Câu chuyện do một cô giáo kể về tình yêu thương ruột thịt trong gia đình của những học sinh mồ côi cha hoặc mẹ ở ngôi trường cô đang dạy...
Kim Tuyến và mẹ - Ảnh: N.H.
Người xưa có câu: “Mồ côi mẹ liếm lá ngoài đường”. Câu nói đó hoàn toàn không đúng với gia đình em Trần Hồng Ngọc, học sinh lớp 12A9 Trường THPT Đa Phước (Bình Chánh, TP.HCM). Mẹ em mất năm 2001. Ấn tượng lớn nhất về em là lần em xỉu ngay giờ dạy của tôi vào năm lớp 6. Trong cơn mê sảng em lắp bắp gọi mẹ. Lên cấp III tôi gặp lại, em là học sinh giỏi 12 năm liền.
Ba em khóc khi nhắc đến mẹ em. Chị Hạnh của em nói nhỏ với tôi: “Mỗi lần nhắc mẹ là ba tôi khóc như thế”. Tên Giàu nhưng chữ nghèo bám lấy ông đến ngày hôm nay. Không ruộng đất, bao năm ông cùng vợ giăng lưới bắt cá nuôi con. Một buổi chiều sau khi cùng chồng kiếm sống trên những khúc sông, vợ ông bị đột quỵ mất trên đường đến bệnh viện. Mình ông tiếp tục đánh lưới nuôi 11 đứa con. Tám người lập gia đình ra riêng. Họ chỉ đủ ăn, không phụ giúp cha được đồng nào. Thấy cha cực khổ, con gái thứ ba tên Hạnh về bán hột vịt lộn trước nhà, phụ cha nuôi ba đứa em ăn học.
Em Hồng Nga trúng tuyển ĐH KHXH&NV (năm 2008). Không có tiền đi xe, đóng học phí, em đành học nghề y tá tại Trường ĐH Y Phạm Ngọc Thạch.
Em Hồng Ngọc nổi bật bởi tính hiền lành, ngoan ngoãn và học giỏi toàn diện. Em Hồng Thảo cũng là học sinh giỏi lớp 9A1 Trường THCS Đa Phước. Vợ chết nhiều năm, ông vẫn gắng gượng nuôi con và không bao giờ có ý nghĩ “bỏ con, đi thêm bước nữa”. Ông nghẹn ngào: “Tôi luôn nghĩ về vợ, nhớ đến cái chết của bà tôi thật ân hận. Phải chi tôi giàu có, cấp cứu bà kịp lúc, có lẽ bà đã không bỏ tôi mà đi”. Sự an ủi ông lớn nhất là các con ông mồ côi mẹ nhưng đều học hành giỏi giang và chẳng đứa nào phải đứng đầu đường liếm lá.
Người xưa cũng nói: “Con không cha như nhà không nóc”. Em Nguyễn Hoàng Quân, học sinh lớp 10A 5 Trường THPT Đa Phước, mất cha từ năm học lớp 1. Chị Huỳnh Như, mẹ em, kể năm 1999 chồng chị làm hồ tại xã Lê Minh Xuân (Bình Chánh).
Ban đầu anh quyết định ngủ lại công trường. Sau đó lo vợ con ở nhà một mình, anh ra về và chết cách công trường chỉ 100m. Khuya quá chẳng ai hay biết để đưa anh đi cấp cứu. Khi người dân phát hiện tri hô lên thì anh đã chết được ba giờ! Năm đó chị Như 26 tuổi. Hằng ngày chị đi lúc 4 giờ sáng xuống Cần Giuộc giúp việc cho người chị. Có tháng được triệu hai, có tháng chị được thêm vài trăm ngàn đồng. Hỏi chị có định đi thêm bước nữa không, chị quẹt mắt: “Tôi không làm thế được bởi bên cạnh tình thương với con, hình ảnh chồng tôi quá lớn. Không người đàn ông nào có thể thay thế được anh ấy. Một người đàn ông mẫu mực, thương yêu vợ con. Hơn nữa, chỉ vì nhớ vợ con mà anh ấy phải đánh đổi cuộc sống mình...”. Nhờ vào tình yêu thương và hi sinh của mẹ, suốt 10 năm liền Hoàng Quân là học sinh giỏi toàn diện các môn. Em sẽ là điểm tựa vững chãi cho mẹ em sau này.
