benoinhieu_kg
New member
- Xu
- 40
Miệng cặp đầu bút, mu bàn tay giữ bút, Hồng đang viết. Thơ là tất cả nỗi niềm và tình yêu thương Hồng muốn gửi gắm.
Một tâm hồn đa cảm
Nhìn cái cách chị “cầm bút”, từ từ viết lên những con chữ ngay hàng, thẳng lối tôi cứ ngỡ như mình lại được gặp một Nguyễn Ngọc Ký thứ hai. Chỉ có điều, nếu thầy giáo Ký viết bằng chân thì chị viết… bằng miệng.
Số phận đã khiến toàn thân cô gái Nguyễn Thị Hồng (sinh 1980), quê Hoàng Lâu, Tam Dương, Vĩnh Phúc không cử động được từ lúc mới chào đời. Mọi thứ tưởng như đã là dấu chấm hết, hay ít ra đã là dấu chấm lửng cho những tháng ngày tiếp theo của cô bé ấy.
Gặp gỡ, trò chuyện với chị, cảm nhận sâu sắc nhất của tôi ấy là một con người không bao giờ đầu hàng số phận. Với bản thân, như chị nói: “Mình luôn tự nhủ không được khóc, không được gục ngã vì mình biết mọi người thương yêu và tin tưởng mình. Đó là động lực giúp mình tiếp tục muốn sống, muốn viết”.
Hồng muốn gửi gắm tất cả khao khát, niềm tin cuộc sống vào những con chữ, vần điệu. Thơ cũng chính là nỗi lòng của chị. Đó là “Nỗi nhớ không tên”: Nỗi nhớ không có bóng hình/ Vậy mà nó cứ ở trong tim mình/ Nhớ chị nhớ bạn nhớ em/ Và bao nỗi nhớ những người thân quen/ Suốt đời ta không thể nào quên/ Vì nỗi nhớ nó không hề có tên”.
Thơ của Hồng có buồn, có hụt hẫng : Có những nỗi buồn sầu/ Không thể nói thành câu/ Có những điều khổ đau/ Không thể nào chia sẻ/ Cuộc đời là thế đó/ Buồn cũng đành phải vui/ Chứ không phải là tôi/ Không biết buồn biết vui. ( “Không phải”).
Là phụ nữ, Hồng (chị tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng) cũng có khát khao được yêu, cũng có lúc giận hờn, để mà nhớ mà thương: Tôi rất ghét những người gian dối/ Những con người dễ dàng nói tiếng yêu (“Ghét”); Chiều nay phố vắng bóng em/ Mình anh trên phố mưa rơi ngập đường/ Giọt thương giọt nhớ giọt buồn/ Giọt nào mang nỗi nhớ em theo cùng (“Nhớ em”).
Rồi lại tự an ủi mình: Cuộc đời có mấy khi vui/ Bạn ơi đừng khóc mà cười thật vui/ Để cho đời mãi tươi cười/ Vì không có nước mắt rơi ngâm ngùi (“Đừng khóc”), “Thôi hãy đành quên hết nỗi đắng cay/ Quên con tim mình vẫn đang rỉ máu/ Mà mỉm cười như không biết buồn đau (“Đừng”).
Mỗi lần viết xong, Hồng lại đọc cho mẹ nghe, rồi đưa cho bạn bè đọc và góp ý cho mình.
Nỗi đau bất ngờ
Nhìn chị nói cười vui vẻ như thế, nhưng tuổi thơ của chị lại chỉ toàn những gam màu buồn. Hai mươi chín năm về trước, Hồng cất tiếng khóc chào đời. Một tuổi, hai tuổi vậy mà Hồng vẫn cứ đặt đầu nằm đấy, chân tay teo tóp. Bố mẹ chị sửng sốt, đau đớn khi biết rằng đứa con thứ tư của mình đã bị liệt toàn thân.
Thu nhập của cả gia đình bà Trần Thị Mấm chỉ trông vào có mấy sào ruộng. Bố Hồng cứ ho hen, đau ốm luôn. Gánh nặng gia đình trút lên đôi vai gầy guộc của bà Mấm. Không đành lòng nhìn đứa con út cứ ngày một xanh xao, ốm yếu, bà chạy đến cậy nhờ người chú của Hồng giúp đưa em đi chữa bệnh.
Hồng được đưa xuống bệnh viện ở Hà Nội. Hai tháng trôi qua, tiền thuốc của bố Hồng, tiền ăn uống, đi lại của gia đình đã quá sức đối với bà Mầm. Đem con về nhà, nhìn nó nằm kia, mắt vẫn cười cười, bà đau như đứt từng khúc ruột.
Hồng lúc ấy mới lên 5 lên 6 tuổi, vẫn cố bò lê bằng chiếc ghế gỗ ra ngồi chơi với lũ bạn quanh nhà được. Chẳng bao lâu sau, khắp người Hồng ghẻ lở nhiều quá, tay Hồng cứ quắp lại mãi rồi liệt hẳn.
