Khi những cơn mưa dầm dề, rả rích suốt ngày đêm của tháng Mười thôi không ghé qua vùng đất Tây Nguyên nữa là lúc dã quỳ ửng vàng trên các thảm xanh, chào đón một mùa hanh hao mới lại về. Có một thị trấn nhỏ bé nằm dưới chân đèo Dran dẫn lên Đà Lạt tràn ngập hoa dã quỳ, ẩn chứa vẻ đẹp nguyên sơ của phố núi còn thưa vắng dấu chân du khách.
Hoa dã quỳ tràn ngập bên đường
Cách Đà Lạt khoảng 40km, thị trấn Dran, huyện lỵ của Đơn Dương nhỏ xíu mà yên bình, trong lành với những ngọn đồi thoai thoải, những con suối nhỏ trong veo. Thị trấn nằm trong một thung lũng nên nhìn đi hướng nào cũng thấy núi và thấy những đồi thông, thơ mộng hơn nữa là hầu hết cư dân ở vùng đất này đều sống trong những ngôi nhà làm bằng gỗ thông.
Một vạt hoa rực rỡ
Dã quỳ vốn không phải là loài cây bản địa của Việt Nam mà là do người Pháp đưa vào các đồn điền ở Lâm Đồng. Do hạt dễ phát tán, cây dễ trồng nhờ giâm cành nên loài cây này dần dần lan ra khắp các nơi hoang dại của núi rừng Tây Nguyên.
Sông Đa Nhim
Đường vào hồ thủy điện Đa Nhim vốn đã đẹp nay càng thêm quyến rũ với những bụi dã quỳ cao quá đầu người. Cây phủ kín hoa vàng tươi tắn, cứ rung rinh trong gió vẫy chào người qua kẻ lại.
Đường vào thủy điện Đa Nhim
Thủy điện Đa Nhim
So với những mặt trời hướng dương rực rỡ, chói lòa thì dã quỳ hoang chỉ là những vì tinh tú bé nhỏ góp thêm chút sắc màu cho bầu trời cao nguyên. Nhưng không hiểu sao vẻ đẹp dân dã đó lại khiến du khách nhớ dã quỳ hơn cả.
Để mỗi mùa hoa về, từng nhóm, từng đôi hay từng lữ khách riêng lẻ lại ôm máy ảnh lang thang trên đường để “bắt” cho được khoảnh khắc lộng lẫy nhất của loài hoa dại.
HẢI AN - Ảnh: PHƯƠNG UYÊN/DNSGCT
Hoa dã quỳ tràn ngập bên đường
Cách Đà Lạt khoảng 40km, thị trấn Dran, huyện lỵ của Đơn Dương nhỏ xíu mà yên bình, trong lành với những ngọn đồi thoai thoải, những con suối nhỏ trong veo. Thị trấn nằm trong một thung lũng nên nhìn đi hướng nào cũng thấy núi và thấy những đồi thông, thơ mộng hơn nữa là hầu hết cư dân ở vùng đất này đều sống trong những ngôi nhà làm bằng gỗ thông.
Không phải là điểm đến du lịch nhưng Dran cứ níu chân du khách yêu thiên nhiên bằng vẻ đẹp của hoa dại, của phố nhỏ. Muốn ngắm cảnh ấn tượng hơn thì ghé thăm sông Đa Nhim và thủy điện Đa Nhim.
Song đặc biệt nhất ở đây là một con đường hoa dã quỳ mà nhiều người cho rằng đó là con đường dã quỳ vàng đẹp nhất ở Lâm Đồng. Cứ hết tháng Mười, cung đường đèo Dran nối thị trấn Dran với vùng Cầu Đất lại ngập tràn chỉ toàn hoa dã quỳ.
Hoa nở rộ hai bên đèo trải dài quanh co hun hút. Con đèo chỉ dài mười cây số này hội tụ đầy đủ vẻ đẹp của cao nguyên, bên cạnh dốc cao và gió thốc thì xung quanh đèo Dran là những ngọn đồi trồng nhiều loại cây đặc sản và đặc biệt là trà.
