Không chỉ có mũi đất địa đầu tổ quốc, Cà Mau còn hấp dẫn du khách nhờ hòn Đá Bạc – nơi vẻ đẹp thiên nhiên hòa quyện với cuộc sống con người.
Sau khỏang 30 phút chạy xe từ trung tâm huyện Trần Văn Thời, tôi và ngừoi bạn cùng đi đã đến được xóm Kênh Hòn – xóm cuối cùng của hành trình đến hòn Đá Bạc. Phong cảnh nơi đây, bình dị như chính cái tên. Những ngôi nhà sàn vươn dài ra mặt sông và cảnh sinh họat đời thường bình dị: người chèo ghe, kẻ giăng lưới, làm đồng, trẻ con bơi lội, đùa giỡn…
Cảnh sông nước trên đường đến hòn Đá Bạc
Cầu vượt biển ra hòn Đá Bạc
Đứng từ chỗ mua vé vào hòn Đá Bạc (15.000 đồng/vé), chúng ta đã loáng thoáng trông thấy hai đỉnh không cao lắm của khu đảo. Ấn tượng đầu tiên là con đường vào Hòn Đá Bạc - một cây cầu có chiều dài chừng 400 mét vượt biển, được phân rõ hai chiều cho xe vào và ra.
Hòn Đá Bạc có hai cụm đảo chính. Nhìn xa, hai cụm đảo như đôi gò bồng đảo của một thiếu nữ xuân thì. Cả hai cụm đảo đều xanh ngắt một màu cây cỏ, được bao quanh bởi những bờ đá granite đẹp tuyệt vời.
Những bờ đá tuyệt đẹp quanh hòn Đá Bạc
Điểm thu hút nhất của hòn Đá Bạc là một khối đá có hình bàn tay người. Sóng và gió biển đã ngàn năm cần mẫn điêu khắc cho con người một tác phẩm thật độc đáo, thú vị.
Khối đá hình bàn tay
Những nông dân - ngư phủ
Dạo quanh hòn Đá Bạc, bên cạnh vẻ đẹp thiên nhiên, bạn sẽ rất thú vị khi được quan sát sinh hoạt lao động của người dân miền biển. Đó là những nông dân – ngư phủ địa phương đang giăng câu, thả lưới. Dừng chân bên mẻ lưới vừa kéo, bạn có thể mua được mớ hải sản tươi sống với giá phải chăng…
Đánh bắt ven bờ
Nghỉ tay dùng cơm trưa
Khi đã “xuống biển” thoả thuê, bạn có thể tiếp tục “lên rừng” bằng cách men theo những lối mòn xuyên rừng đẹp như tranh vẽ để chinh phục đỉnh hòn.
Đường lên đỉnh hòn đẹp như tranh vẽ
Trở lại bờ biển lúc đã “mỏi gối, chồn chân” những tảng đá rộng rãi, bằng phẳng nằm dưới gốc cây bàng mát rượi, cùng bữa trưa với hương vị cá nâu nướng và mực hấp gừng ven bờ hòn Đá Bạc sẽ làm cho chuyến du lịch ngắn của bạn càng trọn vẹn hơn…
Sưu tầm.
Sau khỏang 30 phút chạy xe từ trung tâm huyện Trần Văn Thời, tôi và ngừoi bạn cùng đi đã đến được xóm Kênh Hòn – xóm cuối cùng của hành trình đến hòn Đá Bạc. Phong cảnh nơi đây, bình dị như chính cái tên. Những ngôi nhà sàn vươn dài ra mặt sông và cảnh sinh họat đời thường bình dị: người chèo ghe, kẻ giăng lưới, làm đồng, trẻ con bơi lội, đùa giỡn…
Cảnh sông nước trên đường đến hòn Đá Bạc
Cầu vượt biển ra hòn Đá Bạc
Đứng từ chỗ mua vé vào hòn Đá Bạc (15.000 đồng/vé), chúng ta đã loáng thoáng trông thấy hai đỉnh không cao lắm của khu đảo. Ấn tượng đầu tiên là con đường vào Hòn Đá Bạc - một cây cầu có chiều dài chừng 400 mét vượt biển, được phân rõ hai chiều cho xe vào và ra.
Hòn Đá Bạc có hai cụm đảo chính. Nhìn xa, hai cụm đảo như đôi gò bồng đảo của một thiếu nữ xuân thì. Cả hai cụm đảo đều xanh ngắt một màu cây cỏ, được bao quanh bởi những bờ đá granite đẹp tuyệt vời.
Những bờ đá tuyệt đẹp quanh hòn Đá Bạc
Điểm thu hút nhất của hòn Đá Bạc là một khối đá có hình bàn tay người. Sóng và gió biển đã ngàn năm cần mẫn điêu khắc cho con người một tác phẩm thật độc đáo, thú vị.
Khối đá hình bàn tay
Những nông dân - ngư phủ
Dạo quanh hòn Đá Bạc, bên cạnh vẻ đẹp thiên nhiên, bạn sẽ rất thú vị khi được quan sát sinh hoạt lao động của người dân miền biển. Đó là những nông dân – ngư phủ địa phương đang giăng câu, thả lưới. Dừng chân bên mẻ lưới vừa kéo, bạn có thể mua được mớ hải sản tươi sống với giá phải chăng…
Đánh bắt ven bờ
Nghỉ tay dùng cơm trưa
Khi đã “xuống biển” thoả thuê, bạn có thể tiếp tục “lên rừng” bằng cách men theo những lối mòn xuyên rừng đẹp như tranh vẽ để chinh phục đỉnh hòn.
Đường lên đỉnh hòn đẹp như tranh vẽ
Trở lại bờ biển lúc đã “mỏi gối, chồn chân” những tảng đá rộng rãi, bằng phẳng nằm dưới gốc cây bàng mát rượi, cùng bữa trưa với hương vị cá nâu nướng và mực hấp gừng ven bờ hòn Đá Bạc sẽ làm cho chuyến du lịch ngắn của bạn càng trọn vẹn hơn…
Sưu tầm.