THỦ KHOA ĐH KHỐI C,D CHIA SẺ BÍ KÍP LÀM BÀI THI
Tất cả các chiêu ôn luyện, làm bài đều được các thủ khoa bật mí hết.
Thủ khoa khối C cả nước năm 2010 Vũ Thu Thảo (27,5 điểm)
Môn học khối C không đơn thuần là một môn học thuộc, nó còn cần tư duy sáng tạo với những câu hỏi tổng hợp kiến thức. Vì thế, nhiệm vụ của người học không chỉ học thuộc những ý chính, những mốc thời gian, những số liệu hay sự kiện cụ thể mà còn cần biết liên hệ mở rộng để bài làm đạt hiệu quả tốt nhất.
Thủ khoa khối C cả nước năm 2010 Vũ Thu Thảo (27,5 điểm)
Môn học khối C không đơn thuần là một môn học thuộc, nó còn cần tư duy sáng tạo với những câu hỏi tổng hợp kiến thức. Vì thế, nhiệm vụ của người học không chỉ học thuộc những ý chính, những mốc thời gian, những số liệu hay sự kiện cụ thể mà còn cần biết liên hệ mở rộng để bài làm đạt hiệu quả tốt nhất.
Thu Thảo - Thủ khoa khối C của cả nước đồng thời cũng là thủ khoa khiến nhiều người khâm phục bởi trước đó bạn ấy mang trong mình bệnh u não hiểm nghèo.
Với môn Văn, ngoài kiến thức SGK các bạn nên tham khảo những dẫn chứng từ cuộc sống hay sách báo để lấy dẫn chứng sinh động nhất cho các đề Nghị luận xã hội, và cần đọc nhiều để liên hệ cho bài viết về tác phẩm văn học thêm sâu sắc.
Môn Địa Lý bạn nên nắm chắc các dạng biểu đồ, nhận xét cũng như giải thích biểu đồ, vì nó thường có 1 motip chung nhất định. Phần lý thuyết, các bạn cần chia theo đề mục, từng phần ví dụ như phần Địa lý Tự Nhiên, Địa Lý [COLOR=#006400 !important]Kinh Tế có những đặc điểm gì quan trọng cần lưu ý... Ngoài ra Atlat cũng là tài liệu rất quan trọng để các bạn học Địa lý dễ nhớ hơn vì hiểu rõ được đặc điểm từng vùng miền trên đất nước.[/COLOR]
Đề thi Đại học nhìn chung bám sát SGK, các bạn cần biết phân bố thời gian cho hợp lý, để tránh tập trung quá cao vào những câu hỏi ít điểm để dẫn tới tình trạng "đầu voi đuôi chuột". Nên bấm giờ làm bài và đọc kĩ yêu cầu đề bài ra để tránh hiện tượng lạc đề… Phải trình bày theo từng ý chính, nên có câu nối khi chuyển đoạn tránh hiện tượng các ý lộn xộn, lặp ý, để đảm bảo hiệu quả tốt nhất các bạn nên gạch ý ra nháp trước khi viết vào bài làm, trình bày sạch sẽ, sáng tạo, logic và khoa học, đó chính là ưu điểm cũng như lợi thế của những bài thi đã từng được điểm cao.
Thủ khoa khối C ĐH KHXH & NV Phạm Thị Minh Duyên (26,5 điểm)
Trước hết phải chuẩn bị chu đáo, đầy đủ giấy tờ và dụng cụ cần thiết để phục vụ bài thi, đặc biệt với môn Địa phải có máy tính, compa, thước kẻ. Ngoài ra có thể chuẩn bị thêm chai nước, khăn tay để lau khi tay bạn ra mồ hôi làm nhòe giấy thi.
Với môn Sử hãy làm bài thi như một bài viết Sử, trình bày hiểu biết, đánh giá của bản thân về Lịch Sử chứ không nên coi đây là một kỳ thi học thuộc lòng. Nên viết thành 3 phần: đặt vấn đề, trình bày vấn đề và khái quát, đánh giá vấn đề. Ý nào rõ ý đấy, viết thành những đoạn văn để người chấm dễ dàng nhận ra ý của bài. Bài thi Sử đặc biệt tránh sai sự kiện, không chắc chắn thì không được viết vào bài.
