Thi tốt nghiệp THPT: 'Ăn điểm' khi thuộc quy chế

ButNghien

Học tập suốt đời!
Thành viên BQT
Xu
46
Năm nào cũng có học sinh bị đình chỉ thi vì những lỗi không đáng có như điện thoại tự nhiên báo thức hoặc trễ giờ thi vì kẹt xe. Việc nhồi nhét kiến thức trước ngày thi cũng khiến không ít thí sinh quên chuẩn bị nhiều chuyện bên lề nhưng rất quan trọng.

Khi trục trặc xảy ra, thí sinh bị xáo trộn tâm lý, không còn bình tĩnh để làm bài thi tốt.

Chuẩn bị tốt là “ăn điểm”

Ông Hồ Phú Bạc, Trưởng Phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng (Sở GD-ĐT TP HCM) khuyên thí sinh: “Trước khi đi thi phải kiểm tra đầy đủ các loại giấy tờ: CMND, số báo danh, dụng cụ thi… Trường hợp chưa được cấp hoặc mất CMND, phải có xác nhận của UBND cấp xã hoặc cơ quan công an có thẩm quyền”. Đối với thí sinh được cộng điểm khuyến khích, phải nộp giấy tờ trước ngày thi, nếu nộp sau sẽ không còn giá trị (cộng điểm).

Thí sinh cũng nên tìm đường đến hội đồng sẽ dự thi trước ngày thi 1-2 ngày để tiên liệu thời gian từ nhà đến điểm thi, xem đường có bị kẹt xe, có nhiều “lô cốt” không… Ngày thi đầu tiên, thí sinh phải có mặt tại hội đồng thi trước 60 phút và các ngày còn lại trước 30 phút.

View attachment 1015

Chuẩn bị tốt là thí sinh đã "ăn điểm".

Trước ngày thi, thí sinh nên chú ý sắp xếp và hệ thống lại kiến thức đã học. Không nên quá lo lắng, giữ vững tinh thần, ổn định tâm lý là điều thí sinh cũng cần lưu ý. Không nên thức khuya, chú ý ăn uống điều độ, bồi dưỡng thể chất và giữ cho tinh thần luôn minh mẫn để tập trung làm bài thi đạt hiệu quả tốt.

Đừng để điện thoại “phản chủ”

Không ít thí sinh bị đình chỉ thi vì chuông điện thoại di động bất ngờ reo. Thậm chí, có thí sinh vừa nộp bài thi vẫn bị đình chỉ vì điện thoại báo có tin nhắn. Vì thế, không nên mang điện thoại vào phòng thi, tốt nhất là để ở nhà trong những ngày thi.

Ngoài ra, thí sinh nên lưu ý những quy chế khác của Bộ GD-ĐT. Cụ thể, chỉ được mang vào phòng thi những vật dụng liên quan đến việc làm bài thi, gồm: bút viết, thước kẻ, bút chì đen, tẩy chì (gôm), compa, êke, thước vẽ đồ thị, dụng cụ vẽ hình. Máy tính cầm tay phải là loại máy tính được Bộ GD-ĐT công bố, không được mang máy tính có thẻ nhớ và có chức năng soạn thảo văn bản. Thi môn Địa lý, thí sinh được quyền mang theo Atlat, nhưng phải là Atlat do NXB Giáo dục ấn hành.

Ông Bạc dặn dò: “Thí sinh không được làm bài bằng bút chì, ngoại trừ vẽ đường tròn bằng compa và tô các ô trên phiếu làm bài thi trắc nghiệm. Bài thi chỉ được viết bằng một màu mực duy nhất, và không được dùng mực đỏ. Vì vậy, tốt nhất thí sinh nên đem nhiều bút cùng màu để dự trữ”.

Đối với bài thi trắc nghiệm, thí sinh tuyệt đối không được bỏ sót câu nào. Thí sinh không được tô quá lợt (máy không thấy sẽ không chấm điểm). Khi xóa vết tô sai phải xóa thật sạch. Khi nhận đề phải kiểm tra kỹ số lượng trang và chất lượng các trang in. Nếu phát hiện đề thi thiếu trang, nhòe, mờ, rách… phải báo ngay với giám thị, chậm nhất 15 phút sau khi phát đề. Khi nhận đề thi, thí sinh nên dành thời gian đọc lướt nhằm phát hiện những sai sót nếu có. Với bài thi trắc nghiệm, thí sinh có thể làm một số câu hỏi dễ trong khi đọc lướt đề.

Trên phiếu trả lời trắc nghiệm, thí sinh chỉ được viết một thứ mực (không phải mực đỏ) vào 10 mục cần ghi và tô chì đen vào ô trả lời, không được tô bất kì ô nào trên phiếu bằng bút mực, bút bi; không được viết gì thêm hoặc để lại dấu hiệu riêng trên phiếu trả lời trắc nghiệm, nếu không bài thi sẽ không được chấm điểm. Thí sinh phải giữ phiếu trả lời trắc nghiệm phẳng, không được gập, làm nhàu, bẩn.

Chiều 30/5, TS Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết, theo số liệu tổng hợp mới cập nhật, toàn quốc có 1.051.460 thí sinh đăng kí dự thi (trong đó số thí sinh đăng kí dự thi GDTX là 137.274), 2.384 hội đồng coi thi, 44.152 phòng thi, 128.677 cán bộ coi thi được huy động.


Theo Đất Việt.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top