Thư tình xuyên thế kỷ

  • Thread starter Thread starter dailuong
  • Ngày gửi Ngày gửi

dailuong

New member
Xu
0
Có vũ trang

Trong giờ học đạo đức, thầy giáo kể rằng tổng thống Mỹ Washington hồi nhỏ có lần đã chặt nhầm cây anh đào của bố, nhưng sau đó vẫn mạnh dạn nhận sai lầm của mình và được ông tha thứ. Kết thúc mẩu chuyện, thầy hỏi:

- Em nào có thể cho thầy biết, tại sao bố của Washington lại không phạt con mình?

Cả lớp yên lặng suy nghĩ hồi lâu, cuối cùng Johny đứng dậy cả quyết:

- Thưa thầy, ông bố không dám phạt vì khi đó trong tay Washington vẫn còn cầm... cái rìu ạ.
 
Chuyện hài hước từ những cái cây ở ban công

Vụ việc ở Đà Lạt người ta đã đánh trốc gốc một cây mai cổ thụ nhiều tuổi nhất được coi là một ông Hoàng hoa mai khiến nhà báo Nguyễn Quang Thiều đau xót. Những hành động tàn phá cây xanh trong các công viên, trên phố, tại các khu rừng... để phục vụ cho cái lợi ích nhỏ nhoi của một số ít cá nhân là thiếu văn hoá, hay là dốt nát? Để có câu trả lời, mời đọc bài viết của nhà báo Nguyễn Quang Thiều.

Hầu hết trên ban công của mỗi ngôi nhà trong thành phố đều có những chậu cây. Chúng ta trồng những chậu cây trên ban công nhà mình để có màu xanh, để chống lại những cơn bão bụi, để chống lại cái nóng hầm hập của mùa hè và để ngắm nhìn nữa.

Vào ngày nghỉ cuối tuần, chúng ta ra tận ngoại thành hoặc bãi sông để lấy đất phù sa. Rồi chúng ta hì hục mồ hôi, mồ kê vác tải đất lên tận ban công tầng 2 tầng 3 và có khi tầng 5. Rồi chúng ta mua cây. Rồi chúng ta trồng. Sáng dậy chúng ta tưới cây dù có thể đến công sở chậm. Chẳng có gì quan trọng. Thiếu gì lý do với lãnh đạo về việc đi làm chậm của mình. Chiều về, chúng ta tưới cho cây trước rồi mới tắm cho mình. Đêm khuya đi ngủ, có người còn tưới cho cây một lần nữa. Khi xa nhà nhiều ngày trở về, nếu thấy cái cây vàng lá hay có vẻ thiếu nước, chúng ta xót xa, than thở và trách móc những người ở nhà không chăm sóc cái cây.

Quả là chúng ta đối xử với những cái cây trên ban công nhà mình như chăm sóc một sinh linh. Sự thật đúng là thế. Nhưng có một sự thật khác nữa. Một sự thật nực cười và thật tồi tệ. Đó là trong khi chúng chăm sóc thái quá những cái cây trên ban công nhà mình thì chúng ta lại thi nhau tàn phá những cái cây khác. Chúng ta tàn phá những cái cây trên phố, quanh hồ nước, trong công viên, cạnh những khu di tích văn hoá hay lịch sử... cho đến phá cả những khu rừng nguyên sinh hàng ngàn hécta.

Ngay cả những bãi cỏ đẹp trong thành phố mà hết thập kỷ này đếnthập kỷ khác chúng ta cứ phải để lù lù một cái biển như một lời van: "Xin đừng dẫm lên cỏ" nhưng chúng ta cứ vô tư dày xéo lên. Cỏ ấy có ở trên ban công nhà mình đâu mà phải gìn giữ. Chúng ta lại thay hết cái biển này đến cái biển khác: "Xin đừng ngắt hoa" nhưng chúng ta cứ ngắt đấy. Hoa đó có phải ở trên ban công nhà mình đâu mà không ngắt. Với những cái biển có dòng chữ ở nước khác: Xin (hãy)... thì tôi coi đó là lời nhắc nhở hoặc là mệnh lệnh. Nhưng ở nước ta thì tôi thấy đó là lời van xin. Thế mà van xin mãi chúng ta cũng chẳng tha cho. Chúng ta thật tồi tệ và đáng hổ thẹn.

Mấy hôm vừa rồi, tôi vừa đọc trên báo thấy ở Đà Lạt người ta đã đánh trốc gốc một cây mai cổ thụ nhiều tuổi nhất được coi là một ông Hoàng hoa mai. Những người có trách nhiệm ở đó giải thích vì cây mai đó nằm trong khu vực của một công trình sắp xây dựng. Hành động đó là vô cảm, thiếu văn hoá hay là dốt nát? Tôi nghĩ bạn đọc đã có câu trả lời.

Nếu họ phải xây dựng một công trình gì đó thì việc đầu tiên họ phải tìm cách bảo vệ cây mai kia trong khu vực xây dựng. Nếu không họ phải di chuyển cây mai ấy đến một nơi an toàn và chăm sóc nó. Quả thực tôi không hiểu được điều này. Nhưng ngẫm cho kỹ thì thấy chẳng có gì khó hiểu với những điều khó hiểu đang xảy ra ở xứ sở này.

Một lần đi trên một đường phố ở Boston - Mỹ, tôi nhìn thấy người ta đóng hộp gỗ quanh những gốc cây. Tôi nghĩ mãi không biết họ làm thế để làm gì bèn hỏi một người bạn Mỹ. Người bạn nói họ bảo vệ những cái cây vì chuẩn bị sửa chữa con đường. Họ sợ khi sửa đường vô tình làm hư hại những cái cây. Nghe vậy, tôi thực sự vừa thấy ngớ ngẩn vừa thấy xẩu hổ vì câu hỏi của mình.

Có nước, ở những khu chim làm tổ nhiều, người ta phải chăng những tấm lưới mềm dưới những vòm cây để những con chim non mùa sinh nở có rơi khỏi tổ cũng không bị trọng thương. Còn chúng ta đang sống với lối sống gì thì ai cũng biết. Trong khi chúng ta bỏ ra hàng có khi đến hàng triệu đồng để sở hữu một con chim trong lồng treo ở ban công và chăm sóc nó hơn cả một người con có hiếu chăm sóc cha mẹ thì chúng ta lại lăm lăm súng hơi săn lùng bắn giết những con chim trong những vòm cây.

Từ ngoài ban công bước vào, chúng ta thấy chính chúng ta hoặc bò rạp mình hoặc thuê những người giúp việc lau sàn nhà lát bằng những viên đá đắt tiền và không cho người khác đi giày dép vào nhà. Tôi đã chứng kiến một ông tỏ ra giận dữ khi mẹ mình đi dép từ ngoài sân vào nhà. Nhưng trong lúc ấy, chúng ta lại ngang nhiên đổ rác tuỳ tiện ra phố và tè bậy cả những nơi công cộng.