Suốt ngày chị chỉ nằm trên giường, chăn đắp kín đôi chân, mọi sinh hoạt đều phải có người trọ giúp. Nhìn chúng bạn chạy nhảy nô đùa Hồng ao ước dù chỉ một lần thôi “có được đôi chân, bàn tay lành lặn như các bạn ấy”.
Khát khao được học đọc, học viết
Vì thân thể tàn tật, không đến được lớp, Hồng học qua ti vi, nhờ bạn, nhờ mẹ dạy thêm. Nhờ có ti vi, Hồng biết nhiều người cũng tàn tật mà họ vẫn học viết, học đọc được. Và rồi chị cũng “mày mò” ra cách cầm bút: miệng ngậm đầu bút, hai mu bàn tay giữ thân bút.
Có thể thơ của chị chưa hay, đâu đó vẫn còn những lỗi về câu từ, chính tả, nhưng với tôi và nhiều người khác nó thật xúc động, đến trào nước mắt Chị nhớ lại: “Thời gian đầu là lúc khó khăn nhất. Miệng mình ngậm bút lâu nên rất đau, cổ mỏi rã rời, cánh tay cứ giật giật khiến con chữ méo mó. Thấy mình như vậy, mẹ khóc bảo học cũng có để làm gì đâu con. Nhưng sau thấy mình quyết tâm nên mẹ đành xuôi theo”.
Thế rồi, tiếng khóc đã bật thành lời khi đứa con tàn tật của bà Mấm đưa cho mẹ đọc bài thơ mình viết. Những con chữ thẳng hàng, sạch sẽ. Hồng thổ lộ:”Viết đã khó, đọc còn khó hơn mình tưởng nhiều khi ghép những chữ cái lại với nhau mình chỉ biết ú ớ chẳng đọc thành tiếng được”.
Nhờ nỗ lực phi thường của bản thân và sự giúp đỡ của những người bạn quanh xóm, sau một năm trời vất vả, Hồng đã có thể “cầm bút” viết, đọc và đánh vần được các con chữ.
Ngoài làm thơ, Hồng còn vẽ. Chị thích vẽ chân dung nhất, bởi: “Ở đó mình tha hồ chọn kiểu trang phục cho nhân vật, ai cũng đẹp cũng rất đáng yêu”.
Không chỉ cầm được bút, làm được thơ, Hồng còn có thể xâu kim, thực hiện công việc may vá rất thành thục. Chị hiện đang sống với người mẹ đã gần 70 tuổi và vợ chồng người anh cả Nguyễn Văn Khoa. Nhà anh Khoa nghèo lắm, nuôi mình còn khó. Thế nên, hai mẹ con chị trông cả vào số tiền trợ cấp 400 ngàn đồng do Hội chữ thập đỏ của địa phương giúp đỡ hàng tháng.
“Nhiều lúc mình cũng buồn, cũng chán, chẳng thiết sống nữa. May mà có gia đình, bạn bè, người thân luôn bên cạnh động viên mình và nhất là “nàng thơ- người bạn tri kỉ” đã vực mình đứng lên, cười tươi mà “chiến đấu” với số phận”.
Đến nay, chị Hồng đã có “gia tài” cả trăm bài thơ cùng những bức tranh vẽ phong cảnh, chân dung. Thơ của chị có thể chưa hay, nhưng nó giản dị và chứa chan biết bao tình yêu thương con người, không chịu thua số phận.
Một tâm hồn đa cảm
Nhìn cái cách chị “cầm bút”, từ từ viết lên những con chữ ngay hàng, thẳng lối tôi cứ ngỡ như mình lại được gặp một Nguyễn Ngọc Ký thứ hai. Chỉ có điều, nếu thầy giáo Ký viết bằng chân thì chị viết… bằng miệng.
Số phận đã khiến toàn thân cô gái Nguyễn Thị Hồng (sinh 1980), quê Hoàng Lâu, Tam Dương, Vĩnh Phúc không cử động được từ lúc mới chào đời. Mọi thứ tưởng như đã là dấu chấm hết, hay ít ra đã là dấu chấm lửng cho những tháng ngày tiếp theo của cô bé ấy.
Gặp gỡ, trò chuyện với chị, cảm nhận sâu sắc nhất của tôi ấy là một con người không bao giờ đầu hàng số phận. Với bản thân, như chị nói: “Mình luôn tự nhủ không được khóc, không được gục ngã vì mình biết mọi người thương yêu và tin tưởng mình. Đó là động lực giúp mình tiếp tục muốn sống, muốn viết”.
Thơ của Hồng có buồn, có hụt hẫng : Có những nỗi buồn sầu/ Không thể nói thành câu/ Có những điều khổ đau/ Không thể nào chia sẻ/ Cuộc đời là thế đó/ Buồn cũng đành phải vui/ Chứ không phải là tôi/ Không biết buồn biết vui. ( “Không phải”).
