Thơ về " hồng nhan bảo vật "

Kôn Linh

New member
Xu
0
Một người học trò vùng Nghệ Tĩnh đi lỡ đường, ghé vào dinh quan huyện gần đó xin gạo. Quan đi khỏi, bà huyện đã không cho còn " vỗ bạch bạch " đuổi đi. Người học trò tức giận bỏ đi, tới ngõ gặp quan huyện về, liền bẩm. Quan huyện cười, nói: biết cậu là học trò, bà ấy ra đề để cậu làm thơ đó. Làm đi hễ thơ hay thì được trọng thưởng. Người học trò liền đọc:

Cái ấy sinh ra nối tổ tông
Mỗi người mỗi cái chẳng ai không
Ngoài dồi bạch phấn đôi thoi bạc
Trong lót ngân châu một điểm hồng
Trò nghèo hết gạo vào xin gạo
Cái ấy chường bà để lại ông
Ngày vắng phủ giăng màn Đổng Tử
Đêm thanh mài cọ ngọc Đồ Công

Quan khen là người " liêm chính " và có tài thưởng rất hậu.

Sưu tầm
 
Cụ cử Lê người huyện Nghĩa Thành, tỉnh Quảng Nghĩa, bị tù chính trị bị đày lên Đàng Ri. Một hôm cụ nhổ cỏ sau nhà lao, cụ ngồi khuất trong một lùm cây rậm, người con gái của viên Đề lao vô ý không trông thấy, nhè trật quần tiểu ngay trước mặt cụ, cụ liền nói"
- Khéo vô duyên!
Cô ả mắc cỡ vào mách cha rằng cụ " núp bụi...dòm...". Đề lao hầm hầm nổi giận gọi cụ vào mắng:
- Đồ già đầu mà dại! Sao dám rình dòm...con tao?
Cụ thản nhiên đáp:
- Để trước mặt người ta, người ta nói chớ ai dòm.
Nghe câu nói " tức cười ", viên đề lao nguôi giận:
- Nghe nói mày làm thơ giỏi lắm, thử vịnh " cái ấy " nghe chơi.
Cụ liền ứng khẩu:

Biết ai rằng dại biết ai khôn
Hơn bốn năm nay mới thấy ....
Mặt đỏ phừng phừng trông cũng sợ (1)
Râu đen trạy trạy chết thời chôn (2)
Nằm kề bên mẹ còn e chuột (3)
Chạy sải tìm cau tại ních môn (4)
Mai mốt ta về ta mộ lính
Lắm cô xách mủng chạy lên đồn (5)

Viên Đề lao biết tròm trèm ba chữ Quốc ngữ và mươi chữ Hán, chữ Pháp, nghe vậy hay vậy chớ không biết rằng mình bị chửi khá độc địa.

(1) Mặt đỏ như lửa, thấy ... chửa cũng sợ
(2) Tục ngữ có câu " chết thời chôn chớ ai bỏ vô...mà sợ"
(3) Ca dao: Con gái mười bảy mười ba. Đêm nằm với mẹ chuột tha mất ...
(4) Ăn dưa môn ngứa... chạy sải. Ăn dưa cải ngứa d ... chạy theo
(5) Sớm mai xách mủng lên đồn. Anh cho bát gạo giơ... anh coi

Sưu tầm
 
Cụ Tam Xuyên Tôn Thất Mỹ làm thơ vừa nhanh vừa hay. Không có đề tài gì có thể làm cho cụ lúng túng. Các nhân vật quen thân với cụ ra cho cụ đầu đề " cái ấy " và hạn vận Beo, Cheo, Keo, Mèo, Heo. Cụ làm tức tịch:

Giống mẹ không sai chút bẻo beo
Cuốn đầu rỏ đặng lúc chồn cheo (1)
Chơ hơ giữa chợ phơi ba giạ (2)
Đút đớt trong sân trợt một keo (3)
Đánh giấc mê man thây kệ chuột (4)
Nỗi cơn quay quắt dữ hơn mèo (5)
Đi nhai đứng ngậm ngồi cười gẫm (6)
Hứng mát bên cồn trận gió heo (7)

(1) Đầu trở xuống cuốn trở lên. Ngày xưa đi cưới vợ phải nạp cho làng một số tiền làm chứng, gọi là " tiền cheo"
(2) Tục ngữ có câu " chơ hơ như... phơi giữa chợ. Lại có câu " ... ba giạ "
(3) Đút đớt như ... trợt giữa sân
(4) Câu ca dao " con gái mười bảy... " có chỗ hát là " đêm nằm mê ngủ "
(5) Tục ngữ thường nói " Quay quắt như mèo nứng d..."
(6) Câu đố " Đi nhai đứng ngậm ngồi cười . Tháng ba ăn đất tháng mười ăn tro"
(7) Ca dao: Cô kia hóng mát bên cồn. Gió thổi vào... róc rách tò te

