• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Thị trường thế giới

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI



I - ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI


Thị trường thế giới hiện nay là một hệ thống toàn cầu, ngày càng phức tạp. Sự phát triển của nền kinh tế đã làm cho thị trường thế giới ngày càng tỏ ra chật hẹp đối với các nước phát triển. Trong nhiều năm qua, thị trường thế giới có nhiều biến động. Sự sa sút của nền kinh tế thế giới phản ánh ở sự suy giảm trong giá trị xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng trên thế giới.

Công nghệ thông tin đã làm xuất hiện loại hình thương mại, dịch vụ điện tử. Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh của công nghệ thông tin và sau đó là sự suy giảm của lĩnh vực kinh doanh này đã làm cho nhóm hàng thiết bị văn phòng và viễn thông bị giảm mạnh nhất.

Các nước tư bản phát triển đang kiểm soát tình hình thị trường thế giới do các nước này chiếm tỉ trọng cao cả về xuất khẩu và nhập khẩu của toàn thế giới.

Những cường quốc về xuất khẩu và xuất khẩu chi phối rất mạnh nền kinh tế thế giới và đồng tiền của các nước này là những ngoại tệ mạnh trong hệ thống tiền tệ thế giới. Đó là đồng Đôla Mĩ, đồng Ơrô, đồng Bảng Anh (Trước kia còn có đồng Frăng của Pháp, Mác của Đức…), đồng Yên của Nhật Bản.

Trong buôn bán trên thế giới, các luồng hàng xuất nhập khẩu của các nước tư bản phát triển chiếm tỉ trọng lớn nhất và việc buôn bán giữa các nước tư bản phát triển với nhau cũng chiếm tỉ trọng lớn. Riêng ở châu Âu, 73,8% (năm 2004) giá trị ngoại thương là thực hiện giữa các nước này với nhau. Ở Bắc Mĩ, tỉ lệ này là 56%, còn ở châu Á là 50,3%. Trị giá buôn bán giữa các nước Bắc Mĩ và châu Âu chiếm tới 63,3% giá trị buôn bán toàn thế giới.

Trong cơ cấu hàng xuất khẩu trên thế giới, chiếm tỉ trọng ngày càng cao là các sản phẩm công nghiệp chế biến; các mặt hàng nông sản có xu hướng giảm tỉ trọng, do những thành tựu nông nghiệp đã giải quyết tốt hơn nhu cầu lương thực, thực phẩm ở nhiều khu vực trước kia phải nhập khẩu nhiều nông sản.

II – CÁC TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI

Trong xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organistation – WTO) ngày càng kết nạp nhiều thành viên và đã trở thành tổ chức thương mại lớn nhất.

Tổ chức thương mại thế giới WTO được thành lập ngày 1 – 1 – 1995, tiền thân là GATT (Hiệp định chung về thuế quan và thương mại). WTO có 149 thành viên (tính đến ngày 11 – 12 – 2005). WTO là một tổ chức để thảo luận, đàm phán và giải quyết những vấn đề thương mại, bao gồm hàng hoá, dịch vụ và sở hữu trí tuệ. Chức năng cơ bản của WTO là:

- Quản lý và thực hiện các hiệp định đa phương và nhiều bên, tạo nên tổ chức này.
- Làm diễn đàn cho các cuộc đàm phán thương mại đa phương
- Giải quyết tranh chấp thương mại
- Giám sát chính sách thương mại quốc gia.
- Hợp tác với các tổ chức quốc tế khác liên quan đến hoạch định chính sách kinh tế toàn cầu.

Trên thế giới cũng đã hình thành nhiều tổ chức, kinh tế khu vực, trong đó phải kể đến Cộng đồng châu Âu (EC). Hiệp định thương mại tự do Bắc Mĩ (NAFTA). Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Thị trường chung Nam Mĩ (MERCOSUR), Các nưwcs vùng núi An-đet (ANDEAN).



ST
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top