toàn.
 
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN QUỐC HỌC
THỪA THIÊN HUẾ NĂM HỌC 2008 - 2009
------------------------- -----------------------------
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn : SINH HỌC
(Thời gian làm bài: 150 phút)
Câu 1: (1 điểm)
Mức phản ứng là gì ? Cho một ví dụ trên cây trồng hoặc vật nuôi. Mức phản ứng có di truyền được không ? Tại sao ?
Câu 2: (1.5 điểm)
Công nghệ tế bào là gì ? Gồm những công đoạn thiết yếu nào ? Công nghệ tế bào được ứng dụng trong các lĩnh vực nào ?
Câu 3: (1 điểm)
Đột biến gen là gì ? Tại sao đột biến gen thường có hại đối với sinh vật ? Ý nghĩa của đột biến gen trong thực tiễn sản xuất.
Câu 4: (1 điểm)
Ưu thế lai là gì ? Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống ? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì ?
Câu 5: (1 điểm)
Nêu các biện pháp để bảo vệ hệ sinh thái rừng và hệ sinh thái biển.
Câu 6: (1 điểm)
Giảm phân là gì ? Vì sao gọi là giảm phân ?
Câu 7: (1 điểm)
Giải thích vì sao hai ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống hệt ADN mẹ? Có trường hợp nào qua nhân đôi ADN con lại khác ADN mẹ không?
Câu 8: (0.5 điểm)
Một tế bào sinh dưỡng của ngô (2n = 20 nhiễm sắc thể), nguyên phân liên tiếp 6 đợt đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu để tạo nên các nhiễm sắc thể tương đương với bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn và tạo được tổng số bao nhiêu tế bào con ?
Câu 9: (2 điểm)
Ở chuột, hai cặp tính trạng về màu thân và hình dạng lông do hai cặp gen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau quy định.
a) Cho giao phối giữa chuột thuần chủng thân xám lông xù với chuột thuần chủng thân đen lông thẳng thu được F1 đồng loạt thân xám lông xù. Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai.
b) Trong một phép lai khác, người ta cho giao phối giữa hai chuột P và thống kê qua nhiều lứa đẻ, thu được ở con lai F1 có:
- 25% chuột thân xám lông xù. - 25% chuột thân xám lông thẳng.
- 25% chuột thân đen lông xù. - 25% chuột thân đen lông thẳng.
Biện luận để xác định kiểu gen, kiểu hình của hai chuột P và lập sơ đồ lai.

---------- Hết ----------
 
Đề thi tuyển sinh vào khối THPT CHUYÊN
Năm học: 2009
Thời gian: 150 phút
Bộ GT&ĐT trường Đại học Sư Phạm HN
Câu 1:
1. Huyết áp là gì? Vì sao càng xa tim huyết áp càng giảm? Ở 1 người bình thường có huyết áp là 120/80, em hiểu điều đó ntn?
2. So sánh huyết tương và huyết thanh.
3. Nêu sự khác biệt cơ bản giữa cơ vân va cơ trơn của người. Trong cơ thể có 1 loại cơ nào khác ngoài 2 loại cơ nếu trên không? Nêu đặc điểm của cơ đó.
Câu 2:
1. Khi nào xảy ra hiện tượng 1 số cá thể (cùng loài) tách ra khỏi nhóm? Ý nghĩa của hiện tượng đó?
2. Mật đôj cá thể trong quần thể được điều chỉnh quanh mức cân bằng ntn?
3. Nêu mối quan hệ sinh thái giữa các loài trog quần xã snh vật bằng 1 sơ đồ khái quát. Mỗi mối quan hề đó cho 1 ví dụ minh hoạ.
Câu 3:
1. Cá thể F1 có 2 cặp gen dị hợp (Aa và Bb) nằm trên NST thường.
Hãy cho biết các loại giao tử và tỉ lệ mỗi loài được tạo ra khi F1 giảm phần bình thường.
2. Đột biến cấu trúc NST là gì? Nêu cơ chế chung phát sinh các dạng đột biến cấu trúc NST. Vì sao đột biến cấu trúc NST lại gây hại cho sinh vật? Cho ví dụ.
Câu 4:
1. Vẽ sơ đồ chuyển gen vào tế bào vi khuẩn. Hãy cho biết trong kỹ thuật gen, TB nhận được dùng phổ biến hiện nay là gì? Vì sao?
2. Nêu mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình. Hãy cho biết loại tính trạng chất lượng và loại tính trạng số lượng thì loại nào ít bị biến đổi trước điều kiện môi trường? Vì sao? Cho ví dụ.
Câu 5:
1. Ở đậu Hà Lan, gen A quy định tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp. Cho giao phấn 2 cậy đậu thân cao với nhau, được F1 có thân thấp.
a. Cho các cây F1 thân cao tự thụ phấn với nhau, hãy xác định kết quả F2.
b. Nếu tiến hành giao phấn thì tỉ lệ ở F3 là bao nhiêu?
2. Ở 1 loài thực vật, gen A quy định tính trạng hoa đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy định hoa trắng. Gen B quy định quả tròn là trội hoàn toàn so với gen b quy định quả dài. Cho 2 thứ thực vật cùng loài khác nhau về 2 cặp tính trạng thuần chủng tương phản giao phấn với nhau, được F1 toàn hoa đỏ, quả tròn. Cho F1 tiếp tục giao phấn với nhau, được F2:
402 hoa đỏ, quả tròn
201 hoa trắng, quả tròn
198 hoa đỏ, quả dài
a. Xác định kiểu gen của P. Viết sơ đồ lại từ P đến F2
b. Khi cho cây hoa đỏ, quả tròn ở F2 lai phân tích, hãy xác định kết quả.
 
