Thủ khoa 2 trường ĐH: " Quan trọng nhất là TỰ HỌC "

ChipsMunk

New member
Xu
0
THỦ KHOA 2 TRƯỜNG ĐH: "QUAN TRỌNG NHẤT LÀ TỰ HỌC"

Nguyễn Trường Thịnh là cựu học sinh lớp chuyên Toán, trường THPT thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Trường Thịnh đỗ thủ khoa khối A Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM với số điểm làm tròn 28,5; đỗ thủ khoa Đại học Y Dược TP.HCM với điểm số 29,5 (chưa tính điểm ưu tiên).

Cởi mở nhưng khiêm tốn, Nguyễn Trường Thịnh chia sẻ những kinh nghiệp học tập, ôn thi Đại học các môn thuộc 2 khối A và B đưa bạn đến với danh hiệu ‘thủ khoa đúp’ của 2 trường Đại học danh tiếng.

Môn Toán: Cần một cuốn sổ nhỏ để ghi lại tất cả những gì cần nhớ
Đối với môn Toán, chàng thủ khoa đạt điểm tuyệt đối ở môn Toán khối B chia sẻ những “bí kíp” để đạt điểm cao: “Điều quan trọng cần nhớ là bạn phải làm thật kĩ.Kĩ trong từng thao tác tính toán và cả trong cách trình bày. Trình bày một bài toán sao cho thật khoa học và dễ hiểu sẽ giúp bài thi có được ấn tượng tốt với giám khảo. Lý thuyết, công thức là điều căn bản cần nhớ, nhưng mình nghĩ không cần bận tâm nhiều vào việc chứng minh nó."Cần hơn là nên chấp nhận nó và dành nhiều thời gian để luyện tập sử dung nó cho nhuần nhuyễn. Bạn cũng nên có 1 cuốn sổ nhỏ để ghi chú lại những công thức thường dùng, và những dạng bài hay mà bạn gặp được trong sách”, Thịnh chia sẻ.

Trường Thịnh cho biết, để ôn tập hiệu quả tất cả các môn học, việc đầu tiên là mình cần chia chuyên đề theo môn để ôn tập kĩ kiến thức. Việc này sẽ tạo cho thí sinh một cái nền vững chắc, từ đó việc giải các đề thi sẽ hiệu quả hơn.
Thịnh cho rằng giải đề là cách hiệu quả để mình vừa ôn tập, lại vừa có thể làm quen với việc thi đại học thực sự. “Tuy nhiên, mình cần chú ý lựa chọn nguồn đề thi chất lượng, đừng giải tràn lan. Với lại, việc mình giải bao nhiêu đề không quan trọng bằng việc sau từng đề đã giải, mình có thể rút ra được bài học kinh nghiệm gì để giải tốt hơn cho những lần sau”.


1b.jpg

Thủ khoa đúp' Nguyễn Trường Thịnh

Môn Vật lý: Không nên học vẹt công thức

Theo Thịnh, trong đề thi Vật lý, khó khăn mà các thí sinh gặp phải luôn nằm trong 2 phần bài tập của dao động và dòng điện xoay chiều. Đối với những “cửa ải” này, các thí sinh cần có sự rèn luyện về phương pháp giải. Mỗi bài tập luôn có nhiều cách giải, đối với Thịnh, bạn luôn chọn một cách giải mà mình cảm thấy phù hợp nhất và tập luyện nó.
Ví dụ: đối với dạng bài tập dao động cơ có 2 phương pháp giải: tính toán và vẽ giản đồ; gặp loại bài tập này, Thịnh chọn vẽ giản đồ.Phần lý thuyết của môn Vật lý chiếm tỉ lệ khoảng 30% số câu trong đề thi.

Theo Thịnh, phần nhiều các câu lý thuyết đều nằm trong chương trình sách giáo khoa nên việc nếu chăm chỉ thì việc giành điểm số tối đa trong phần lý thuyết không quá khó khăn.
Vấn đề còn lại là bài tập, Thịnh bật mí: “Trước khi thi, mình tập giải các đề thi mẫu và canh thời gian khi làm bài. Lâu dần, khi kiến thức đã vững, mình ép thời gian lại để giải trọn vẹn một đề thi. Khi vào thi trực tiếp, thí sinh có một khoảng thời gian để đọc đề thi. Bạn cần phải đọc thật nhanh 2/3 đề thi, chọn ra những câu bạn có khả năng làm được, rồi “giải quyết” ngay. Sau đó, bạn dành thời gian cho những câu khó hơn”.Môn Lý là một câu nhiều công thức và rất khó thuộc. Theo Thịnh, cách thuộc công thức không đơn giản là chỉ học bài, mà quan trọng nhất là phải hiểu cách chứng minh công thức ấy. Làm nhiều bài tập, va chạm với công thức, thí sinh sẽ tự nhập tâm công thức mà không cần phải học vẹt.