Bây giờ, quá nhiều gia đình chúng ta tìm mua đủ loại máy lọc nước cho gia đình nhưng lại công khai làm ô nhiễm nặng nề những hồ nước, những con sông... Rồi chúng ta lại lấy nước từ những hồ, những sông ấy vào bể chứa nhà mình rồi lại lùng sục những trang quảng cáo trên báo, trên các trang Web để tìm mua những thứ máy móc với hy vọng giúp chúng ta tạo ra những nguồn nước tinh khiết. Đây là sự hài hước hay là sự đần độn của con người(?).

Chúng ta đang sống một lối sống ích kỷ, vô trách nhiệm và thiếu hiểu biết. Chúng lầm tưởng những cái cây trên ban công, những sàn nhà sạch bóng, những bình nước dùng trong gia đình tinh khiết... sẽ cứu được chúng ta còn "thiên hạ" có làm sao cũng chẳng ảnh hưởng gì đến cá nhân chúng ta. Lối sống này đã trở thành một căn bệnh trầm kha của chúng ta. Lối sống này đang lây truyền ra toàn xã hội. Lây truyền đến độ chúng ta hung hăng và trắng trợn nhổ tung gốc một cái cây đẹp như thế, lấp cả một hồ nước như thế, xoá một phần lớn công viên như thế... để xây những khu kinh doanh.

Lây truyền đến độ có những nhà máy của chúng ta giết chết cả một con sông và đe doạ sự sống của cư dân đôi bờ, nhưng lại nộp hồ sơ để hòng giành giải những sản phẩm tốt. Những giải thưởng này không vì lợi ích của con người và trái đất. Nó gián tiếp hay trực tiếp phục vụ những lợi ích kinh doanh của chúng ta mà thôi. Hãy nhớ rằng: cả một cơ thể đầy bệnh tật thì đừng mong một ngón tay không bệnh tật. Đấy là sự hài hước hay là sự ngu dốt của con người.

Tất cả những hành động đó xuất phát từ sự thiếu hiểu biết, từ sự vô cảm, từ thói ích kỷ hợm hĩnh của chúng ta. Chúng ta tưởng rằng chặt một cái cây, lấp một hồ nước, đầu độc một con sông, tàn phá một cánh rừng... chẳng hề ảnh hưởng gì tới cái cây trên ban công hay bình nước trong bếp nhà chúng ta. Nhưng khi chúng ta yên trí ngủ say trong ngôi nhà của mình với lòng tin rằng đó là một pháo đài bất khả xâm phạm mà chúng ta hì hục xây dựng và trang bị suốt một đời người thì linh hồn của những cái cây đã chết, linh hồn của những hồ nước bị lấp, linh hồn của những con sông bị đầu độc... đêm đêm trở về bay trên giấc ngủ chúng ta và nói: Các người đang tàn lụi và đang trở thành những kẻ điên rồ.
 
Chở vợ đi shopping

Đọc tập bút ký "Nghiêng tai dưới gió" của nhà thơ Lê Giang, mới biết giai điệu điệp khúc “A, ai gọi đời ta!” trong bài hát Hãy yên lòng mẹ ơi được nhạc sĩ Lư Nhất Vũ tìm ra ngay trước... cổng chợ. Lê Giang mô tả cảnh chồng mình đang khoái trá sáng tác: “Cho tới một hôm, trong nhà lồng chợ bước ra, đụng mấy bà bán trái cây đang bụm miệng cười khọt khẹt, mấy bả hỏi tôi ổng làm gì vậy bà? Tôi dòm qua đường thấy ổng ngửa mặt lên trời, miệng chu chu hút gió”. Hình ảnh ấy thật ngộ nghĩnh. Ủa, nhưng chẳng lẽ nhạc sĩ họ Lư hết chỗ ngồi viết nhạc rồi sao mà lò dò ra cổng chợ đứng... “hút gió”?

1. Trong một trăm ông chồng chở vợ đi chợ thiết tưởng hết chín mươi chín ông chọn cách thả vợ xuống trước cổng, kiếm cái quán nước - không có quán nước thì kiếm tảng đá, bờ tường hay gốc cây - ngồi đợi chứ hổng có ông nào có gan theo vợ loanh quanh trong chợ.

Trong quãng thời gian dằng dặc đó, những ông chồng giàu kinh nghiệm thường cẩn thận thủ sẵn theo người tờ báo hay quyển sách, những ông chồng hời hợt, “non nớt” thì đành giết thì giờ bằng cách đếm số người qua lại trước mặt hoặc ngắm phin cà phê đang tí tách kia để đếm thử một ly cà phê trung bình chứa... tổng cộng bao nhiêu giọt (!).

Hiển nhiên, trong trường hợp này lợi thế thuộc về các ông chồng nghệ sĩ. Nhạc sĩ chờ vợ thì tha hồ “miệng chu chu hút gió”, hy vọng sẽ tìm ra ca khúc hay, giai điệu đẹp. Thi sĩ chờ vợ, có cơ may nảy ra lắm câu thơ tuyệt tác trong đầu. Văn sĩ thì tranh thủ thời gian vẽ ra cốt truyện, hình dung ra nhân vật hoặc tưởng tượng ra tình tiết. Vợ đi chợ càng lâu, tình tiết càng phong phú, dồi dào, phần “thu hoạch” có khi còn nhiều hơn lúc thả hồn nơi yên tĩnh. Mới biết, cái chợ (hay cái cổng chợ) cũng có thể kiêm luôn chức năng của “trại sáng tác”!

2. Ủa, mà tại sao mấy ông chồng ngán vô chợ lắm vậy? Mấy ổng sợ dơ tay dơ chân, dơ quần dơ áo chăng? Hay sợ phải chen chúc với đủ hạng người, sợ ngửi mùi cá mùi tôm tanh tưởi, sợ nghe tiếng bấc tiếng chì nhức óc?

Chắc là không phải. Từ khi thành phố mọc ra vô số siêu thị mát mẻ, sáng bóng, các ông cũng có thích thú cái chuyện lẽo đẽo theo vợ la cà bên các quầy hàng đâu. Chở vợ đi shopping, tiễn vợ bước qua tấm cửa kính sang trọng của siêu thị kia, ngay lập tức các ông lại làm cái chuyện mà các ông từng làm với chợ: kiếm một quán nước ngồi đốt thời gian.