[ Sinh 10 tuyển sinh ] Đề chuyên sinh Bình Dương
Câu 1 :
1.1. Thể đa bội là gì ? Thể đa bội có đặc điểm gì ? Thực vật duy trì các đặc điểm của cơ thể đa bội nhờ vào khả năng gì ?
1.2. Phân biệt nguyên nhân hình thành biến dị tổ hợp và đột biến.

Câu 2 :
mỗi câu dưới đây là đúng hay sai, giải thích vì sao đúng ( sai )
2.1. Đối với hoạt động của cơ thể sống, nhiệt độ là nhân tố có vai trò quan trọng hơn so với nhân tố ánh sáng.
2.2. Các dạng đột biến gen đều được biểu hiện thành kiểu hình ở cơ thể lưỡng bội
2.3. Dùng phương pháp giao phối gần trong chọn giống động vật để trực tiếp tạo con lai mang ưu thế lai.
2.4. Nguyên tắc bổ sung chỉ thể hiện trong cấu trúc và quá trình tự nhân đội ADN

Câu 3 :
3.1. Hiện tượng tỉa thưa của thực vật trong rừng thích nghi với nhân tố sinh thái nào ? Những cây cao, dáng thẳng, phân nhánh trên cao của rừng được hình thành như thế nào ?
3.2. Hãy nêu hiệu quả của biện pháp trồng rừng, phòng cháy rừng và biện pháp xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp.
3.3. Một quần xã sinh vật gồm: dê, gà, cáo, hổ, thỏ, cỏ, mèo rừng, sinh vật phân giải.
_ Vẽ sơ đồ lưới thức ăn có thể có trong quần xã đó.
_ Phân tích mối quan hệ giữa hai quần thể gà và cáo. Đó là hiện tượng gì ?

Câu 4 : Một loài có bộ NST 2n = 48. Một nhóm tế bào sinh dục phân chia ở vùng chính mang 3360 NST đơn và đang phân ly về 2 cực của tế bào. Vậy nhóm tế bào này đang ở vào thời kỳ nào của giảm phân và có số lượng là bao nhiêu ? Khi kết thúc quá trình giảm phân, nhóm này có bao nhiêu tế bào ? Biết rằng diễn tiến phân bào của nhóm là bình thường.

Câu 5 : Ở cà chua, gen A xác định quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với gen a màu vàng, gen B xác định quả tròn trội hoàn toàn so với gen b quả bầu dục. Hai cặp gen này phân ly độc lập, tác động riêng rẽ.
a) Hãy xác định tỷ lệ phân ly ở F1 của các phép lai sau:
_ Vàng, tròn ( aaBb ) x Vàng, bầu dục ( aabb )
_ Vàng, tròn ( aaBb ) x Vàng, tròn ( aaBb )
b) Cho cây quả đỏ, bầu dục giao phấn với cây quả vàng, tròn đã thu được ở đời sau có 1/2 số cây quả đỏ, tròn; 1/2 số cây quả vàng, tròn. Hãy xác định kiểu gen của 2 cây bố mẹ.

Câu 6 :
Ở cà chua, A: quả đỏ; a: quả vàng; B: lá chẻ; b: lá nguyên. Hai cặp tính trạng về màu quả và về dạng lá di truyền độc lập với nhau. Người ta thực hiện các phép lai sau:
a) Phép lai 1 : P: quả đỏ lá chẻ x quả vàng lá nguyên; F1: 100% đỏ chẻ.
b) Phép lai 2 : P: quả đỏ lá nguyên x quả vàng lá chẻ
F1: 120 đỏ chẻ , 118 đỏ nguyên , 122 vàng chẻ , 120 vàng nguyên
Giải thích kết quả và lập sơ đồ cho mỗi phép lai

Câu 7 : ở ruồi giấm
Cho P: thân xám cánh dài x thân đen cánh ngắn
F1: 100% xám dài
Cho F1 lai với một cơ thể khác ( dị hợp tử 1 cặp gen ). Giả dử rằng F2 xuất hiện trường hợp sau:
F2 -> 2 xám dài : 1 xám ngắn : 1 đen ngắn.
Biện luận. Viết sơ đồ lai đối với trường hợp trên.
Cho biết một gen quy định một tính trạng, các gen nắm trên NST thường, NST không thay đổi cấu trúc trong giảm phân.

----------------------------------------------------Hết-------------------------------------------------------
 
sinhQG1.jpg
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LÂM ĐỒNG LỚP 9 THCS NĂM 2010

ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Môn: SINH HỌC
Thời gian làm bài : 150 phút (Không kể thời gian giao đề )
Ngày thi: 01/4/2010
(Đề thi có 01 trang gồm 10 câu, mỗi câu 2 điểm)
Câu 1:
Muốn xác định kiểu gen của một cơ thể mang tính trạng trội là đồng hợp tử cần phải làm gì? Giải thích cách làm và lập sơ đồ lai.
Câu 2:
Chức năng của axít ribônuclêic. Sự khác nhau giữa axít ribônuclêic và axít đêoxiribônuclêic.
Câu 3:
Trình bày sự biến đổi hình thái nhiễm sắc thể trong chu kỳ tế bào. Vẽ hình.
Câu 4:
a. Sự di truyền nhóm máu A, B, AB, O ở người do 3 gen chi phối I(A), I(B), I(o). Viết kiểu gen quy định sự di truyền các nhóm máu trên.
b. Người ta nói: bệnh Đao là bệnh có thể xảy ra ở cả nam và nữ, còn bệnh mù màu và bệnh máu khó đông là bệnh ít biểu hiện ở nữ, thường biểu hiện ở nam. Vì sao?
Câu 5:
Thành phần kiểu gen đời đầu: 50% AA : 50% Aa. Cho tự thụ phấn liên tiếp 10 thế hệ thành phần kiểu gen dị hợp tử đời I10 như thế nào?
Câu 6:
Trình bày cơ chế phát sinh, hậu quả và cách nhận biết đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 7:
Người ta nhập nội 50 cây cỏ có chỉ số sinh sản /năm là 20 (một cây cỏ cho 20 cây cỏ con trong một năm) để phủ kín một sân vận động 6400m2 với mật độ 1000 cây/m2 thì cần thời gian tối thiểu bao lâu (biết hiệu suất sống của loài cỏ trên là 80%)
Câu 8:
Ở ruồi giấm: 2n=8. Một tế bào sinh dục đực và một tế bào sinh dục cái nguyên phân một số lần ở vùng sinh sản, rồi chuyển qua vùng sinh trưởng bước vào vùng chín để tạo thành tinh trùng và trứng thì môi trường tế bào cung cấp 2544 nhiễm sắc thể đơn. Mỗi trứng thụ tinh với một tinh trùng tạo ra một hợp tử. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 3,125%. Tính số hợp tử tạo thành và hiệu suất thụ tinh của trứng.(Biết số lần nguyên phân của tế bào sinh dục cái nhiều hơn số lần nguyên phân của tế bào sinh dục đực).
Câu 9:
Phân tích một đoạn mARN thu được kết quả: 10% Ađênin ; 20% Guanin; 30% Xitozin và 1500 đơn phân nuclêôtit.
a. Tính tỷ lệ phần trăm Timin trong gen tổng hợp mARN trên.
b. Gen trên có bao nhiêu liên kết hidro?
Câu 10:
Cho hai giống thuần chủng hạt tròn, màu trắng và hạt dài, màu đỏ lai với nhau được F1 đồng loạt hạt tròn màu hồng. Cho các cây F1 tự thụ thu đựợc 2012 hạt với 3 kiểu hình. Tính số hạt mỗi lọai kiểu hình. (Cho biết mỗi tính trạng do một nhân tố di truyền quy định).

………………….. Hết …………………….
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top