Môn Hóa học: Kiến thức bao trùm cả ba khối lớp 10-11-12

Môn Hóa học là môn có ở cả 2 khối A và B, nhưng theo ý kiến riêng của Thịnh: Đề môn Hóa khối A có phần đơn giản hơn đề Hóa của khối B. Phần lý thuyết Hóa khối B sâu hơn, những chi tiết trong các bài tập đòi hỏi cao đến mức các thí sinh phải học thuộc lòng một khối lượng kiến thức không nhỏ; đặc biệt là tên các chất, quặng... Đây là điều mà đa số thí sinh dự thi môn Hóa đều… ngao ngán.
Theo Thịnh, môn Hóa là một môn học đòi hỏi nền tảng kiến thức vững. Phần lý thuyết sẽ bao trùm kiến thức của khối lớp 10-11-12, do đó, nếu thí sinh không tập trung cho môn học này thì sẽ khó mà có điểm cao.Vấn đề quan trọng nhất đối với đề thi Hóa là kiến thức sách giáo khoa.

Theo Thịnh, nếu nắm chắc kiến thức trong sách, có thể đạt ít nhất 5 điểm. Phần bài tập nâng cao trong các sách tham khảo chỉ có tác dụng khi người giải đã có nền tảng kiến thức sách giáo khoa thật vững. “Bài tập nâng cao cũng chỉ là sự nâng cao từ các kiến thức cơ bản”- Thịnh nói.
Việc chọn sách tham khảo đối với môn Hóa hay bất kỳ môn học nào khác với Thịnh cũng có nguyên tắc riêng. Thịnh chọn những cuốn sách tham khảo của những nhà xuất bản bạn tin cậy, chọn sách chất lượng chứ không nên tràn lan.

Môn Sinh học: Đừng để đáp án “nhiễu” đánh lừa.

Đối với môn Sinh học, Thịnh cho rằng phần tính toán không quá khó. Môn Sinh nặng về suy luận, muốn đạt điểm cao môn này, người làm bài phải thật kỹ lưỡng.
Phần lý thuyết Sinh học nằm nhiều ở lớp 12, phần bài tập tính toán nằm chủ yếu trong các câu hỏi về di truyền. Theo anh chàng thủ khoa, muốn làm tốt môn Sinh phải đọc hết sách giáo khoa ít nhất là 2 lần, trong lớp cần phải tập trung nghe thầy cô giáo giảng.Để việc học hiệu quả hơn, thí sinh nên lập nhóm học tập khoảng 4-5 người cùng một khối thi nhằm trao đổi những ý tưởng, phương pháp giải sao cho hiệu quả.

Có một vấn đề mà các thí sinh dự thi môn Sinh hay gặp phải là trong cùng một câu hỏi trắc nghiệm, có rất nhiều đáp án hao hao giống nhau, nhưng chỉ có một đáp án chính xác. Thịnh cho biết, để tránh tối đa việc bị các đáp án “nhiễu” đánh lừa, thí sinh nên tìm các yếu tố sai (có thể rất nhỏ) trong các đáp án và loại bỏ ngay.
Phương pháp loại trừ kiểu này đã mang lại cho Thịnh điểm số 9,75 trong môn Sinh học trong kỳ thi ĐH – CĐ năm 2011.

2b.jpg

Hiện nay, Nguyễn Trường Thịnh đã trở thành sinh viên khoa Dược, trường Đại học Y Dược,TP HCM

Có phương pháp tự học

Luôn khẳng định: Quan trọng nhất là tự học, nhưng thủ khoa Nguyễn Trường Thịnh cho rằng việc tự học chỉ có kết quả tốt nhất nếu người học có phương pháp tự học hợp lý, khoa học.
Thịnh cho biết, bạn bắt đầu bước vào ôn thi Đại học vào thời điểm tháng 3 (3-4 tháng trước khi thi Đại học). Trong thời điểm từ tháng 3 đến tháng 6, bạn ôn tất cả các kiến thức cơ bản và chia ra từng chương để ôn. Từ tháng 6 trở đi, sau khi thi xong tốt nghiệp, bạn bắt đầu tập giải đề thi Đại học.Một tuần 7 ngày, Thịnh chia ra: 1 ngày học Toán, 6 ngày còn lại chia đều cho các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học

.
Việc chọn trường, theo Thịnh, cũng nên là sự dung hòa giữa các yếu tố: năng lực – đam mê – nhu cầu xã hội và định hướng của người lớn; không nên chọn những trường quá sức hoặc những trường thí sinh thực sự không thích, vì nếu phải chọn lựa lại, thí sinh sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức.Điều mà cuối cùng mà thủ khoa Nguyễn Trường Thịnh muốn chia sẻ với các thí sinh của kỳ thi ĐH-CĐ năm 2012 là: Hãy tôn trọng giấc ngủ của mình. Thí sinh nên để đầu óc thư thái nhất trước khi dự thi, tránh mọi áp lực có thể ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập nhiều năm trời của bạn.


Nguồn: zing
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top