Hóa ra đây là chuyện khác nhau giữa đàn ông và phụ nữ chứ không phải giữa chợ và siêu thị. Mua sắm là sở thích của các bà, các cô. Đàn ông cũng mua sắm, nhưng thường chỉ mua cái mình cần. Phụ nữ đã đành cũng cần cái mình mua, nhưng cũng cần cả... cái sự mua sắm.

Với đàn ông, mua sắm thuần túy là hành vi, là phương tiện để sở hữu cái mình muốn có. Với phụ nữ, hành vi mua sắm bản thân nó đã là mục đích, trước khi được xem như một phương tiện. Giống như đi câu cá, một người câu là để chăm chăm chờ cá cắn câu, một người không coi chuyện câu được cá là quan trọng, mục đích chính là thưởng thức cái thú thảnh thơi buông cần dưới bóng cây râm mát, giống như Nguyễn Khuyến ngày xưa nhấm nháp cảnh nhàn.

Do vậy, mua sắm với phụ nữ không đơn giản chỉ là sự trao đổi tiền-hàng nhằm thúc đẩy nền thương mãi của nhân loại như định nghĩa của các nhà kinh tế học, mà đã nâng lên thành một thói quen, một thú vui, một lẽ sống ở đời.

3. Từ đó suy ra: đàn ông biết mình cần mua gì mới vô siêu thị, còn phụ nữ vô siêu thị nhẩn nha cả buổi rồi mới biết những gì mình cần mua. Cho nên cái sự rề rà, nấn ná của người phụ nữ bên các quầy hàng, các tủ kính; cái cách thử hết cái áo này đến cái áo khác (chọn được kích cỡ thì không thích kiểu dáng, chấp nhận kiểu dáng lại không chuộng màu sắc, cứ thế mà ướm tới ướm lui, cầm lên đặt xuống) là cái cách mà người đàn ông không hiểu nổi, người đàn ông thấy chóng mặt, thấy đầu váng mắt hoa, thấy việc ngồi hàng giờ đồng hồ trong quán cà phê bên kia đường để chờ dài cổ dù sao cũng đáng gọi là cuộc sống thần tiên nếu đem so với “cực hình” lếch thếch theo chân các bà.

Từ đó suy ra thêm một “chân lý” nữa: Những người vợ thông minh nếu muốn trừng phạt đức ông chồng về tội trăng hoa chẳng hạn, chẳng cần gây gổ hay cấu xé làm gì cho hao hơi tốn sức, cứ thỏ thẻ nhờ ông chồng xách giỏ theo mình vô chợ hay vô siêu thị là đủ để hắn nhớ đời.

Đòn trừng phạt này nhẹ nhàng, văn minh-lịch sự-tế nhị, mà sức tàn phá âm thầm của nó chẳng có phép động khẩu hay phép động thủ nào sánh bằng.

Áp dụng “độc chiêu” này tức là khai thác sự khác nhau giữa các ông và các bà trước chợ và siêu thị. Hay nói cách khác, chính là khai thác sự giống nhau giữa chợ và siêu thị trước các bà và các ông.

Bởi, chợ hay siêu thị gì cũng vậy, hạnh phúc lớn nhất của các ông là được các bà cho “ngồi chơi xơi nước” trước cổng, dù có sốt ruột đến mấy cũng sẵn sàng tươi cười, đợi lâu quá thì đem thơ Hồ Dzếnh ra ngâm ngợi để tưởng tượng mình đang sống trong những giờ hoa mộng:

Ngó trên tay thuốc lá cháy lụi dần
Anh sẽ nói: gớm sao mà nhớ thế!
 
Bất đồng giữa chàng và nàng, vì sao?

Hãy tưởng tượng, đàn ông vốn là người thuộc Hỏa tinh, còn đàn bà trên Kim tinh. Một hôm, khi hướng ống kính viễn vọng của mình về phía Kim tinh, bỗng nhiên chàng nhìn thấy nàng xinh đẹp trên ấy, sinh lòng ham muốn và tức tốc ôm tên lửa bay về hướng đó. Nàng mừng rỡ đón chàng trên Kim tinh.

Họ sống với nhau rất hạnh phúc, song vì thuộc hai hành tinh khác nhau nên họ dần dần khám phá ra những điểm khác nhau về tâm lý, cá tính của nhau. Nhờ vậy, họ xử sự với nhau theo kiểu "chàng chiều lòng nàng, nàng chiều lòng chàng".

Sống đầm ấm như vậy năm này qua năm khác trên Kim tinh, bỗng dưng một hôm nhìn xuống Trái đất, họ thấy nơi đó đẹp quá. Họ liền quyết định cùng nhau rời Kim tinh xuống Trái đất ở. Nhưng tại đây, vì không quen với khí hậu và phong thổ mới lạ, họ phát bệnh, một chứng bệnh quái ác làm cho cả hai đều mất trí nhớ. Chỉ qua một đêm, họ quên rằng họ vốn là người thuộc hai hành tinh khác nhau với những điểm khác nhau giữa họ.

Khác với lúc trên Kim tinh, nay chàng xử sự với nàng theo tâm lý, suy nghĩ của chàng mà không quan tâm đến tâm lý, suy nghĩ của nàng và ngược lại. Nàng và chàng đều cho rằng người kia phải giống mình, phải muốn, phải thích những điều mình muốn, mình thích. Không còn thuận hòa như hồi còn ở trên Kim tinh, họ cho rằng là do không "hợp tuổi", do tiền kiếp mắc nợ nhau nên kiếp này phải chịu đựng để trả nợ", do "số trời " định.

Anh Hùng, chị Tâm là những người ở trong hoàn cảnh như vậy Anh xuất thân từ nông thôn, ông bà, cha mẹ của anh đều là nông dân. Còn chị là người thành phố. Họ yêu nhau rồi cưới nhau vì gặp nhau ở một điểm: cả hai người đều bị hấp dẫn bởi cái bề ngoài của nhau. Chị thích anh vì là trai tài, còn anh thích chị vì là gái sắc, lại con nhà giàu. Từ ngày bắt đầu quen biết nhau cho đến ngày về chung sống với nhau vẻn vẹn chỉ có hai tháng. Trong hai tháng gọi là "tìm hiểu" đó, họ như sống trong cõi mộng: quấn quít bên nhau, đi nhà hàng, xem hát, xem phim, mua quần áo và quà tặng cho nhau... Hầu như không còn thì giờ, cũng chẳng cần quan tâm, xem người mình sẽ gắn bó nhau suốt đời là "chỉ tốt nước sơn hay tết gỗ". Người này hiện lên trong mắt người kia là một con người lý tưởng về mọi mặt. Mọi sự đều thuận lợi, không có trở ngại, thứ thách hay khó khăn gì. Thảng hoặc có giận dỗi nhau thì kịch bản cuối cùng bao giờ cũng kết thúc bằng sự giảng hoà có hậu không rõ phải trái.

