Thi tốt nghiệp THPT năm 2011: Đề thi mở, ngừa học vẹt

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Thi tốt nghiệp THPT năm 2011: Đề thi mở, ngừa học vẹt

Đề thi cũng như việc thi thử tốt nghiệp THPT là hai vấn đề nóng nhất trong cuộc họp báo chiều 7-4 của Bộ GD - ĐT
Theo ông Trần Văn Nghĩa, Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng, Bộ GD-ĐT, đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT đã hoàn tất.


Bám sát kiến thức cơ bản

Về cấu trúc đề thi, trừ môn ngoại ngữ, các môn khác vẫn có hai phần là phần chung (bắt buộc) và phần riêng (tự chọn). Phần bắt buộc là phần kiến thức giao thoa giữa các chương trình chuẩn và chương trình nâng cao. Phần tự chọn được ra theo kiến thức chương trình chuẩn hoặc nâng cao, thí sinh chọn một trong hai phần tự chọn, nếu làm cả hai phần sẽ phạm quy, không được tính điểm phần này. Thí sinh học chương trình giáo dục thường xuyên sẽ có đề thi tốt nghiệp riêng. Đề thi cho đối tượng thí sinh này không có hai phần bắt buộc và tự chọn mà chỉ có một phần chung.

3phu2.jpg

Học sinh Trường THPT Mạc Đĩnh Chi TPHCM ôn tập cho kỳ thi tốt nghiệp 2011. Ảnh: TẤN THẠNH

Ông Trần Văn Nghĩa khẳng định năm nay, Bộ GD-ĐT tiếp tục ra đề theo hướng mở để tránh tình trạng học sinh học tủ, học vẹt. Trong đó, 50% điểm số của mỗi đề thi sẽ dành cho những câu hỏi yêu cầu thông hiểu, vận dụng kiến thức. Với cách ra đề này, chỉ cần bám sát kiến thức cơ bản có trong chương trình, thí sinh có thể đạt yêu cầu tối thiểu trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Những thí sinh nắm chắc kiến thức cơ bản, có khả năng phân tích, tổng hợp kiến thức tốt, khả năng sáng tạo có thể đạt điểm khá giỏi.

Khắc phục triệt để tiêu cực

Thêm một lần nữa, lãnh đạo Bộ GD-ĐT khẳng định kiên quyết khắc phục triệt để các hiện tượng tiêu cực, như giám thị có biểu hiện thiếu sâu sát trong quá trình hướng dẫn thí sinh dự thi; để xảy ra sai sót ảnh hưởng không tốt đến việc làm bài của thí sinh, nhất là ở các hội đồng coi thi có phòng thi giáo dục thường xuyên; thí sinh mang và sử dụng tài liệu trong phòng thi…

Ông Phạm Ngọc Trúc, Phó chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT, cho biết bộ đã chỉ đạo các sở GD-ĐT phải thực hiện nghiêm túc việc tập huấn nghiệp vụ tổ chức thi, thanh tra thi và quán triệt sâu sắc ý thức trách nhiệm cho cán bộ tham gia kỳ thi. Năm nay, bộ tiếp tục duy trì việc huy động các giảng viên ĐH, CĐ tham gia công tác thanh tra với số lượng tương đương năm 2010. Theo ông Trúc, tổng kết các kỳ thi tốt nghiệp THPT những năm qua cho thấy việc huy động thanh tra ủy quyền đã có tác dụng rõ rệt trong việc giữ nghiêm kỷ luật thi cử.

Năm nay, việc tổ chức thi theo cụm trường vẫn tiếp tục được triển khai. Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các địa phương hạn chế tối đa việc tổ chức thi theo từng trường riêng lẻ. Tuy nhiên, theo chỉ đạo của Bộ GD-ĐT, không được để xảy ra tình trạng thí sinh bỏ thi vì lý do tổ chức thi theo cụm trường.


Không tổ chức thi thử nhiều.


Trước thực tế nhiều địa phương trên cả nước đang chuẩn bị tổ chức các kỳ thi thử tốt nghiệp gây căng thẳng cho học sinh, ông Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục phổ thông Bộ GD-ĐT, cho rằng bộ đã giao cho các tỉnh chủ động lên kế hoạch ôn tập cho học sinh, việc có thi thử hay không là do từng địa phương quyết định.

Cũng theo ông Chuẩn, việc tổ chức thi thử như một kỳ thi tốt nghiệp có tác dụng giúp học sinh làm quen với đề thi, cách làm bài, tâm lý thi cử. Đây cũng là một kênh để các thầy cô giáo và nhà trường nhận thông tin phản hồi của học sinh. Tuy nhiên, ông Vũ Đình Chuẩn nhấn mạnh: “Quan điểm của chúng tôi là không nên tổ chức thi thử nhiều, gây tốn kém và tâm lý nặng nề, tốn kém sức lực và thời gian của học sinh”.



Theo NLĐ.


 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top