Có lẽ đáng thương hơn hết là hoàn cảnh em Nguyễn Thị Kim Tuyến, học sinh lớp 11A 6 Trường THPT Đa Phước. Ba em trúng gió mất năm em học lớp 7 (năm 2004). Mẹ Tùng của em một nách sáu con bán cá tại chợ Hòa Bình. Ba con lớn đã thành gia thất, cuộc sống chỉ đủ ăn. Năm lớp 8 thấy mẹ cực khổ, Tuyến bỏ học ra bến xe miền Tây bán trái cây dạo cho các xe khách. Nhưng rồi em quay lại trường học: “Mình bưng mâm trái cây mà không có học người ta khi dễ lắm cô ạ!”. Tuyến cũng là học sinh giỏi. Em trai em, Nguyễn Thanh Tuấn học lớp 9A 1 Trường THCS Đa Phước cũng là học sinh giỏi.
Những tưởng có thể sống hạnh phúc bên sự thành đạt của con cái, tháng 6-2009 chị Tùng bị phát hiện có khối u dữ bên vú trái, thời kỳ cuối. Chị khóc khi gặp chúng tôi: “Mấy đứa con lớn đã yên bề, còn ba đứa con sau... Thật tình tụi nó học giỏi quá, tôi cố gắng để chúng có thể tốt nghiệp nhưng trời đã phụ khi cho tôi vướng căn bệnh quái ác này!”. Nuốt nước mắt, chị tiếp: “Thằng Cường năm sau tốt nghiệp ĐH Công nghiệp, tôi không còn lo vì nó đã đi dạy kèm kiếm tiền học, lo cho hai em chút đỉnh. Còn Tuyến với Tuấn chưa tốt nghiệp 12. Tôi chết không yên...”.
Từ khi bệnh chị Tùng không buôn bán được nữa, ăn dần vào số tiền dành dụm. Kim Tuyến ngoài giờ học, thứ bảy chủ nhật đi bán trái cây dạo ở bến xe miền Tây kiếm tiền phụ anh Cường lo gia đình và thuốc thang cho mẹ. Mỗi lần nghĩ đến cảnh phải thêm một lần nữa quấn khăn tang mồ côi, Tuyến không cầm được nước mắt. Em nói dù sao cũng phải “leo” hết lớp 12, học được một nghề hoặc có được một mảnh bằng để tự lo cho mình và phụ anh Cường lo cho em Tuấn. Đã một lần bỏ học, em sẽ không dại dột bỏ học lần nữa...
Có biết bao gia đình thiếu vắng người cha hay người mẹ. Thế nhưng những đứa con không vì thế đổ lỗi cho hoàn cảnh mà bỏ bê học hành, sa vào những thú ăn chơi để “vơi buồn”. Họ vẫn là những học sinh giỏi giang, là những đứa con ngoan.
Tôi không đếm hết những lần tiếp xúc với phụ huynh học sinh cá biệt. Họ chỉ nói một câu: “Bận làm ăn nên không thể lo cho con. Vì vậy chúng hư hỏng”; hoặc: “Thiếu cha (mẹ) nên nó mới khổ...”. Không! Tôi tin dù hoàn cảnh nào anh em Kim Tuyến sẽ vượt qua nỗi đau để tự đứng bằng đôi chân mình. Chắc chắn các em vẫn biết lo cho chính mình. Những con người vốn đã đầy nghị lực, không thể một sớm một chiều đầu hàng hoàn cảnh. Vâng, tôi tin như thế...
