• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Thu học phí theo chỉ số giá tiêu dùng

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Nghị định của Chính phủ quy định như trên đối với giáo dục mầm non và phổ thông công lập, đồng thời quy định mức trần học phí đối với các trường đại học công lập

Ngày 1-7-2010, Nghị định 49 của Chính phủ sẽ có hiệu lực, trong đó xác định nguyên tắc thu học phí công lập từ năm học 2010-2011 đến năm học 2014-2015 đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập không vượt quá 5% thu nhập bình quân hộ gia đình ở mỗi vùng.

Chia sẻ phí đào tạo

Theo đó, khung học phí của giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà năm học 2010-2011 theo 3 vùng: thành thị từ 40.000-200.000 đồng/tháng/học sinh, nông thôn từ 20.000 - 80.000 đồng/tháng/học sinh và miền núi từ 5.000 - 40.000 đồng/tháng/học sinh.

Tuy nhiên, từ năm học 2011-2012 trở đi, học phí sẽ được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng tăng bình quân hằng năm do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo. Căn cứ vào khung học phí của Chính phủ quy định, HĐND cấp tỉnh quy định mức học phí cụ thể hằng năm phù hợp với thực tế của các vùng ở địa phương mình.

Các trường mầm non và phổ thông công lập thực hiện chương trình chất lượng cao được chủ động xây dựng mức học phí tương xứng để trang trải chi phí đào tạo song phải trình UBND cấp tỉnh cho phép, đồng thời phải thực hiện quy chế công khai do Bộ GD-ĐT quy định.

Mức thu học phí đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục ĐH công lập được thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ chi phí đào tạo giữa Nhà nước và người học.


3-DSC_9517.jpg


Từ năm học 2011 - 2012 trở đi, học phí sẽ được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng.
Trong ảnh: Học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1 - TPHCM trong giờ học. Ảnh: TẤN THẠNH

Nghị định quy định cụ thể mức trần học phí đối với đào tạo trình độ ĐH tại trường công lập theo 3 nhóm ngành đào tạo chương trình đại trà. Cụ thể: Khoa học xã hội, kinh tế, luật; nông, lâm, thủy sản có trần học phí năm học 2010-2011 là 290.000 đồng/tháng/sinh viên, năm học 2011-2012 là 355.000 đồng/tháng/sinh viên, năm học 2012-2013 là 420.000 đồng/tháng/sinh viên, năm học 2013-2014 là 485.000 đồng/tháng/sinh viên và học năm 2014-2015 là 550.000 đồng/tháng/sinh viên.

Khoa học tự nhiên; kỹ thuật, công nghệ; thể dục thể thao, nghệ thuật; khách sạn, du lịch có trần học phí năm học 2010-2011 là 310.000 đồng/tháng/sinh viên, năm học 2011-2012 là 395.000 đồng/tháng/sinh viên, năm học 2012-2013 là 480.000 đồng/tháng/sinh viên, năm học 2013-2014 là 565.000 đồng/tháng/sinh viên và năm học 2014-2015 là 650.000 đồng/tháng/sinh viên.

Y dược có trần học phí năm học 2010-2011 là 340.000 đồng/tháng/sinh viên, năm học 2011-2012 là 455.000 đồng/tháng/sinh viên, năm học 2012-2013 là 570.000 đồng/tháng/sinh viên, năm học 2013-2014 là 685.000 đồng/tháng/sinh viên và năm học 2014-2015 là 800.000 đồng/tháng/sinh viên.

Cơ sở ngoài công lập được quyết định mức học phí

Đối với trung cấp chuyên nghiệp, CĐ, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, mức trần học phí được xác định theo hệ số so với ĐH. Cụ thể: trung cấp chuyên nghiệp mức trần học phí bằng 0,7 mức trần học phí ĐH, CĐ là 0,8, đào tạo thạc sĩ là 1,5 và đào tạo tiến sĩ là 2,5.

Nghị định quy định học phí được thu hằng tháng; nếu học sinh, sinh viên tự nguyện, nhà trường có thể thu một lần cả kỳ học hoặc cả năm học. Đối với các cơ sở giáo dục phổ thông, học phí được thu 9 tháng/năm; cơ sở giáo dục nghề nghiệp và ĐH, học phí được thu 10 tháng/năm. Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục thường xuyên, dạy nghề thường xuyên và các khóa đào tạo ngắn hạn, học phí được thu theo số tháng thực học.

Nghị định cũng quy định các cơ sở giáo dục ngoài công lập được tự quyết định mức học phí nhưng phải công khai mức học phí cho từng năm học (đối với giáo dục mầm non và phổ thông); công khai cho từng năm học và dự kiến với cả khóa học (đối với giáo dục nghề nghiệp và ĐH) đồng thời phải thực hiện quy chế công khai với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ GD-ĐT và Bộ LĐ-TB-XH quy định.

Hơn 1,8 triệu lượt thí sinh ĐKDT

Ngày 15-5, bà Trần Thị Hà, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), cho biết tổng hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) ĐH, CĐ năm 2010 là 1.868.742, trong đó hệ ĐH là 1.378.878 hồ sơ (chiếm 73,7%), hệ CĐ có 489.864 hồ sơ (chiếm 26,3%). So với năm 2009, số lượng hồ sơ ĐKDT giảm 12,6%.

Thống kê cho thấy khối A có tỉ lệ thí sinh ĐKDT nhiều nhất với 743.607 hồ sơ (chiếm 53,9%), tiếp theo là khối B với 272.608 hồ sơ (chiếm 19,8%), khối D 209.102 hồ sơ (chiếm 15,2%), khối C 105.151 hồ sơ (chiếm 7,6%), các khối còn lại chiếm 3,5%. Ở hệ CĐ, số thí sinh ĐKDT khối A đạt 61%, khối B là 13,3%, khối D 13,9% và khối C 8,4%, còn lại là các khối khác.

Năm 2010, cả nước có 133 trường không tổ chức thi mà dựa vào kết quả thi theo đề chung của Bộ GD-ĐT để xét tuyển, trong đó có 46 trường ĐH, 87 trường CĐ...

Theo NLD.
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top