Những thiên thạch chứa sắt nhỏ bằng nắm đấm mà tàu thăm dò tự hành tìm thấy trên sao Hỏa có thể giúp giới khoa học chứng minh rằng hành tinh đỏ có tồn tại nước.
Trước đó, tàu thăm dò tự hành Spirit và Opportunity của Mỹ đã phát hiện ba thiên thạch chứa sắt trên sao Hỏa. Chúng nổi bật hơn hẳn trên bề mặt bụi bặm của hành tinh đỏ nhờ ánh kim lấp lánh. Tàu Opportunity mới phát hiện thêm 6 viên đá nữa nhỏ bằng nắm đấm tại miệng núi lửa Victoria. Các thiết bị trên tàu (trong đó có máy phân tích quang phổ) phát hiện chúng có chất khoáng chứa sắt. Những khoáng chất này cũng được tìm thấy trong các thiên thạch trên trái đất.
“Những viên đá này giống hệt đá mà chúng tôi tìm thấy trên các bãi thiên thạch ở Nam Cực”, James Ashley, một nhà nghiên cứu của Đại học Arizona (Mỹ), cho biết.
Một số nhà khoa học của Đại học Johannes Gutenberg (Đức) cho rằng những viên đá trên sao Hỏa có thể là mảnh vỡ của một thiên thạch khổng lồ đã tạo nên miệng núi lửa Victoria. Ngoài ra, còn có một khả năng khác: Chúng là những thứ còn sót lại của một trận mưa thiên thạch từ vũ trụ.
Do miệng núi lửa Victoria có đường kính 800 mét nên các chuyên gia cho rằng thiên thạch tạo nên nó phải có đường kính 25-40 mét. Thành phần bên trong những viên đá mà tàu Opportunity phát hiện cho thấy thiên thạch kia là một loại đá hiếm. Theo Ashley, chúng chỉ chiếm chưa tới 1% số lượng thiên thạch rơi xuống địa cầu.
Do 6 viên đá đều chứa sắt nên các nhà khoa học có thể ước tính lượng nước mà chúng đã tiếp xúc kể từ khi rơi xuống hành tinh đỏ cách đây hàng triệu hoặc hàng tỷ năm. “Hãy tưởng tượng bạn nhìn thấy một xe hơi cũ và rỉ sét trong sa mạc. Nó sẽ nói cho bạn vài điều về lượng nước ở đó”, Ashley giải thích.
Cho tới nay người ta chưa phát hiện bất kỳ dấu vết nào của sự han rỉ. Nhưng có lẽ các nhà khoa học có thể tìm thấy rỉ sắt khi chúng được đưa về trái đất để phân tích. Nếu điều đó xảy ra thì chúng ta có thể kết luận rằng sao Hỏa có nước.
Theo Minh Long - VnExpress
Trước đó, tàu thăm dò tự hành Spirit và Opportunity của Mỹ đã phát hiện ba thiên thạch chứa sắt trên sao Hỏa. Chúng nổi bật hơn hẳn trên bề mặt bụi bặm của hành tinh đỏ nhờ ánh kim lấp lánh. Tàu Opportunity mới phát hiện thêm 6 viên đá nữa nhỏ bằng nắm đấm tại miệng núi lửa Victoria. Các thiết bị trên tàu (trong đó có máy phân tích quang phổ) phát hiện chúng có chất khoáng chứa sắt. Những khoáng chất này cũng được tìm thấy trong các thiên thạch trên trái đất.
“Những viên đá này giống hệt đá mà chúng tôi tìm thấy trên các bãi thiên thạch ở Nam Cực”, James Ashley, một nhà nghiên cứu của Đại học Arizona (Mỹ), cho biết.
Một số nhà khoa học của Đại học Johannes Gutenberg (Đức) cho rằng những viên đá trên sao Hỏa có thể là mảnh vỡ của một thiên thạch khổng lồ đã tạo nên miệng núi lửa Victoria. Ngoài ra, còn có một khả năng khác: Chúng là những thứ còn sót lại của một trận mưa thiên thạch từ vũ trụ.
Do miệng núi lửa Victoria có đường kính 800 mét nên các chuyên gia cho rằng thiên thạch tạo nên nó phải có đường kính 25-40 mét. Thành phần bên trong những viên đá mà tàu Opportunity phát hiện cho thấy thiên thạch kia là một loại đá hiếm. Theo Ashley, chúng chỉ chiếm chưa tới 1% số lượng thiên thạch rơi xuống địa cầu.
Do 6 viên đá đều chứa sắt nên các nhà khoa học có thể ước tính lượng nước mà chúng đã tiếp xúc kể từ khi rơi xuống hành tinh đỏ cách đây hàng triệu hoặc hàng tỷ năm. “Hãy tưởng tượng bạn nhìn thấy một xe hơi cũ và rỉ sét trong sa mạc. Nó sẽ nói cho bạn vài điều về lượng nước ở đó”, Ashley giải thích.
Cho tới nay người ta chưa phát hiện bất kỳ dấu vết nào của sự han rỉ. Nhưng có lẽ các nhà khoa học có thể tìm thấy rỉ sắt khi chúng được đưa về trái đất để phân tích. Nếu điều đó xảy ra thì chúng ta có thể kết luận rằng sao Hỏa có nước.
Theo Minh Long - VnExpress
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: