• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Thơ mới không có tình yêu quê hương đất nước?

ngogiahuy

New member
Xu
0
Em hãy vận dụng thao tác lập luận bác bỏ để bày tỏ ý kiến sau
Đọc thơ mới người đọc không tìm thấy một vần thơ, một ý thơ nào mang tinh thần đấu tranh vì vậy thơ mới không có tình yêu quê hương đất nước.

mong anh chị giúp. em đang cần lắm
có thể gửi email theo địa chỉ c40_801@yahoo.com.vn
 
Ta có thể nhận thấy được ở những bài thơ trong phong trào Thơ Mới như: Tràng giang (Huy Cận), Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử), Đây mùa thu tới (Xuân Diệu), hay CHiều xuân (Anh Thơ)... là những tình cảm thiên nhiên sâu sắc, nhẹ nhàng mà giàu cảm xúc. Ta ko tìm thấy ở trong thơ Mới những bài thơ về cầm súng đánh giặc, về cầm gươm xông trận,... mà chủ yếu là những chủ đề nhẹ nhàng mà rất sâu lắng. Ai dám bảo đó ko phải là yêu quê hương! Ta xin khẳng định luôn là người dám nói nhưu thế là những kẻ hiểu biết quá nông cạn về lòng yêu quê hương.
Yêu quê hương ko phải chỉ là cầm gươm cầm mác ra trận, phải là làm tốt nghĩa vụ công dân mới là yêu quê hương. Yêu quê ta yêu từ những điều nhỏ nhất trong chính mảnh đất ấy, rồi từ đó tình yêu quê hương gắn chặt và nảy nở một cách gắn bó và sâu sắc.

Với "Đây thôn Vĩ Dạ" - Hàn Mặc Tử hẳn đã yêu tha thiết người con gái xứ Huế ấy lắm. Rồi ông cũng yêu luôn cái mảnh đất cố đo đượm vẻ mộng mơ này. Và cũng từ tình eyeu đó ông mới cảm nhận được hết cái xanh mướt từ vườn cau, cái sương khói mờ nhân ảnh của vùng đất này.
.... (và những bài thơ khác).
"Đọc thơ mới người đọc không tìm thấy một vần thơ, một ý thơ nào mang tinh thần đấu tranh vì vậy thơ mới không có tình yêu quê hương đất nước."
Bởi họ đã hiểu thiếu tinh yêu quê hương là gì! Nhìn 1 phía, rất phiến diện.
Có 1 câu khẳng định lại toàn bộ ý nghĩa như thế này:
"Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Vonga, con sông vonga đi ra biển. Lòng yêu nước, lòng yêu xóm làng, yêu miền quê trở nên lòng yêu tổ quốc."


p/s: ngày ni mới làm bài văn liên quan đến cái đề này :))
 
bài tham khảo về Thơ MỚi

Em hãy vận dụng thao tác lập luận bác bỏ để bày tỏ ý kiến sau
Đọc thơ mới người đọc không tìm thấy một vần thơ, một ý thơ nào mang tinh thần đấu tranh vì vậy thơ mới không có tình yêu quê hương đất nước.
Jo cũng được giao 1 đề tương tự, lòng yêu nước trong phong trào thơ MỚI, Jo cũng xin chia sẻ những gì mình đã tham khảo được. Dù chủ topic cần từ tận tháng 4 năm 2011 rồi cơ nhưng Jo nghĩ vẫn có những người khác cần, như bạn cùng lớp của Jo chẳng hạn hì ^ ^:

1/ Đây là những ý tham khảo, Jo thấy là đầy đủ VỀ THƠ MỚI. Dàn ý của bài này Jo thấy bám theo như bài tham khảo của NGUYỄN THI THU HẰNG trong cuốn 150 bài văn hay lớp 11, NXB ĐH QUỐC GIA TPHCM [nếu được thì mọi người nên lùng mua hay lùng mượn rồi chôm luôn của thư viện như Jo nè hìhì]

Những giá trị tư tưởng và nghệ thuật của thơ lãng mạn qua một số tác phẩm của XUÂN DIỆU, HUY CẬN, HÀN MẶC TỬ thời kì 1930-1945.
MỞ BÀI: _ Trước đây, có nhiều ý kiến đánh giá thơ lãng mạn giai đoạn văn học 1930-1945 một cách khe khắt cực đoan dẫn đến tình trạng phủ nhận hoặc chí ít là chưa thấy hết những đóng góp của nó vào tiến trình thơ VN. Thật ra thơ lãng mạn có giá trị cả về tư tưởng lẫn nghệ thuật.
THÂN BÀI:
LUẬN ĐIỂM 1: Thơ lãng mạn có giá trị về tư tưởng
_ Thơ lãng mạn thể hiện tình yêu thiên nhiên , tình yêu non sông , đất nước.
Luận cứ: Phân tích : ĐÂY MÙA THU TỚI , THƠ DUYÊN của Xuân Diệu
TRÀNG GIANG của Huy Cận, MÙA XUÂN CHÍN, ĐÂY THÔN VỸ DẠ của Hàn Mặc Tử
_ Thơ lãng mạn thể hiện lòng yêu đời, ham sống, niềm khát khao giao cảm với đời, khát khao tình yêu chân thật…nhưng thường rơi vào tình trạng bế tắc nên hoá thành nỗi buồn , sự cô đơn và đau đời
Luân cứ: Phân tích lòng yêu đời ham sống trong thơ XUÂN DIỆU qua bài VỘI VÀNG
“ Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
“ Hỡi Xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi”
Phân tích nỗi buồn với vẻ đẹp của nó trong thơ HUY CẬN ,HÀN MẶC TỬ qua các bài TRÀNG GIANG, ĐÂY THÔN VỸ DẠ.
_ Thơ lãng mạn thể hiện sự thức tỉnh của ý thức cá nhân thể hiện ở sự khẳng định cái tôi cá nhân
Luận cứ: Phân tích tính tích cực và tiến bộ của ý thức cá nhân thể hiện qua cái tôi trữ tình trong thơ lãng mạn( so sánh với văn học phong kiến)
LUẬN ĐIỂM 2: Giá trị về nghệ thuật:
_ Thơ lãng mạn góp phần quyết định vào thành công của cuộc cách mạng về thể loại thơ
Luận cứ: Trên văn đàn bấy giờ , thể thơ Đường luật đã trở nên lỗi thời, rơi vào lối mòn công thức , giả tạo , hạn chế nghiêm trọng khả năng phản ánh hịên thực , biểu hịên nội tâm con người trước những đổi thay , biến động lớn lao của đời sống.
( Vì sao lại như vậy? Vì trong thơ cũ , hiểu theo nghĩa hẹp mà Hoài Thanh xác định cho từ này là “ cặn bã của một lối thơ đến lúc tàn”- ý nghĩa của thơ được tạo ra từ những nghĩa hầu hết có sẵn ở các từ, còn tính nhạc của thơ được tạo ra bằng âm thanh những từ ngữ được lựa chọn, sắp đặt cốt sao khuôn theo những thi điệu có sẵn ( miễn là đúng niêm , luật) thành ra trong thơ cũ, âm thanh và ý nghĩa bị tách ra, mỗi thứ đi một đường. Vì từ được sử dụng với ý nghĩa thông thường, có sẵn nên nội dung thơ ơ’ tầm thường”, vì âm thanh của từ được khuôn vào thi điệu có sẵn nên nhạc điệu thơ trống rỗng. trong tinh hoa của thơ Mới, sự dao động giữa âm thanh và ý nghĩa trở thành một nguyên tắc sáng tạo quan trọng. Trong thơ Mới , nghĩa thông thường có sẵn của từ được sử dụng làm chỗ dựa ( chứ không bị vứt bỏ), điều quan trọng là những hàm nghĩa mà nhà thơ tạo ra cho từ bằng phép dùng từ mới, bằng phép đặt câu mới và nhất là bằng nhạc điệu thơ. Âm thanh của từ được đưa vào tiết tấu nhằm biểu hiện nhạc diệu tâm hồn riêng của nhà thơ. Từ đó nhạc điệu thơ tinh tế và luôn luôn độc đáo)
Thơ Mới lãng mạn với sự đổi mới thể thơ đã đem lại khả năng diễn đạt đa dạng, giàu ấn tượng về nhiều mảng hiện thực đa dạng của cuộc sống, nội tâm con người, giải phóng cá tính, giải phóng tình cảm , cảm xúc của nghệ sĩ thoát khỏi những gò bó do thể loại đưa lại
Phân tích: Với một thể thơ có sự co dãn lớn về số lượng chữ trong câu, số lượng câu trong bài, sự đa dạng về nhịp điệu, VỘI VÀNG của XUÂN DIỆU đã thể hiện đầy đủ cách cảm nhận về ý nghĩa của cuộc sống trần thế, với tất cả vẻ đẹp nguyên khôi , mơn mởn non tơ như một thiên đường hiên thực , là niềm say mê đắm đuối chính đáng của con người.
_ Ngôn ngữ trong thơ lãng mạn giàu có , giàu sáng tạo, độc đáo thể hiện sâu sắc nhiều cung bậc tình cảm, xây dựng nên nhiều hình ảnh đẹp, vận dụng linh hoạt các biện pháp tu từ, có sự phối âm tinh tế tạo ra một chất nhạc say người:
“ Sương nương theo trăng ngưng lưng trời
Tương tư nâng lòng lên chơi vơi” ( XUÂN DIỆU)
_ Thơ lãng mạn là sự tổng hợp những tinh hoa truyền thống dân tộc và hiện đại, thơ Đường, thơ lãng mạn và tượng trưng Pháp .( Dẫn chứng)
KẾT BÀI: Bằng cách riêng của mình, bằng sở trường của mỗi nhà thơ, thơ mới lãng mạn đã thể hiện lòng yêu nước thầm kín và lòng yêu tha thiết tiếng Việt, tiếp nối vẻ vang truyền thống thơ ca dân tộc, có nhiều đóng góp , cách tân hiện đại. Đối với thơ mới lãng mạn, người đọc ngày nay cần tiếp thu có chọn lọc , có phê phán nhưng đúng mực , khách quan.

2/ ĐÂY LÀ ĐỀ VĂN HS GIỎI CỦA 1 TRƯỜNG THCS, CŨNG NÓI VỀ LÒNG YÊU NƯỚC TRONG THƠ MỚI, VỚI DÀN Ý CHI TIẾT ĐẦY ĐỦ ĐỂ THAM KHẢO RẤT TỐT. NHƯNG LUẬN ĐIỂM CHÍNH VÀ LUẬN CỨ, MỌI NGƯỜI HÃY DÙNG Ý CỦA 1 NHÉ.

View attachment 7662View attachment 7663

NGÀY LÀNH :) !
 
Đã có thời trong xã hội chúng ta quan niệm một cách đơn giản về lòng yêu quê hương chỉ gắn với tình cảm công dân, ý thức trách nhiệm đối với Tổ quốc. Vì vậy những bài thơ lãng mạn trong phong trào Thơ Mới được xem là tiếng nói tình cảm cá nhân ủy mị, tiêu cực. Tuy nhiên, cùng với những thành quả đổi mới đất nước, những tác giả tác phẩm lãng mạn được đưa vào trong chương trình phổ thông. Tiếp xúc với các tác phẩm của Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận, Anh Thơ, chúng ta chợt nhận ra lòng yêu quê hương có nội dung phong phú đa dạng hơn nhiều.

