Thói quen so sánh.

rubi_mos2002

New member
Xu
0
Tham khảo : “Stop comparing yourself with others” by Ben Michaelis, Ph.D.
và “ How to Wreck Your Self Esteem: Compare Youself with Others “ by Jane Bolton, Psy.D.

Tất cả chúng ta đều so sánh bản thân mình với người khác, và đó là 1 thói quen cần phá vỡ. Bạn có thể đang so sánh ngay lúc này, ngay cả khi bạn đang đọc bài viết này, và nếu không, bạn có lẽ chỉ mới vừa so sánh xong, hoặc bạn sẽ bắt đầu thói quen so sánh của mình trong vài phút tới.

Từ thời thơ ấu, chúng ta đều quan sát mọi người xung quanh để học cách hành xử trong những tình huống nhất định. Đây là 1 công cụ học hỏi tuyệt vời, nó cho phép chúng ta đạt được những kỹ năng mới và kết hợp nhiều ý tưởng thông qua việc quan sát hơn là việc trải nghiệm trực tiếp. Nhưng vấn đề chỉ nảy sinh khi chúng ta sử dụng sự quan sát để đưa ra những đánh giá tiêu cực và so sánh với người khác. Phần lớn những trải nghiệm ban đầu của chúng ta về việc so sánh đến từ bố mẹ mình :” Tại sao con không giỏi như anh trai con ?” hoặc giáo viên “ A là học sinh giỏi nhất lớ” và cuối cùng là bạn bè “ B tốt hơn cậu”.

Việc so sánh 2 hoặc nhiều hơn những vật thể hoặc những ý tưởng có thể giúp bạn đưa ra những sự chọn lựa tốt và quá trình ra quyết định sẽ giúp bạn định nghĩa về con người mình. Nhưng bạn có thể thực sự so sánh được giữa 2 con người không ? Thực tế, con người rất phức tạp hơn là những sự so sánh đơn giản.

Việc so sánh với người khác đặc biệt nguy hiểm khi chúng ta sử dụng thói quen so sánh trong những bối cảnh mang tính cảm xúc hoặc sáng tạo.
Bằng việc so sánh với những thành công của bạn bè mình, chúng ta đã làm tổn hại đến những thành tựu mà mình đạt được. Tôn trọng những thành công của người khác không yêu cầu bạn sự không tôn trọng những thành tựu của chính mình.

Nếu bạn không thể ngừng việc so sánh bản thân với những gì bạn bè, hàng xóm hoặc đồng nghiệp đang làm hoặc thành tựu của họ, hãy nhớ rằng có 2 cách có thể giúp bạn đạt được lợi ích khi nhìn vào những người xung quanh mình :

  1. Sự từ thiện. Giá trị chính khi nhìn vào cuộc sống của bạn bè bạn là đảm bảo rằng anh ấy có đủ thực phẩm để dùng. Nếu anh ấy được như vậy thì hãy mừng cho anh ấy và tiếp tục tập trung vào những mục tiêu và cuộc sống của bạn. Nếu anh ấy không được như vậy, hãy chia sẻ thức ăn với anh ấy, nó sẽ làm cuộc sống cả 2 bạn phong phú thêm.
  2. Nguồn cảm hứng. Bằng cách tôn trọng những thành tựu của người khác mà không có những so sánh tiêu cực, bạn đã để cho nó truyền cảm hứng cho bạn làm những điều tuyệt vời theo cách thức độc đáo của chính bạn.

Việc so sánh với người khác là sự kích hoạt chủ yếu dẫn đến sự giảm giá trị của lòng tự trọng của bạn, tạo ra phản ứng xấu hổ. Sự xấu hổ lấp đầy khoảng cách giữa những điều lý tưởng mà chúng ta thích trở thành, đạt được và những gì chúng ta nhìn nhận về con người thực sự của mình. Khoảng cách càng lớn thì nỗi đau của bạn càng lớn. ( Ý ở đây là khoảng cách giữa cái tôi thực tế của bạn và cái tôi lý tưởng mà bạn muốn đạt được ).
Vấn đề là khi chúng ta bước vào trạng thái so sánh thì những gì chúng ta nhìn thấy bị bóp méo. Chúng ta đã hạ thấp giá trị bản thân.

Thói quen so sánh là hành vi được học hỏi.
Chúng ta được nuôi dạy trong 1 xã hội dạy mình so sánh bản thân với người khác. Trong nhiều gia đình, bố mẹ sử dụng cách so sánh để kiểm soát hành vi của đứa trẻ :” Hãy nhìn điểm số của bạn con kìa. Con có thể làm bài thi tốt nếu con nỗ lực nhiều hơn “.
Không chỉ bố mẹ mà nhà trường cũng khuyến khích học sinh “ học giỏi hơn “ bạn bè.

Thói quen so sánh làm chúng ta mất kết nối với người khác.
Nếu chúng ta so sánh bản thân với người khác và kết luận rằng mình thua kém, chúng ta sẽ cảm thấy tuyệt vọng và muốn tránh né, ẩn minh , xa lánh khỏi mọi người để họ không nhìn nhận mình là người không đáng yêu hoặc không có năng lực. Sự liên kết với mọi người bị cắt đứt. Chúng ta cô đơn.
Nếu chúng ta so sánh bản thân với mọi người và kết luận rằng mình giỏi hơn họ, chúng ta có thể cảm thấy mình cao siêu hơn và khinh bỉ họ. Chúng ta có thể không muốn quan hệ với những người ở dưới mình. Và một lần nữa, mối liên kết với người khác bị cắt đứt. Chúng ta lại cô đơn trong sự ưu việt của mình.

Nhưng thói quen so sánh là 1 sự lựa chọn và chúng ta có thể không học thói quen này.
Khi chúng ta cam kết để đạt được trạng thái bình an, toàn mãn của mình và nhận ra sự nguy hiểm chúng ta gây ra cho mình bởi việc so sánh ( nó làm xói mòn cảm giác bình nội tâm ), chúng ta có thể quyết định chấm dứt thói quen này.
Chúng ta có thể cam kết nói với bản thân những điều như , “ Tôi chỉ đơn thuần khác biệt với ...Tôi có những giá trị độc đáo của mình”. Và nếu bạn cảm thấy mình siêu hơn người khác, bạn có thể nói với mình là “ Và người khác cũng có những giá trị độc đáo của họ”.
Lúc đầu bạn có thể phải nỗ lực để thay thế những lời so sánh của mình. Nhưng với việc luyện tập, thường thì những so sánh gây tổn thương sẽ chấm dứt sớm khi bạn nhận ra mình đang có thói quen này.
 
Theo mình thì so sánh là một phần tất yếu trong bản chất của con người không phân biệt văn hóa, chủng tộc và trình độ. Một người có thể so sánh với một người khác giỏi hơn mình hoặc kém hơn mình. Việc so sánh không chỉ xảy ra giữa các cá nhân mà còn xảy ra giữa các xã hội với nhau, giữa các quốc gia với nhau. Để việc so sánh không gây ra tiêu cực thì cần phải tuân theo nguyên tắc "biết mình biết người trăm trận trăm thắng".
 

VnKienthuc lúc này

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top