NGUYỄN NGỌC HÀ - TTO
Kim Tuyến và mẹ - Ảnh: N.H.
Người xưa có câu: “Mồ côi mẹ liếm lá ngoài đường”. Câu nói đó hoàn toàn không đúng với gia đình em Trần Hồng Ngọc, học sinh lớp 12A9 Trường THPT Đa Phước (Bình Chánh, TP.HCM). Mẹ em mất năm 2001. Ấn tượng lớn nhất về em là lần em xỉu ngay giờ dạy của tôi vào năm lớp 6. Trong cơn mê sảng em lắp bắp gọi mẹ. Lên cấp III tôi gặp lại, em là học sinh giỏi 12 năm liền.
Ba em khóc khi nhắc đến mẹ em. Chị Hạnh của em nói nhỏ với tôi: “Mỗi lần nhắc mẹ là ba tôi khóc như thế”. Tên Giàu nhưng chữ nghèo bám lấy ông đến ngày hôm nay. Không ruộng đất, bao năm ông cùng vợ giăng lưới bắt cá nuôi con. Một buổi chiều sau khi cùng chồng kiếm sống trên những khúc sông, vợ ông bị đột quỵ mất trên đường đến bệnh viện. Mình ông tiếp tục đánh lưới nuôi 11 đứa con. Tám người lập gia đình ra riêng. Họ chỉ đủ ăn, không phụ giúp cha được đồng nào. Thấy cha cực khổ, con gái thứ ba tên Hạnh về bán hột vịt lộn trước nhà, phụ cha nuôi ba đứa em ăn học.
Em Hồng Nga trúng tuyển ĐH KHXH&NV (năm 2008). Không có tiền đi xe, đóng học phí, em đành học nghề y tá tại Trường ĐH Y Phạm Ngọc Thạch.
Em Hồng Ngọc nổi bật bởi tính hiền lành, ngoan ngoãn và học giỏi toàn diện. Em Hồng Thảo cũng là học sinh giỏi lớp 9A1 Trường THCS Đa Phước. Vợ chết nhiều năm, ông vẫn gắng gượng nuôi con và không bao giờ có ý nghĩ “bỏ con, đi thêm bước nữa”. Ông nghẹn ngào: “Tôi luôn nghĩ về vợ, nhớ đến cái chết của bà tôi thật ân hận. Phải chi tôi giàu có, cấp cứu bà kịp lúc, có lẽ bà đã không bỏ tôi mà đi”. Sự an ủi ông lớn nhất là các con ông mồ côi mẹ nhưng đều học hành giỏi giang và chẳng đứa nào phải đứng đầu đường liếm lá.
Người xưa cũng nói: “Con không cha như nhà không nóc”. Em Nguyễn Hoàng Quân, học sinh lớp 10A 5 Trường THPT Đa Phước, mất cha từ năm học lớp 1. Chị Huỳnh Như, mẹ em, kể năm 1999 chồng chị làm hồ tại xã Lê Minh Xuân (Bình Chánh).
Ban đầu anh quyết định ngủ lại công trường. Sau đó lo vợ con ở nhà một mình, anh ra về và chết cách công trường chỉ 100m. Khuya quá chẳng ai hay biết để đưa anh đi cấp cứu. Khi người dân phát hiện tri hô lên thì anh đã chết được ba giờ! Năm đó chị Như 26 tuổi. Hằng ngày chị đi lúc 4 giờ sáng xuống Cần Giuộc giúp việc cho người chị. Có tháng được triệu hai, có tháng chị được thêm vài trăm ngàn đồng. Hỏi chị có định đi thêm bước nữa không, chị quẹt mắt: “Tôi không làm thế được bởi bên cạnh tình thương với con, hình ảnh chồng tôi quá lớn. Không người đàn ông nào có thể thay thế được anh ấy. Một người đàn ông mẫu mực, thương yêu vợ con. Hơn nữa, chỉ vì nhớ vợ con mà anh ấy phải đánh đổi cuộc sống mình...”. Nhờ vào tình yêu thương và hi sinh của mẹ, suốt 10 năm liền Hoàng Quân là học sinh giỏi toàn diện các môn. Em sẽ là điểm tựa vững chãi cho mẹ em sau này.
Có lẽ đáng thương hơn hết là hoàn cảnh em Nguyễn Thị Kim Tuyến, học sinh lớp 11A 6 Trường THPT Đa Phước. Ba em trúng gió mất năm em học lớp 7 (năm 2004). Mẹ Tùng của em một nách sáu con bán cá tại chợ Hòa Bình. Ba con lớn đã thành gia thất, cuộc sống chỉ đủ ăn. Năm lớp 8 thấy mẹ cực khổ, Tuyến bỏ học ra bến xe miền Tây bán trái cây dạo cho các xe khách. Nhưng rồi em quay lại trường học: “Mình bưng mâm trái cây mà không có học người ta khi dễ lắm cô ạ!”. Tuyến cũng là học sinh giỏi. Em trai em, Nguyễn Thanh Tuấn học lớp 9A 1 Trường THCS Đa Phước cũng là học sinh giỏi.
Những tưởng có thể sống hạnh phúc bên sự thành đạt của con cái, tháng 6-2009 chị Tùng bị phát hiện có khối u dữ bên vú trái, thời kỳ cuối. Chị khóc khi gặp chúng tôi: “Mấy đứa con lớn đã yên bề, còn ba đứa con sau... Thật tình tụi nó học giỏi quá, tôi cố gắng để chúng có thể tốt nghiệp nhưng trời đã phụ khi cho tôi vướng căn bệnh quái ác này!”. Nuốt nước mắt, chị tiếp: “Thằng Cường năm sau tốt nghiệp ĐH Công nghiệp, tôi không còn lo vì nó đã đi dạy kèm kiếm tiền học, lo cho hai em chút đỉnh. Còn Tuyến với Tuấn chưa tốt nghiệp 12. Tôi chết không yên...”.
Từ khi bệnh chị Tùng không buôn bán được nữa, ăn dần vào số tiền dành dụm. Kim Tuyến ngoài giờ học, thứ bảy chủ nhật đi bán trái cây dạo ở bến xe miền Tây kiếm tiền phụ anh Cường lo gia đình và thuốc thang cho mẹ. Mỗi lần nghĩ đến cảnh phải thêm một lần nữa quấn khăn tang mồ côi, Tuyến không cầm được nước mắt. Em nói dù sao cũng phải “leo” hết lớp 12, học được một nghề hoặc có được một mảnh bằng để tự lo cho mình và phụ anh Cường lo cho em Tuấn. Đã một lần bỏ học, em sẽ không dại dột bỏ học lần nữa...
Có biết bao gia đình thiếu vắng người cha hay người mẹ. Thế nhưng những đứa con không vì thế đổ lỗi cho hoàn cảnh mà bỏ bê học hành, sa vào những thú ăn chơi để “vơi buồn”. Họ vẫn là những học sinh giỏi giang, là những đứa con ngoan.
Tôi không đếm hết những lần tiếp xúc với phụ huynh học sinh cá biệt. Họ chỉ nói một câu: “Bận làm ăn nên không thể lo cho con. Vì vậy chúng hư hỏng”; hoặc: “Thiếu cha (mẹ) nên nó mới khổ...”. Không! Tôi tin dù hoàn cảnh nào anh em Kim Tuyến sẽ vượt qua nỗi đau để tự đứng bằng đôi chân mình. Chắc chắn các em vẫn biết lo cho chính mình. Những con người vốn đã đầy nghị lực, không thể một sớm một chiều đầu hàng hoàn cảnh. Vâng, tôi tin như thế...
NGUYỄN NGỌC HÀ - TTO