Tuyệt nhất là đồi trà bậc thang ở gần trung tâm thị trấn Dran. Một vạt đồi nằm cặp con đường chia thành những luống ngay ngắn băng xuống chân đồi.
Song đặc biệt nhất ở đây là một con đường hoa dã quỳ mà nhiều người cho rằng đó là con đường dã quỳ vàng đẹp nhất ở Lâm Đồng. Cứ hết tháng Mười, cung đường đèo Dran nối thị trấn Dran với vùng Cầu Đất lại ngập tràn chỉ toàn hoa dã quỳ.
Hoa nở rộ hai bên đèo trải dài quanh co hun hút. Con đèo chỉ dài mười cây số này hội tụ đầy đủ vẻ đẹp của cao nguyên, bên cạnh dốc cao và gió thốc thì xung quanh đèo Dran là những ngọn đồi trồng nhiều loại cây đặc sản và đặc biệt là trà.
Tuyệt nhất là đồi trà bậc thang ở gần trung tâm thị trấn Dran. Một vạt đồi nằm cặp con đường chia thành những luống ngay ngắn băng xuống chân đồi.
Một vạt hoa rực rỡ
Dã quỳ vốn không phải là loài cây bản địa của Việt Nam mà là do người Pháp đưa vào các đồn điền ở Lâm Đồng. Do hạt dễ phát tán, cây dễ trồng nhờ giâm cành nên loài cây này dần dần lan ra khắp các nơi hoang dại của núi rừng Tây Nguyên.
Và cũng chẳng biết tự bao giờ, khi trời chớm mùa đông, hình ảnh những đóa dã quỳ lại len lỏi trong tâm khảm những người con xa quê hay những người yêu thú lãng du đã từng đặt chân đến vùng đất này vào đúng mùa hoa rực rỡ nhất.
Sông Đa Nhim
Đường vào hồ thủy điện Đa Nhim vốn đã đẹp nay càng thêm quyến rũ với những bụi dã quỳ cao quá đầu người. Cây phủ kín hoa vàng tươi tắn, cứ rung rinh trong gió vẫy chào người qua kẻ lại.
Trên các lối vào nhà, trên các con đường đất đỏ rẽ ngang cũng ngập tràn sắc hoa dã quỳ. Không quá rực rỡ và vươn cao về phía mặt trời như hoa hướng dương, dã quỳ mang trên mình cái hoang dã của núi rừng.
Sao có thể quên được những đóa hoa ven đường như những nụ cười hiền hậu bừng sáng trên cao nguyên xanh tươi. Sao có thể quên những lối nhỏ quanh co mà ta phải ra sức kiếm tìm mới thấy cả một “động hoa vàng” chìm khuất bên trong.
Du khách sẽ nhớ mãi những chiếc giỏ xe chở đầy những đóa hoa vàng ươm như rót mật, hay những cô thiếu nữ e ấp cài hoa trên tóc.
Sao có thể quên được những đóa hoa ven đường như những nụ cười hiền hậu bừng sáng trên cao nguyên xanh tươi. Sao có thể quên những lối nhỏ quanh co mà ta phải ra sức kiếm tìm mới thấy cả một “động hoa vàng” chìm khuất bên trong.
Du khách sẽ nhớ mãi những chiếc giỏ xe chở đầy những đóa hoa vàng ươm như rót mật, hay những cô thiếu nữ e ấp cài hoa trên tóc.
Đường vào thủy điện Đa Nhim
Thủy điện Đa Nhim
So với những mặt trời hướng dương rực rỡ, chói lòa thì dã quỳ hoang chỉ là những vì tinh tú bé nhỏ góp thêm chút sắc màu cho bầu trời cao nguyên. Nhưng không hiểu sao vẻ đẹp dân dã đó lại khiến du khách nhớ dã quỳ hơn cả.
Để mỗi mùa hoa về, từng nhóm, từng đôi hay từng lữ khách riêng lẻ lại ôm máy ảnh lang thang trên đường để “bắt” cho được khoảnh khắc lộng lẫy nhất của loài hoa dại.
HẢI AN - Ảnh: PHƯƠNG UYÊN/DNSGCT