Là phụ nữ, Hồng (chị tên đầy đủ là Nguyễn Thị Hồng) cũng có khát khao được yêu, cũng có lúc giận hờn, để mà nhớ mà thương: Tôi rất ghét những người gian dối/ Những con người dễ dàng nói tiếng yêu (“Ghét”); Chiều nay phố vắng bóng em/ Mình anh trên phố mưa rơi ngập đường/ Giọt thương giọt nhớ giọt buồn/ Giọt nào mang nỗi nhớ em theo cùng (“Nhớ em”).
Rồi lại tự an ủi mình: Cuộc đời có mấy khi vui/ Bạn ơi đừng khóc mà cười thật vui/ Để cho đời mãi tươi cười/ Vì không có nước mắt rơi ngâm ngùi (“Đừng khóc”), “Thôi hãy đành quên hết nỗi đắng cay/ Quên con tim mình vẫn đang rỉ máu/ Mà mỉm cười như không biết buồn đau (“Đừng”).
Mỗi lần viết xong, Hồng lại đọc cho mẹ nghe, rồi đưa cho bạn bè đọc và góp ý cho mình.
Nỗi đau bất ngờ
Nhìn chị nói cười vui vẻ như thế, nhưng tuổi thơ của chị lại chỉ toàn những gam màu buồn. Hai mươi chín năm về trước, Hồng cất tiếng khóc chào đời. Một tuổi, hai tuổi vậy mà Hồng vẫn cứ đặt đầu nằm đấy, chân tay teo tóp. Bố mẹ chị sửng sốt, đau đớn khi biết rằng đứa con thứ tư của mình đã bị liệt toàn thân.
Thu nhập của cả gia đình bà Trần Thị Mấm chỉ trông vào có mấy sào ruộng. Bố Hồng cứ ho hen, đau ốm luôn. Gánh nặng gia đình trút lên đôi vai gầy guộc của bà Mấm. Không đành lòng nhìn đứa con út cứ ngày một xanh xao, ốm yếu, bà chạy đến cậy nhờ người chú của Hồng giúp đưa em đi chữa bệnh.
Hồng được đưa xuống bệnh viện ở Hà Nội. Hai tháng trôi qua, tiền thuốc của bố Hồng, tiền ăn uống, đi lại của gia đình đã quá sức đối với bà Mầm. Đem con về nhà, nhìn nó nằm kia, mắt vẫn cười cười, bà đau như đứt từng khúc ruột.
Hồng lúc ấy mới lên 5 lên 6 tuổi, vẫn cố bò lê bằng chiếc ghế gỗ ra ngồi chơi với lũ bạn quanh nhà được. Chẳng bao lâu sau, khắp người Hồng ghẻ lở nhiều quá, tay Hồng cứ quắp lại mãi rồi liệt hẳn.
Suốt ngày chị chỉ nằm trên giường, chăn đắp kín đôi chân, mọi sinh hoạt đều phải có người trọ giúp. Nhìn chúng bạn chạy nhảy nô đùa Hồng ao ước dù chỉ một lần thôi “có được đôi chân, bàn tay lành lặn như các bạn ấy”.
Khát khao được học đọc, học viết
Vì thân thể tàn tật, không đến được lớp, Hồng học qua ti vi, nhờ bạn, nhờ mẹ dạy thêm. Nhờ có ti vi, Hồng biết nhiều người cũng tàn tật mà họ vẫn học viết, học đọc được. Và rồi chị cũng “mày mò” ra cách cầm bút: miệng ngậm đầu bút, hai mu bàn tay giữ thân bút.
Thế rồi, tiếng khóc đã bật thành lời khi đứa con tàn tật của bà Mấm đưa cho mẹ đọc bài thơ mình viết. Những con chữ thẳng hàng, sạch sẽ. Hồng thổ lộ:”Viết đã khó, đọc còn khó hơn mình tưởng nhiều khi ghép những chữ cái lại với nhau mình chỉ biết ú ớ chẳng đọc thành tiếng được”.
Nhờ nỗ lực phi thường của bản thân và sự giúp đỡ của những người bạn quanh xóm, sau một năm trời vất vả, Hồng đã có thể “cầm bút” viết, đọc và đánh vần được các con chữ.
Ngoài làm thơ, Hồng còn vẽ. Chị thích vẽ chân dung nhất, bởi: “Ở đó mình tha hồ chọn kiểu trang phục cho nhân vật, ai cũng đẹp cũng rất đáng yêu”.
Không chỉ cầm được bút, làm được thơ, Hồng còn có thể xâu kim, thực hiện công việc may vá rất thành thục. Chị hiện đang sống với người mẹ đã gần 70 tuổi và vợ chồng người anh cả Nguyễn Văn Khoa. Nhà anh Khoa nghèo lắm, nuôi mình còn khó. Thế nên, hai mẹ con chị trông cả vào số tiền trợ cấp 400 ngàn đồng do Hội chữ thập đỏ của địa phương giúp đỡ hàng tháng.
Đến nay, chị Hồng đã có “gia tài” cả trăm bài thơ cùng những bức tranh vẽ phong cảnh, chân dung. Thơ của chị có thể chưa hay, nhưng nó giản dị và chứa chan biết bao tình yêu thương con người, không chịu thua số phận.