Trang Dimple
New member
- Xu
- 38
Thông qua diễn biến của cách mạng tư sản Pháp hãy phân tích và làm rõ tính “ hai mặt” của giai cấp tư sản.?
Cuối thế kỉ XIX , Pháp vẫn là một nước quân chủ chuyên chế. Dưới sự cai trị của Lui XVI quần chúng nhân dân phải chịu những áp bức bóc lột nặng nên mâu thuẫn với chế độ phong kiến gay gắt. Trong đó giai cấp tư sản Pháp, cùng với sự phát triển của nền kinh tế công thương nghiệp đang ngày càng có thế lực về kinh tế song lại bị chế đọ phong kiến kìm hãm nên tìm cách lật đổ phong kiến, đưa tư sản lên nắm quyền, mở đường cho chủ nghĩa tư bản Phát triển. Vì vậy giai cấp tư sản đã lãnh đạo nhân dân tiến hành các cuộc cách mạng tư sản. Nhưng sau khi đã đạt được những quền lợi cơ bản cho giai cấp mình, họ thường bỏ rơi hoạc cáu kết với các thế lực phong kiến cũ chống lại quần chúng nhân dân đó chính là tính chất 2 mặt của giai cấp tư sản.
Thông qua diễn biến của cách mạng tư sản Pháp tính chất “Hai mặt” được bộc lộ rõ hơn bao giờ hết:
Gia đoạn 1 ( 14-7-1789 - > 10-8-1792) Đại tư sản ( tư sản tài chính) đã lãnh đạo nhân dân đấu tranh, cách mạng giành thắng lợi ở Pari và nhanh chóng lan rộng khắp cả nước, đại tư sản lên nắm quyền, thiết lập nèn quân chủ lập hiến. Quốc hội lập hiến đã thực hiện một số chính sách tiến bộ đáp ứng phần nào nhiệm vụ của nhân dân. Tuy nhiên đến năm 1791 liên quân phong kiến Áo- Phổ can thiệp vào nước pháp nhằm dập tắt”lò lửa cách mạng” đến đây phái lập hiến bắt đầu do dự không kiên quyết chống giặc đến cùng. Quần chúng nhân dân sôi sục khí thế cách mạng đã tiếp tục đấu tranh. Quyền lãnh đạo chuyển sang tay tư sản công thương thuộc phái Girongđanh.
Giai đoạn 2 (10/8/1792-2/6/1793): Phái Gi-Rông-đanh lên nắm quyền đưa cách mạng tiến lên một bước mới: Lật đổ chế đọ phong kiến sử tử nhà vua, thành lập quốc ước nâng cao vai trò của quần chúng nhân dân, lãnh đạo quân và dân giành thắng lợi ở Van-ni (20/9-1792) đưa cách mạng pháp chuyển sang phản công đuổi địch ra khỏi biên giới. Tuy nhiên sau đó Pháp lâm vào khó khăn khi trong nước bọn phản cách mnagj ra sức chống phá,bên ngoài Anh và các nước châu âu tấn công pháp ở nhiều nơi. Trong khi quần chúng nhân dân sục sôi khí thế cách mnagj sẵn sàng chiến đấu chống ngoại xâm thì tư bản công thương cũng như đại tư sản vì lo sợ cách mạng tư sản tiến xa hơn sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của họ nên họ đã dần chuyenr sang đối địch với quàn chúng nhân dân, tìm cách thỏa hiệp với nước ngoài. Quần chúng nhân dân xuống đường đòi bắt và xét sử những người cầm quyền Gi-rông đanh., ngày 2/6-1793 chính quyền chuyển sang tay những người Gia cô Banh ( tư sản vừa và nhỏ)
Gia đoạn 3 ( 2/6/1793-27/7/1794) Phái Gia- Cô – Banh sau khi lên nắm quyền thi hành nhiều chính sách tiến bộ, đáp ứng quyền lợi của quần chúng nhân dân,đoàn kết được toàn dân đánh bại được thù trong giặc ngoài, đưa cách mạng lên đến đỉnh cao. Tuy nhiên sau đó chính nội bộ của phái Gia- cô- banh có sự chia rẽ. Gia cấp tư sản nhận thấy những việc làm của Rô-be-spie đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân, lo sợ quyền lợi giai cấp của mình bị ảnh hưởng cuối cùng bọn tư sản phản động tiến hành đảo chính, bắt và giết Rô-be-spie không qua xét sử cách mạng rơi vào thoái trào và kết thúc sau đó.
Như vậy mọi hoạt động của gia cấp tư sản chỉ nhằm mục đích phục vụ cho quyền lợi của mình. Ban đầu để đạt dược mục đích họ lãnh đạo nhân dân, dựa vào nhân dân nhưng khi đã có quyền lợi của mình họ sẵn sàng thỏa hiệp với bọn phong kiến cũ đàn áp nhân dân.