Có một con rồi hai con, cuộc sống của họ dần dần không còn thơ mộng như ngày nào.

Gặp điều ngang trái, chướng tai gai mắt, bất đồng quan điểm, dù trong những việc nhỏ thuộc cuộc sống hàng ngày. Chất nông dân của anh và chất thành thị của chị bộc lộ "liên tục, mọi lúc mọi nơi". Anh bốp chát, cộc lốc. Chị thì bóng gió, quanh co. Sống cùng nhà, nằm cùng giường, ăn cùng mâm nhưng họ xa nhau từng ngày, từng ngày cho đến lúc anh bay trở lên Hỏa tinh, bỏ chị lại trên Trái đất.
 
Một chàng trai viết thư tỏ tình với bạn gái:

Thành phố Mặt Trời - Ngày buồn, tháng nhớ, năm cô đơn, thế kỷ sầu...

Em thương mến!

Hôm nay trời thật đẹp, mây đen kéo đến mây trắng bay đi. Anh ngồi co cẳng viết cho em yêu của mình bức thư tình hay nhất thế kỉ 22. Đầu thư, anh chúc em nhiều calo để em mạnh khoẻ. Em à! Chỉ mới gặp em thôi mà anh ngỡ như đã quen nhau từ kiếp trước. Xa em vài giây thôi mà ngỡ đã bao năm. Em ơi ,ánh mắt em làm cả miền Nam chìm trong băng giá. Em cất tiếng cười làm cả miền Bắc ngủ quên còn khi những giọt lệ em rơi làm 7 tỉnh miền Trung chìm trong lũ lụt... Ôi thôi! Quái vật!.... Em à, em đến với anh trong ngày đông băng giá. Em sưởi ấm con tim anh tựa lò vi sóng nướng con mực khô. Mỗi khi anh khát, em là vại bia hơi dịu đi cái khát khủng khiếp của mùa hè.... Ôi em tôi là vô địch...

Thôi, thư đã dài dù chỉ là một chút trái tim anh. Em thấy không? Nếu em yêu anh thì anh nguyện dâng trái tim mình đem nấu cháo cho em bồi bổ. Hàng VN chất lượng cao đó em...

Yêu em nhiều...
 
Tấm.....Cám thời nay

Chuyện kể rằng, ngày xửa ngày xưa, trong một gia đình nọ, có hai người con gái cùng cha khác mẹ. Tấm là con của bà vợ cả, Cám là con của bà vợ lẽ. Người cha mất rồi, mẹ Tấm cũng mất, nên Tấm phải ở cùng với dì ghẻ là mẹ của Cám.

- Tấmmmm!!!!!!!!! Tao đã cấm mày xào nấm với dấm rồi cơ maaaaaaaaà. Đầu mày có bị ấm không? Cẩn thận tao cho vài đấm.

- Tấmmmm!!!!!!!!! Mày hâm à, mày câm à. Sao mày đâm thủng cái mâm???

Hàng ngày, những lời đay nghiến, chửi bới Tấm xảy ra như cơm bữa, cho dù gì ghẻ đã đôi lần bị phê bình trước tổ dân phố vì vi phạm nếp sống văn minh gia đình văn hoá. Tấm làm gì cũng bị bà mắng, trong khi Cám cũng đâm thủng mâm lúc chơi đùa với Tấm thì lại được mẹ khen là văn võ song toàn.

Một ngày nọ, dì ghẻ bỗng thèm ăn tép xào khế. Bà liền gọi hai cô đến và rằng: “Hai con! Hai con hãy ra ngoài ao tắm rửa giặt giũ cho sạch, cho thơm. Nhân tiện lúc đi ngang qua đồng bắt cho mẹ ít tép. Đứa nào bắt được nhiều tép về đây thì ta thưởng cho yếm đỏ, tôm thì càng tốt” .

Hai cô vâng lời mẹ và chạy đi. Tấm chăm lam, chăm làm. Cô nhảy ào xuống đồng. Một tay cô mò từng con tép, bắt từng con tôm bỏ vào giỏ. Còn tay kia bứt từng con đỉa đang bám chặt vào đùi, nhìn trước ngó sau rồi vứt mạnh về phía Cám đang say giấc trên bờ.
Chẳng mấy chốc, giỏ tép đã đầy kín. Tấm cất tiếng gọi Cám đi về. Tỉnh dậy, Cám bỗng thấy hoảng sợ vô cùng khi nhìn thấy giỏ của mình trống rỗng. Như thế này thì mẹ sẽ đánh mất. Vừa mới hôm qua thôi, Cám còn chứng kiến cảnh mẹ mình đấm lia lịa vào mõm con chó becgie vì nó trót xơi trộm của bà củ khoai lang. Con chó dữ tợn là thế mà phải bỏ chạy, để lại bốn chiếc răng cửa ở bãi chiến trường. Nhớ đến cảnh đó, Cám bất giác đưa tay che lấy miệng mình...

Về đến nhà, dì ghẻ đon đả ra đón Cám và thưởng cho Cám cái yếm đỏ. Còn Tấm, cô khóc tấm tức rồi lủi thủi ra chiếc giếng sau nhà. Cô thấy cuộc đời sau lắm trái ngang. Cô đã bỏ ra bao nhiêu công sức để bắt đầy giỏ tôm tép mang về cho mẹ ghẻ, vậy mà lúc lên bờ, cô đã cả tin khi nghe Cám nói: “Chị Tấm ơi chị Tấm. Đầu chị lấm chị ngụp cho sâu kẻo về mẹ mắng”. Rồi lừa lúc Tấm quay đi, Cám đã tráo bỏ giỏ rỗng của mình lấy giỏ đầy của Tấm rồi phi trâu một mạch về lĩnh yếm mới, bỏ lại đằng sau vài viên gạch do Tấm ném với theo.

“Thôi thì của đi thay người”, Tấm tặc lưỡi. Sau đó cô nhẹ nhàng thả con cá Bống trong giỏ xuống giếng. Con cá Bống này là của một người đàn ông lạ mặt tặng cho. Lúc ở ngoài đồng tép, đang nằm đập thùm thụp hai tay xuống đất vì uất ức, bất chợt ngẩng lên, Tấm bỗng thấy ông ta từ đâu xuất hiện. Ông tự giới thiệu mình là Bụt. Tấm nhớ rõ lắm vì cái tên này lần đầu tiên cô thấy có trên đời. Lúc đầu cô đã nghĩ thầm "Tên gì mà xấu tệ, sao không giới thiệu tên Việt hay Hảo đi cho đẹp???". Tuy nhiên, cô đã trở nên có cảm tình khi nghe ông nhẹ nhàng hỏi: “Vì sao con khóc?”. Sau khi nghe Tấm kể lại mọi chuyện, ông Bụt mới cho Tấm con cá Bống này và dặn, mỗi khi cho Bống ăn cơm, hãy nhớ gọi: “Bống ơi Bống! Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta. Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.” Dặn xong, ông bỏ chạy vì bị con chó becgie mà Tấm mang theo nhe bộ hàm thiếu bốn chiếc răng cửa ra dọa.