Môn Địa nên triển khai theo lối diễn dịch, ý lớn trình bày trước, ý nhỏ trình bày sau, trình bày rõ ràng thành các dấu hoa thị, gạch đầu dòng để không bị sót ý. Với bài vẽ biểu đồ phải xử lý số liệu thì phải tính toán cẩn thận và xác định đúng biểu đồ, tránh vẽ sai số liệu.
Còn môn Văn, để làm tốt nên trình bày cách cảm nhận, đánh giá của bản thân chứ không nên trình bày văn mẫu. Nên trích dẫn các câu nhận xét của các tác giả tiêu biểu, nên liên hệ nhiều tác phẩm với nhau để bài viết sâu và rộng. Nếu có thể ta nên liên hệ với các vấn đề hiên thực trong cuộc sống hiên tại để có một bài viết sâu sắc. Bài viết trình bày dễ đọc, rõ ý sẽ gây ấn tượng tốt với người chấm.
Làm bài thi cần hết sức tránh việc làm lạc đề, để lảm được điều đó hãy tìm trong đề các từ ngữ quan trọng, gạch chân các từ ngữ đó để xác định hướng làm bài.
Điểu quan trọng nữa đó là vấn đề thời gian: hãy chia 180 phút cho 10 điểm, mỗi điểm 18 phút, từ đó nhân lên với số điểm của từng câu để có thể kiểm soát thời gian.
Thủ khoa khối D - ĐH KHXH & NV Phạm Phương Ly (25 điểm)
Đối với môn Toán, cách học hiệu quả nhất là tự làm hết các bài tập trong sách giáo khoa. Khi làm nhiều khắc sẽ quen và đồng thời cũng nhớ được các kiến thức lí thuyết cơ bản. Ngoài ra, bạn cũng nên “thi thử” bằng cách bấm giờ và làm các đề thi ĐH những năm trước.
Khi làm bài thi, các bạn nên chú ý cách trình bày sao cho thật logic và đầy đủ (nhất là điều kiện phương trình, điều kiện ẩn...). Dễ làm trước, khó làm sau, không dừng quá lâu vào một câu. Và làm đến đâu, chắc đến đấy. Nếu có những câu khó mà bạn không thể nghĩ ra cách làm, bạn có thể làm những bước cơ bản đầu tiên như điều kiện hay đạo hàm thì cũng nên viết vào bài thi vì có thể cũng giành được 0,25 điểm quí giá, sai cũng không bị trừ điểm.
Môn Văn là môn học nhọc nhất, vì chúng ta không chỉ phải học trong chương trình lớp 12 mà còn phải học cả chương trình lớp 11. Ngoài ra còn phải nắm được những tác phẩm có liên quan để so sánh, liên tưởng tới tác phẩm trong đề thi.
Ngoại ngữ là môn thi trắc nghiệm nên bạn cần chú ý đọc kĩ đề, tránh nhầm lẫn đáng tiếc. Trong quá trình học tiếng Anh, nên ghi nhớ kĩ các cấu trúc từ, giới từ, tập làm tốt các bài viết lại câu, học thuộc từ mới. Không nên bỏ qua sách giáo khoa vì thực tế cho thấy có rất nhiều câu trắc nghiệm được lấy ngay trong SGK đấy. Khi làm bài, nếu câu nào bạn chưa nghĩ ra đáp án thì nên bỏ qua ngay nhưng không nên bỏ sót bất kì câu nào.
Nên chú ý đặc biệt đến thời gian để phân bổ cho hợp lí. Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết, dụng cụ học tập, kiểm tra máy tính … để tránh tối đa những rủi ro. Ghi đúng chuẩn số báo danh, số tờ giấy thi, họ tên, phòng thi. Không nên để mình bị đói khi đi thi. Thi môn nào xong, dù có làm tốt hay không cũng bỏ qua và chú ý đến môn tiếp theo.
Vậy là chúng mình đã nắm được các tips ôn luyện và làm bài thi của toàn những thủ khoa ĐH rồi đấy. iOne và các thủ khoa chúc các sỹ tử sẽ vững bước để vượt vũ môn thành công.
Nguồn: vnexpress
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: