Nhiều bậc phụ huynh tỏ ra rất bối rối và lo lắng khi nghe tiếng khóc của đứa con thân yêu chưa biết nói, không hiểu bé muốn nói gì hay đang bị đau ở đâu… Đáp ứng nhu cầu này, một thiết bị phiên dịch tiếng khóc đang được chế tạo ở Nhật.
Thiết bị giám sát giải mã tiếng khóc của trẻ, phân biệt đâu là tiếng khóc buồn ngủ, đâu là tiếng khóc đòi ăn đang được chế tạo. Nó còn có thể giúp báo cho các bậc phụ huynh biết khi nào con mình đói, cần thay tã hay cần được ôm ấp.
Vì sao bé khóc? Các nhà khoa học Nhật Bản vừa tạo nên một chương trình máy tính phân tích xem có phải bé khóc vì đau hay một lý do nào khác. Các nhà khoa học Nhật Bản đã tạo ra một chương trình máy tính phân tích âm độ tiếng khóc và chương trình đã hoạt động chính xác trong việc phân biệt tiếng khóc khi đau đớn của trẻ giữa những tiếng khóc khác.
Viết trên tạp chí Sinh trắc học Quốc tế, các nhà nghiên cứu tại trường ĐH Hiroshima quốc tế thừa nhận rằng họ đã dựa trên đánh giá của các bậc phụ huynh bởi vì chính những em bé cũng không thể nói với họ về độ chính xác.
Những người sử dụng điện thoại iPhone đã có thể tiếp cận một thiết bị phiên dịch tiếng khóc do một bác sĩ nhi khoa tạo ra. Chương trình này được cho là chính xác tới 96% nhưng cũng nhận được những nhận xét trái chiều.
Sobbhan Freegard, người sáng lập nên trang web Netmums, dự báo rằng thiết bị như thế này sẽ phổ biến đối với những người lần đầu tiên làm cha mẹ. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng thiết bị không thể thay thế cho trực giác của một người mẹ.
Thiết bị giám sát giải mã tiếng khóc của trẻ, phân biệt đâu là tiếng khóc buồn ngủ, đâu là tiếng khóc đòi ăn đang được chế tạo. Nó còn có thể giúp báo cho các bậc phụ huynh biết khi nào con mình đói, cần thay tã hay cần được ôm ấp.
Vì sao bé khóc? Các nhà khoa học Nhật Bản vừa tạo nên một chương trình máy tính phân tích xem có phải bé khóc vì đau hay một lý do nào khác. Các nhà khoa học Nhật Bản đã tạo ra một chương trình máy tính phân tích âm độ tiếng khóc và chương trình đã hoạt động chính xác trong việc phân biệt tiếng khóc khi đau đớn của trẻ giữa những tiếng khóc khác.
Viết trên tạp chí Sinh trắc học Quốc tế, các nhà nghiên cứu tại trường ĐH Hiroshima quốc tế thừa nhận rằng họ đã dựa trên đánh giá của các bậc phụ huynh bởi vì chính những em bé cũng không thể nói với họ về độ chính xác.
Những người sử dụng điện thoại iPhone đã có thể tiếp cận một thiết bị phiên dịch tiếng khóc do một bác sĩ nhi khoa tạo ra. Chương trình này được cho là chính xác tới 96% nhưng cũng nhận được những nhận xét trái chiều.
Sobbhan Freegard, người sáng lập nên trang web Netmums, dự báo rằng thiết bị như thế này sẽ phổ biến đối với những người lần đầu tiên làm cha mẹ. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng thiết bị không thể thay thế cho trực giác của một người mẹ.
Phương Hà (Theo Dailymail)