Kể từ ngày đó, mỗi lần sau bữa ăn, Tấm đều lén trút một bát cơm nóng hổi vào trong yếm và nhảy tưng tưng ra ngoài giếng để cho Bống.

Những lúc như vậy, Tấm phải vừa nhảy vừa huýt gió để dì ghẻ và Cám khỏi nghi ngờ về hành động của mình. Tuy nhiên, hành động đó của Tấm đã không qua được con mắt tinh đời của dì ghẻ.

“Không điên! Không dở hơi! Không thần kinh! Vậy mà vừa ăn no xong lại nhảy chồm chồm như phải bỏng” – Dì ghẻ nghĩ thầm. “Rõ ràng là khuất tất rồi đây”.

Rồi mụ sai Cám rình Tấm mọi lúc, mọi nơi; ghi lại mọi diễn biến, việc làm thường ngày của Tấm. Cám ghi được tất, không bỏ sót bất kỳ một hành động nào, kể cả những câu chửi thầm Tấm dành cho hai mẹ con Cám mỗi khi nàng tủi phận. Và rồi Cám phát hiện ra chiếc giếng, nơi Tấm thường nhảy tưng tưng đến mỗi khi ăn cơm xong. Ngay sau đó, Cám về thưa với mẹ. Dì ghẻ uất lắm. Bà nghĩ Tấm mang cơm cho giai...

Ngay sáng hôm sau, lúc con gà còn chưa kịp cất tiếng gáy vì chiều hôm trước bị Cám đá vào cổ họng trong lúc tập võ, dì ghẻ đã gọi Tấm dậy: “Con ơi con ơi. Đi chăn trâu phải chăn đồng xa. Chớ chăn đồng gần, làng bắt mất trâu”. Tấm ức lắm. Nàng vừa làu bàu, vừa mắt nhắm mắt mở nhảy lên lưng trâu. Làm sao mà không tức cho được, khi mới hai rưỡi sáng đã bị đánh thức, trong khi lịch ngủ thường ngày của nàng chỉ được bắt đầu vào lúc hai giờ mười lăm.

Tấm vừa đi khuất, dì ghẻ và Cám vội chạy lại gần chiếc giếng. Từ đằng xa, hai mẹ con thi nhau nhặt gạch ném rào rào về phía đó. Chẳng biết họ đã ném bao nhiêu viên, chỉ biết rằng chiều hôm đó cả làng phải nghe chửi vì nhà hàng xóm bên cạnh tưởng mất trộm nguyên liệu.

Tối đến, như thường ngày, Tấm lại mang cơm ra cho Bống ăn...

“Bống ơi Bống! Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta. Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người.”

Người ta nghe Tấm gọi mãi, gọi mãi. Và rồi tiếng Tấm rú vang khi chỉ thấy một cục máu nổi lên mặt nước. Tấm oà khóc. Kẻ nào đã hãm hại Bống? Kẻ nào đã đang tâm làm việc này? Và thế là tối hôm đó, lần thứ hai trong ngày, cả làng lại một lần nữa phải nghe chửi.
Bụt lại hiện lên và hỏi: “Vì sao con chửi?”. Sau khi nghe Tấm kể lại sự tình, Bụt mới bảo Tấm tìm xương Bống về cho vào bốn cái lọ và chôn vào bốn góc giường nơi Tấm nằm. Nghe lời Bụt, Tấm quay về nhà tìm xương Bống. Tìm mãi mà không thấy, Tấm lại khóc. Khóc mãi thì có một tiếng nói the thé vang lên “Cục ta cục tác, cho ta nắm thóc ta bới xương cho”. Ngẩng đầu lên, Tấm nhận ra con gà trống ngày nào, nay chất giọng đã hoàn toàn thay đổi vì di chứng của lần bị Cám đá vào cổ. Tấm ném thóc cho gà. Gà bới một lúc thì tìm thấy xương. Tấm nhặt lấy bỏ vào lọ và đem chôn dưới bốn chân giường nơi mình nằm...

Ít lâu sau, nhà vua mở hội. Mọi người dân trong kinh thành đều được mời tới dự bữa tiệc do vua chiêu đãi. Mẹ con Cám nghe tin dậy từ sáng sớm, chuẩn bị những bộ váy đẹp nhất, những đôi hài đẹp nhất, và đặc biệt là bỏ qua thói quen ăn sáng hàng ngày. Tấm cũng muốn đi lắm. Gì thì gì, ăn uống free, không đi cũng phí. Nhưng dì ghẻ lại không đồng ý. Bà nghĩ ra kế. Ban đầu, bà lấy một lon sữa ông Thọ tính phục vụ kế hoạch. Nhưng thấy không ăn thua, bà kiếm một hộp sữa Cô gái Hà Lan loại 3 kg, xúc đầy thóc, đầy gạo, sau đó đem đổ tất vào thùng và bảo Cám quay cho chúng trộn lẫn. Sau đó bà bắt Tấm nhặt thóc gạo riêng ra, xong thì mới cho đi hội. Tấm uất lắm. Cô muốn bóp cổ Cám cho hả giận. Nhưng khi thấy Cám đang nằm thở phì phò vì chóng mặt, lòng nhân từ đã khiến Tấm gạt phắt tư tưởng tội lỗi...

Mẹ con Cám đi rồi, Tấm bắt tay ngay vào công việc. Nhưng nhặt mãi, nhặt mãi mà vẫn không hết, Tấm lại khóc.

Bụt hiện lên và hỏi: “Làm sao con khóc?”, và rồi khi biết rõ câu chuyện, Bụt mới cười mà rằng: “Xời, tưởng gì, chuyện nhỏ. Ta sẽ cho chim của ta đến giúp con”.

Ngay lập tức, chim của Bụt bay đến, sà vào thùng thóc. Tấm thích chí lắm. Có trong mơ cô cũng chẳng hình dung ra nổi, Bụt cho chim nhặt thóc giúp mình. Tiện thể, Tấm bê cả thùng hạt dẻ, nhờ chim bóc vỏ hộ...

Trong chốc lát, mọi việc đã xong xuôi. Tấm hớn hở vì sắp được đi trảy hội. Nhưng khi nhìn mình trong gương, Tấm lại khóc. Bộ váy yếm duy nhất dì ghẻ cho cô mặc từ ngày này qua ngày khác, từ mùa đông sang mùa hè, giờ chẳng khác gì bikini hai mảnh. Và đôi guốc cao gót, giờ trông y hệt đôi guốc mộc. Tấm khóc to lắm. Một phần vì cô tủi, và phần nhiều cốt để cho Bụt nghe thấy.