Những bài thơ gắn với tiếng nói cá nhân vẫn ẩn bên trong một tình cảm yêu nước kín đáo, bộc lộ qua tình yêu với con người, cảnh vật, quê hương. Hình ảnh quê hương đất nước hiện lên trong các bài thơ đem lại những cảm nhận rất riêng nhưng lại rung cảm bao thế hệ độc giả. Một địa danh thôn Vỹ đi vào nỗi nhớ, gắn kết ân tình với xứ Huế trong Đây thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc Tử, làm ta yêu hơn cái trong trẻo nắng hàng cau, cái huyền ảo của bến sông Trăng, cái bâng khuâng sương khói mờ nhân ảnh của mảnh đất cố đô. Không gian của buổi chiều thu cho đôi lứa tìm đến nhau trong Thơ Duyên cũng khiến ta cảm nhận sắc thái thiên nhiên hoà hợp quấn quít trên cây cỏ, chim muông, trên con đường nhỏ nhỏ, sắc nắng trở chiều, màu mây biếc và bâng khuâng với “con cò trên ruộng cánh phân vân”. Ta ngỡ ngàng khi phát hiện những vui buồn của con người gửi cả vào trong sắc thái mùa thu ở Đây mùa thu tới, một rặng liễu, một sắc “áo mơ phai dệt lá vàng”, “nàng trăng tự ngẩn ngơ”, những hình ảnh mùa thu rất quen và rất lạ được nói lên qua hồn thơ say đắm của Xuân Diệu. Quê hương còn hiện lên qua nỗi buồn mang tầm vóc vũ trụ, của chàng thi sĩ Huy Cận đứng trên quê hương mà vẫn cảm thấy “thiếu quê hương”, chuyển tải bao tâm sự nỗi niềm của người dân mất nước, khi đối diện Tràng giang: nỗi “sầu trăm ngả” lan toả trên sóng nước, con thuyền, cành củi, cánh bèo, “sông dài trời rộng bến cô liêu” kết lại thành nỗi niềm “lòng quê dợn dợn vời con nước – không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” gợi dậy tình yêu giang sơn Tổ quốc. Quê hương còn đẹp giản dị trong Chiều xuân của Anh Thơ, làng quê Việt Nam đẹp một cách nao lòng trong cỏ xanh, mưa xuân, đàn bò đủng đỉnh, cô yếm thắm…qua những rung cảm trong trẻo của tâm hồn thiếu nữ. Tất cả những bài thơ ấy viết về con người, cảnh vật, làng quê…đều gặp nhau ở một điểm: tình cảm yêu nước kín đáo.

Từ những bài thơ ấy, ta chợt hiểu ra yêu quê hương trước hết phải là yêu thương gắn bó với mảnh đất – con người quê hương, biết rung động trước những vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước, vui buồn với vận mệnh dân tộc. Tình yêu quê hương bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt hàng ngày, những tình cảm đôi lứa, tình yêu sự gắn bó với gia đình, làng quê, đó là tình cảm trong sáng nhất, cao cả và góp phần làm thanh lọc tâm hồn con người. Đó cũng là tình cảm gắn kết cá nhân với cộng đồng, tạo nên sự đồng cảm, sự lắng đọng sâu sắc và thường trực trong trái tim con người. Chính sự gắn kết ấy làm nên sức mạnh đoàn kết dân tộc, thành ý chí bất khuất, sức mạnh chiến đấu, quyết tâm bảo vệ đất nước, đánh đuổi ngoại xâm, ý thức xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.

Nếu chỉ hiểu đơn giản yêu quê hương là tình cảm công dân, với ý thức trách nhiệm đặt lên hàng đầu mà không quan tâm giáo dục tình yêu ấy bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt thì tâm hồn con người sẽ trở nên chai sạn biết bao. Chưa kể rằng, có những kẻ hô hào khẩu hiệu, nhưng thực tế lại sống giả tạo. Không thể yêu đất nước, yêu dân tộc mà không xuất phát từ tình cảm yêu mến, gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn, gia đình, làng xóm, yêu những con người gần gũi quanh ta. Đúng như Tố Hữu nói: “Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt – Như mẹ cha ta, như vợ như chồng”, mở rộng ra tình cảm ấy còn là tình yêu đôi lứa, là cơ sở để “người yêu người, sống để yêu nhau”. Tình yêu ấy không hẳn chỉ thể hiện qua hành động đứng lên đánh lại kẻ thù, mà trước tiên phải xuất phát từ nỗi đau buồn khi nước mất nhà tan, nỗi uất nghẹn khi quê hương bị kẻ thù giày xéo. Không thể có tình yêu dân tộc chung chung nếu không xuất phát từ tình yêu con người cụ thể. Từ nhận thức đến tình cảm, từ suy nghĩ đến hành động luôn thường trực tình cảm yêu quê hương đất nước.

Bản thân mỗi học sinh chúng ta cũng phải luôn xác định quan niệm đúng đắn về lòng yêu quê hương, bằng cách luôn trau dồi tu dưỡng những tình cảm nhân văn, phải sống đẹp với mọi người, biết rung động trước cái đẹp cuộc sống quanh ta. Khi còn là học sinh, biết yêu mến con người và mảnh đất mà ta đang sống, đang tiếp xúc hàng ngày, biến tình cảm thành hành vi ứng xử hàng ngày, có mục đích, có hoài bão vun trồng tài năng để sau này cống hiến cho đất nước, thiết tưởng cũng là ươm mầm cho lòng yêu quê hương đất nước ngày càng phát triển bền vững

(sưu tầm)
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top