Sưu tầm
 
Cụ tú Nguyễn Khuê người làng Vân Sơn, phủ An Nhơn, tỉnh Bình Định, sống vào thời Minh Mạng Tự Đức. Cụ hay chữ có tiếng mà nôm cũng rất tài. Một ông đồ Nghệ vào dạy học ở Bình Định, nghe tiếng cụ đến thử tài, ra cho cụ đề thi " ...lớn tày mo " và hạn vận To, Mo, Cho, Đò, Bò. Cụ hạ bút:

Tày cái bàn tay nghĩ đã to
Cái này cha chả lớn tày mo
Xấp ba lá chóc không bì kịp *
Vạch một bồ đài mới xứng cho
Tắm giếng hãi hồn con gánh nước
Lội sông mất vía lão chèo đò
Gái mà như thế ai thèm ngó
Lỏm lẽm dòm chơi họa có bò

* Tục ngữ: Ở với mẹ thì...lá vông, khi lấy chồng thì...lá chóc, làm ăn mệt nhọc thì...lá tre. Ba chú không nghe kiện đâu thì kiện

Sưu tầm
 
Cụ Nguyễn Khuyến và cụ Dương Lâm là hai người bạn thân. Một hôm hai cụ đi ngang qua một cánh đồng, thấy một người đàn bà đi tiện trên bãi. Cụ Nguyễn đọc bỡn cụ Dương:

Vân Đình hữu ý khuy toàn diện
Nghĩa là:
Vân Đình hữu ý ngon đôi mắt

Cụ Dương liền đối

Yên Đổ vô tình thức bán luân
Nghĩa là:
Yên Đổ vô tình ráp nửa khuôn *

* Cụ Nguyễn Khuyến ở làng Yên Đỗ, huyện Bình Lục tỉnh Hà Nam. Cụ Dương Lâm ở làng Vân Đình, tổng Phương Đình phủ Ứng Hòa tỉnh Hà Đông

Sưu tầm
 
Nào có ra gì trã củ môn (1)
Làm cho thiên hạ phải bôn chôn (2)
Xa mồ chẳng thẹn lòng con thảo (3)
Đến cửa cam mòn gối kẻ khôn (4)
Cao lớn dường bao toan kết oán (5)
Vội vàng chi lắm hóa sai ngôn (6)
Hỡi người núp bụi chờ trăng lặn (7)
Nào có ra gì trã củ môn

Quánh Tấn
Cụ Quánh Tấn quê ở Bình Định, là một trong Bàn Thành tứ hữu ( Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Yến Lan, Quánh Tấn)

(1) Tục rằng : ...lạ như trã canh môn
(2) Bôn chôn như thấy ... lạ
(3) Nóc nhà xa hơn chợ, ....vợ gần hơn mộ cha
(4) Trai hay dù khéo dù khôn. Đến của nhà.... phải quỳ gối thượng tay
(5) Cô kia lớn mổng cao mu. Chẳng cho tao....tao thù ba năm
(6) Tưởng rằng quân tử nhất ngôn. Hay đâu quân tử rờ....hai tay
(7) Vân Tiên ngồi núp bụi môn. Chờ cho trăng lặn rờ....Nguyệt Nga

Sưu tầm
 
Xưa chí đời nay cũng một môn (1)
Có ai đêm bỏ ...chết thì chôn (2)
Gặp eo vì rủi trai tìm vợ (3)
Lấy chỉ mà may gái học khôn (4)
Đã sẵn hai tay thêm đủ ngón (5)
Có đâu tám sải dám khoa ngôn (6)
Giả đui cho rõ thêm đầu cuốn (7)
Xưa chí đời nay cũng một môn.

Quánh Tấn

(1) Đời xưa cho chí đời nay. Đố ai cho khỏi mó tay vào ....
(2) Giải thích ở trên
(3) Đã nghèo còn gặp cái eo. Đi cưới con vợ bị teo cái...
(4) Làm khéo làm khôn, lấy chỉ may...ai ngờ bí đái
(5) Giải thích ở trên
(6) Cái ...tám sải, có dải tòn ten, có khoen chính giữa
(7) Giả đui dòm ....

Sưu tầm
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top