Và Bụt đã nghe thấy thật. Làm Bụt như làm dâu trăm họ, thấy có tiếng khóc ở đâu là phải xuất hiện nơi đó, trừ nhà hộ sinh. Bụt đến chỗ Tấm, và cố gắng cất giọng ngọt ngào: "Lại chuyện gì nữa đây???". Sau khi nghe Tấm kể lể sự tình, Bụt mới bảo Tấm: "Con đào những cái lọ đã chôn ngày trước lên, thì muốn quần áo đẹp thế nào cũng có, toàn Versace không hà". Nói xong, Bụt biến mất luôn. Kể từ đó, không ai còn thấy Bụt nữa xuất hiện lần nào nữa trên giang hồ và nghe đâu, ông đã nằng nặc xin chuyển công tác...

Nghe lời Bụt, Tấm đào tung cả ngôi nhà vì chẳng nhớ lần trước đã chôn lọ ở đâu. Cuối cùng, cô cũng đã tìm thấy chúng. Nào thì áo, nào thì quần, nào thì giày, và còn cả một con ngựa.

Tấm đóng bộ gọn gàng, nhảy lên lưng ngựa và phi thẳng đến nơi trảy hội. Lúc đi ngang qua cầu, táy máy thế nào, Tấm rơi một chiếc giày xuống hồ trúng ngay đầu vị vua trẻ đang ngồi câu cá ở dưới đó. Vua liền ngóc đầu lên chửi với theo "Mẹ đứa nào ném giầy vào đầu ông" . Tấm sợ rằng sẽ đến muộn giờ trẩy hội nên Tấm mặc kệ và không quên vứt lại câu chửi thề về phía vị Vua trẻ đó "Sư cha đứa nào chửi bà", nhảy lên lưng ngựa và tiếp tục thúc ngựa phi nước đại.

Đến nơi, đúng lúc nhà vua đang mở cuộc thi kén vợ. Ai ướm vừa chiếc giày mà vua mang ra, người đó sẽ là vợ của vua. Điều lệ cực kỳ đơn giản, dễ chơi, dễ trúng thưởng nên ai cũng muốn thử vận may, trong đó có cả mẹ con nhà Cám. Vậy mà lạ thay, chẳng ai ướm vừa. Người ít nhất cũng rộng ngót một size. Tấm len lỏi chen vào. Cô nhận ngay ra giày của mình. Làm sao mà không nhận ra chiếc giày quá khổ. Tấm ngạc nhiên lắm. Trong khi đó nhà Vua thầm nghĩ "Ông mà bắt được mày thì mày biết tay ông". Tấm bèn xin ướm thử và vừa khít. Nàng trở thành vợ của nhà vua từ đó. Chẳng ai biết được vị vua trẻ đó đang toan tính điều gì chỉ thấy chàng ta nhếch mép cười mỉm trông vẻ rất gian xảo.

Tấm và vua kẻ tám lạng người nửa cân, hai người suốt ngày cãi nhau chí chóe chẳng ai chịu nhường ai, nhà vua ra sức hành hạ tấm thân ngọc ngà của tấm, nào là làm bia cho vua tập bắn, nào là làm bao cát cho vua tập oánh quyền... Tấm cũng chẳng vừa, Tấm bắt ruồi muỗi bỏ vào mồm vua lúc vua ngủ gật.... Chính vì thế mà cả hai người rất tâm đầu ý hợp, nhà vua thật sự rất sung sướng khi đã tìm được một ý trung nhân theo mong muốn của mình.

Thấm thoắt đã đến ngày giỗ bố, Tấm xin phép vua cho nàng trở về nhà. Vừa đến nơi, Tấm đã bị dì ghẻ bắt trèo cau hái quả. Nàng bực mình lắm. Dù gì thì cũng đường đường là chánh cung hoàng hậu, vậy mà phải trèo cây cau. Nhưng rồi nghĩ đến nghĩa vụ làm con, nàng làu bàu vài câu rồi nghe theo lời của mẹ ghẻ, trèo lên cây và không quên cắp nách đôi giày đã đi vào lịch sử.

Lại nói về mẹ con Cám, khi thấy Tấm đã ở chót vót trên ngọn cây, cả hai liền cầm rìu chạy ra mà mắm môi mắm lợi chặt gốc. Cây đổ ụp xuống ao khiến Tấm rơi xuống nước. Cho chắc ăn, mẹ con Cám gí điện xuống nước cho Tấm chết hẳn. Báo hại mấy trai làng đang tắm cách đó không xa cũng bị một phen điện giật. Thấy Tấm đã chết hẳn, Cám mới lấy quần áo của Tấm và mặc vào người rồi đi thẳng vào cung.

Tấm chết đi hoá thành chim vàng anh. Nàng muốn bay vào cung lắm. Nàng muốn được nhìn thấy nhà vua hàng ngày. Nhưng nàng không dám. Không chỉ riêng nàng, tất cả loài chim trong vùng chỉ nghe đến tên nhà vua là đều bay mất dép. Chả là nhà vua đang tập bắn chim. Con vật xấu số nhất bị vua bắn chết mới chỉ cách đây mấy ngày bằng cả một băng AK. Nàng chỉ dám đến bên vua mỗi khi đêm về và hót cho vua nghe những điệu nhạc mà chính nàng cũng không thể hót lại được lần thứ hai. Thấy con chim lạ cứ quấn quít bên mình, một hôm vua hỏi: “Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh chui vào ống quần”. Nghe vậy, vàng anh bay vào ngay, và suýt chết ngạt trong đó...

Từ ngày có vàng anh, nhà vua quên cả Cám mỗi khi đêm về khiến Cám tức lắm. Nó bèn sai quân lính bắt chim, vặt sạch lông vứt ra vườn. Từ đám lông ấy mọc ra hai cây soan đào. Vua thấy đẹp, bỏ chơi chim chuyển sang chơi cây. Cám tức mình lại sai chặt sạch cây trong vườn và lấy gỗ đóng thành khung cửi. Niềm vui chẳng trọn vẹn. Hôm sau suýt nữa thì Cám bị truy tố vì tội lâm tặc.

Khung cửi hàng ngày phát ra tiếng kêu: “Kẽo cà kẽo kẹt, lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt cho”. Điên tiết, Cám đốt thành tro và đem rải ra đường. Từ đám tro ấy lại mọc lên cây thị, và chỉ có duy nhất một quả...

Lại nói về nhà vua. Từ ngày Cám về cung, nhà vua cảm thấy có điều gì lạ lạ. Vua sinh buồn phiền, ngày ngày dạo chơi khắp nơi cho khuây khoả. Một hôm, khát nước, vua đi qua quán của bà già nọ. Vua kêu hai cốc trà đá. Bà cụ mời vua miếng trầu. Thấy miếng trầu ngon sao giống của hoàng hậu têm ngày trước, nhà vua mới gặng hỏi, đồng thời xin bà miếng nữa...

Thì ra một lần bà lão đi ngang qua cây thị, thấy có quả thị ngon, bà mới nói: “Thị ơi thị rụng bị bà, bà để bà ăn chứ bà không ngửi”. Gọi mãi, gọi mãi mà thị không rơi, bà mới dùng dép ném. Thấy quả thị đẹp, bà lão mang về nhà để ngắm hàng ngày. Nhưng kỳ lạ làm sao, từ ngày có thị, mỗi lần bà lão đi ra khỏi nhà, khi quay về, nhà cửa lại gọn gàng sạch sẽ, cơm nước đầy đủ. Bà ngạc nhiên lắm. Bà kể cho mọi người nghe, và sau đó phải giấu biệt thị vì ai cũng muốn mượn. Rồi một ngày bà giả vờ đi ra khỏi nhà rồi sau đó quay lại, bà thấy trong quả thị có một người con gái nết na, xinh đẹp bước ra. Bà mừng lắm, chạy vội lại xé tan vỏ thị. Từ đó Tấm ở lại với bà lão.

Khi vua hỏi, bà mới gọi Tấm ra. Hai vợ chồng nhận ra nhau, mừng mừng tủi tủi. Sau đó vua đưa Tấm về cung lại làm hoàng hậu.

Gặp Tấm, thấy nàng xinh đẹp hơn xưa, Cám mới hỏi: “Chị Tấm ơi, chị làm thế nào mà đẹp thế?”. Tấm mới sai đào một cái hố sâu, bảo Cám đứng dưới để Tấm giội nước sôi xuống. Cám vui lắm. Vậy là nó lại sắp được đẹp như Tấm rồi. Cám cười rạng rỡ và không quên dặn Tấm phải đun nước thật sôi giội cho sướng...

Cám chết, Tấm băm vằm xác Cám làm nghìn mảnh, nấu mắm rồi sai quân lính đóng chum dán nhãn Phú Quốc đem biếu dì ghẻ. Dì ghẻ đang ăn khen ngon, bỗng có con quạ đến kêu rằng: “Ngon gì mà ngon, mẹ ăn thịt con có còn xin miếng”. Dì ghẻ giật mình, nhìn xuống đáy chum thấy đầu của Cám. Mụ kêu to ba tiếng rồi lăn đùng ra chết. Tấm cũng suýt bị truy tố vì tội giết người cũng may mắn là có ô dù to nâng đỡ nên mới thoát nạn... Từ đó Tấm suốt ngày ở trong cung chẳng dám đi đâu sợ dân chúng chửi bới chê cười bởi chí ít gì thì Tấm cũng là đương kim hoàng hậu mà.
 
Dưa bở

Chàng đèo nàng qua quán chè thì bọp phanh dừng xe hỏi nàng:

- Ăn không?

Nàng đáp vội:

-Có.

Chàng lên mặt tự hào:

-Phải thế chứ phanh mới thay hôm qua mà lại.
 
Buồn ơi là buồn!

Buồn buồn mắc võng nằm chơi. Ai ngờ võng đứt, buồn ơi là buồn.

Buồn buồn năm chục xé chơi. Xé nhầm năm triệu, buồn ơi là buồn.

Buồn buồn muốn đốt nhà chơi. Ai dè cháy thật, buồn ơi là buồn.

Buồn buồn lấy súng ra chơi. Bắn nhầm đứa bạn, buồn ơi là buồn.

Buồn buồn chán chán đi bơi. Ai ngờ hết nước, buồn ơi là buồn.

Buồn buồn đếm lá vàng rơi. Đếm hoài không hết, buồn ơi là buồn.

Buồn buồn muốn hắt xì hơi. Vậy mà không được, buồn ơi là buồn.

Buồn buồn viết nhảm, gửi chơi. Ai mà ráng đọc... khùng ơi là khùng hehe
 
Yêu nhau như chó với mèo,

Đuổi nhau một lúc, mèo trèo lên cây .

Chó nhìn ánh mắt thơ ngây,

Dẫm chân xuống đất: "Con này xuống không".

Mèo rằng: "Đồ chố lắm lông,

Bà đây không xuống đồ không biết trèo".

(Sưu tầm)
 
Truyện cười thời @

Trời ơi! Một con heo biết nói!”.
Cô giáo đang đọc truyện "Ba chú heo con" cho các bé nghe đến đoạn một chú heo gặp bác nông dân và xin rơm: - Bác ơi, cho cháu xin ít rơm nhé!

Cô giáo ngừng lại hỏi:

- Các con có biết bác nông dân nói gì không?

Tèo giơ tay:

- Thưa cô, bác ấy bảo: “
o O o


Thấy cậu con trai đang học bài "Sự tích bánh chưng, bánh dày", bố bèn hỏi:

- Con trai, con có biết bánh chưng có từ bao giờ không?

- Tính theo mùa thì có từ giáp Tết, tính theo ngày thì có tại hàng quà sáng lúc 5 giờ ạ!
o O o

Cô giáo hỏi trò Tèo:

- Em nghĩ gì khi tuần này đã bị điểm 2 lần thứ ba?

- Thưa cô, em đã hiểu ý nghĩa câu: "Ghét của nào trời trao của ấy".
o O o

Giờ sinh vật, thầy giáo hỏi một em học sinh:

- Trong các loại cây mà bố em trồng, em thấy cây nào cho hiệu quả kinh tế cao nhất?

- Dạ, "cây xăng" ạ!
 
Cứ thương nhau đi

Một chàng thợ săn mới vào nghề mời hàng xóm, người đang đau buồn vì mất chú mèo cưng sang ăn mừng chuyến đi săn đầu tiên. Sau khi cơm no rượu say, người hàng xóm nức nở khen ngon rồi hỏi:

- Món gì thế?

- Thịt thỏ - Chủ nhà đáp.

- Anh tìm đâu ra thỏ ở vùng này?

- Tối qua, tôi đang ở trong nhà thì có tiếng động ngoài cửa. Tôi mang súng bước ra, thấy một con thỏ giương mắt nhìn, tôi cho nó ngay một phát vào giữa trán. Nó chỉ kịp kêu... "meo" một tiếng.
 
Kiếp người

Khi Chúa tạo ra con lừa, Người phán: “Ngươi sẽ làm một con lừa có trí tuệ khiêm tốn, làm việc quần quật từ sáng sớm tới tối mịt, thồ những gánh nặng oằn lưng mà chỉ được ăn cỏ. Bù lại những vất vả đó, ngươi sẽ được sống tới 50 năm”.

Con lừa trả lời:

- Sống như vậy 50 năm thì thật là khốn khổ. Xin Người cho con sống không quá 20 năm thôi.

Chúa chấp thuận ước nguyện của con lừa. Người tiếp tục tạo ra con chó và nói với nó:

- Ngươi sẽ trông coi nơi ở, bảo vệ tài sản của con người, kẻ sẽ coi ngươi là bạn hữu thân thiết nhất. Ngươi sẽ ăn cơm thừa canh cặn của hắn và sống 25 năm.

Con chó đáp:

- Cảm ơn Người! Nhưng sống kiếp con chó trong 25 năm là một hình phạt quá nặng. Xin Chúa cho cuộc đời con chỉ kéo dài dưới 10 năm thôi!

Lời thỉnh nguyện của con chó được chấp nhận. Thế rồi, Chúa tạo ra con khỉ và bảo nó:

- Ngươi sinh ra làm kiếp con khỉ. Ngươi sẽ đánh đu từ cây nọ qua cây kia, hành động như một gã ngốc. Ngươi sẽ có bộ dạng tức cười, chuyên làm trò cười cho thiên hạ. Tuổi thọ của ngươi là 20 năm.

Con khỉ tạ ơn Chúa rồi than thở:

- Cuộc sống như thế kéo dài tới 20 năm thật là một cực hình. Xin người cho con sống 10 năm thôi.

Chúa nhân từ chấp nhận lời thỉnh cầu. Người tiếp tục tạo ra con người rồi phán:

- Ngươi là con người, sinh vật cao cấp duy nhất biết đi trên đôi chân ở trái đất này. Ngươi sẽ sử dụng trí tuệ để làm chủ mọi sinh vật trên thế giới. Ngươi sẽ thống trị địa cầu và thọ 20 năm.

Con người cầu xin:

- Thưa Chúa! Kiếp người 20 năm thật quá ngắn ngủi. Xin Người hãy ban cho con 20 năm mà con lừa đã từ chối, 15 năm mà con chó không chịu nhận và 10 năm con khỉ vứt bỏ.

Thế là, Chúa cho người đàn ông sống 20 năm làm kiếp con người. Kế đó, anh ta lấy vợ và sống 20 năm kiếp con lừa, làm việc quần quật với những gánh nặng trên lưng. Tiếp theo, khi có con, anh phải sống 15 năm kiếp con chó, trông coi nhà cửa và xơi những đồ ăn thừa mà lũ con để lại. 10 năm cuối đời, anh ta sống kiếp con khỉ, hành động như một gã ngốc để mua vui cho lũ cháu
MỘT NỤ CƯỜI BẮNG MƯỜI THANG THUỐC NỔ
MỘT TRẬN CƯỜI BẮNG MỘT RỖ ĐẠI BÁC
 
Chài ơi pó tay

3 con quỷ hút máu

Ngày xửa ngày xưa, 3 con quỷ hút máu gặp nhau vào một buổi đêm và cùng khoe khoang về thành tích hút máu của mình.

Con thứ nhất vỗ ngực: "Hãy nhìn cái toà nhà kia. Tao có thể xử lý toàn bộ dân cư ở đó trong 10 phút".

Dứt lời, hắn bay tới ngôi nhà, 9 phút sau trở lại với cái mồm dính đầy máu với vẻ mặt thoả mãn.

Con thứ hai lên tiếng: "Hãy nhìn ngôi làng kia. Tao chỉ cần 5 phút".

Nói rồi hắn bay đến ngôi làng, trở lại sau 5 phút, máu chảy ròng trên miệng.

Con thứ ba hét lên: "Hãy xem thị trấn kia kìa. Chỉ 3 phút là xong".

Hắn bay thẳng đến thị trấn, 1 phút sau quay trở lại với chiếc mồm be bét máu.

Hai tên kia trố mắt ngạc nhiên hỏi: "Làm sao mà mày có thể nhanh như vậy?".

Con thứ ba chỉ về hướng đó và hỏi: "Mày có nhìn thấy toà nhà phía đằng kia không?".

"Có", 2 tên cùng trả lời.

"Tao thì không".

(Theo Tuổi Trẻ Cười)
 
Khi thầy cô đùa.

Trong một buổi sinh hoạt lớp:

Thầy: Tí, em đã có lí do gì để giải thích cho tất cả những lỗi em vi phạm trong tuần này không?

Tí: Không ạ!

Thầy: Vâng, bạn Tí đã không vượt qua câu hỏi số một. Rất tiếc, bạn sẽ ra về với số điểm là Một, tương ứng với số tiền là 1000 đồng, nộp vào quĩ lớp, cùng với phần quà nhà tài trợ là một giấy mời phụ huynh. Xin thành thật chia buồn với bạn. Không sao cả, hi vọng bạn sẽ may mắn lần sau !

Cả lớp: !?!
 
Thư gửi bạn

Đây là câu đầu tiên tao gửi cho mày. Kế đến, tao sẽ viết cho mày câu thứ hai. Câu này nữa đã là câu thứ ba rồi đó. Tèo à, mày có biết câu mày đang đọc đã là câu thứ tư rồi không? Vậy mà tao vẫn không thể bắt đầu câu chuyện ở câu thứ năm này.

Tao hy vọng sẽ nói được điều muốn nói với mày ở câu thứ sáu, nhưng sao thấy khó mở lời quá, hẹn mày ở câu thứ bảy nha. Mà thôi, đợi thư xuống dòng, tao sẽ tâm sự với mày được nhiều hơn.

Tèo ơi! Mày có biết giờ đã là câu thứ mấy rồi không? Tao học dốt quá nên không thể đếm nhiều được. Nếu tao không nhầm thì đã là câu thứ mười rồi.

Mày biết không, khi tao chấm hết câu này cũng là lúc tao chuyển sang câu thứ mười bốn rồi đó. Tao dự định sẽ nói toạc móng heo ra đây, nhưng cứ sợ mày không đủ bình tĩnh, nên tao đành để nó ở câu sau nữa. Tèo à! Mày có đang nghe tao nói đó không? Điều tao muốn nói với mày là hãy kiên nhẫn đọc câu kế tiếp. Và nếu mày tin tao, hãy đọc thêm câu này nữa. Tao không muốn làm mất thời gian của mày thêm, nên tao sẽ cho mày biết ngay bây giờ. Tèo à, tao muốn nói là… là… mày hãy đọc lại lá thư này, Tèo nhá!
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top