Thi tốt nghiệp THPT 2010: Nên ôn tập kiểu nào?
(Hiếu học). Trong hướng dẫn chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT 2010, Vụ Giáo dục trung học yêu cầu các trường cần thực hiện dạy đúng, dạy đủ chương trình; hướng dẫn học sinh nắm vững các kiến thức, tránh “học tủ”, “học vẹt” và dành nhiều thời gian cho việc tự học.
Người soạn thảo hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT thì khẳng định: việc ôn tập sẽ bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng mà Bộ GD-ĐT mới ban hành. Tuy nhiên, các trường tỏ ra lo ngại khâu ra đề thi không “thấm” được chuẩn kiến thức, kỹ năng đó.
Nên bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng
Hầu hết các ý kiến đều tỏ ra đồng tình với quy định mới trong cấu trúc đề thi năm nay, đó là: không bắt buộc thí sinh học chương trình nào (cơ bản hay nâng cao) phải làm phần đề dành riêng tương ứng với chương trình đó.
GS Văn Như Cương - Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) nhận xét: Thay đổi như vậy không chỉ giúp thí sinh được quyền lựa chọn phần đề riêng phù hợp với khả năng làm bài của mình mà còn bớt được một khâu nữa là xếp chỗ ngồi theo ban như năm trước, rất phiền phức mà không mang lại hiệu quả. Bà Hà Thanh - giáo viên dạy Văn trường THPT Nguyễn Huệ (Hà Đông - Hà Nội) cũng nhận định: Quy định như vậy là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn. Kinh nghiệm từ cách ra đề thi năm 2009 cho thấy phần đề dành riêng cho ban cơ bản và nâng cao thực chất không có sự chênh lệch nào đáng kể. Hơn nữa, với môn Văn thì phần kiến thức có ở chương trình nâng cao chỉ vỏn vẹn trong 4 bài. Nếu cứ quy định cứng nhắc như vậy thì học sinh học chương trình nâng cao sẽ rất dễ rơi vào việc “học tủ”.
Ông Nguyễn Hải Châu - Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) cho hay: Những điều chỉnh của cấu trúc đề thi năm 2010 sẽ không ảnh hưởng gì đến phạm vi, cách thức ra đề thi cũng như việc ôn tập của học sinh. Đề thi ra trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng nên học sinh học chương trình nào (chuẩn hoặc nâng cao) nên bám sát yêu cầu về chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình đó, trong đó chú trọng những phần “giao thoa” giữa hai chương trình. Bà Hà Thanh cũng nói thêm: tâm lý thoải mái, không bị bó cứng trong việc lựa chọn phần đề riêng cũng là yếu tố quan trọng giúp thí sinh làm bài tự tin và đạt điểm cao hơn. Đặc biệt, trong trường hợp cần thiết, thí sinh có thể thay đổi lựa chọn của mình, chuyển sang làm phần đề riêng mà mình thấy dễ “ăn điểm” hơn, miễn sao tuân thủ theo các quy định của Quy chế trong quá trình làm bài.
Không cần học thêm
Theo ông Nguyễn Hải Châu: Về mặt nội dung, có thể xem hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng mà Bộ GD-ĐT đã ban hành là tài liệu giúp học sinh ôn tập, chuẩn bị cho các kỳ thi. Đề thi tốt nghiệp, thi đầu cấp, hay thi tuyển sinh ĐH đều phải đảm bảo nguyên tắc “căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng”, nhưng cùng một nội dung, tùy mục tiêu của mỗi kỳ thi sẽ có cách hỏi khác nhau, kể cả trong một đề thi cũng có những câu hỏi để kiểm tra các mức độ: thông hiểu, vận dụng, sáng tạo...
Tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn tỏ ra lo ngại với chủ trương này vì nhiều lý do khác nhau. GS Văn Như Cương phân tích: Thực tế cho thấy, giáo viên chưa thực sự quen với cách dạy theo hướng dẫn về chuẩn kiến thức, kỹ năng vì hướng dẫn này còn quá mới mẻ; giáo viên vẫn chỉ quan tâm dạy bám theo sách giáo khoa và có vẻ xem nhẹ sách hướng dẫn. Bởi vậy, nếu nói dạy học và ôn tập theo chuẩn kiến thức, kỹ năng thì chắc chắn giáo viên sẽ lúng túng”. Đồng tình với nhận định trên, bà Hà Thanh cho rằng: Ôn tập, đặc biệt là ôn thi tốt nghiệp THPT là việc làm rất nhạy cảm, động chạm đến kết quả 12 năm học của học sinh nên giáo viên không thể “mạo hiểm” coi “nhẹ” phần nào, “nặng” phần nào. Cách an toàn nhất mà giáo viên áp dụng là dạy theo đúng nội dung của sách giáo khoa, không bỏ sót.
Bên cạnh đó, điều khiến các nhà trường và giáo viên lo ngại hơn cả vẫn là hướng dẫn ôn tập một đằng, ra đề một nẻo. GS Cương nói: “Nếu thực hiện được theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục trung học là ôn thi theo chuẩn kiến thức, kỹ năng thì việc dạy và học sẽ nhẹ nhàng hơn, tránh học tràn lan, đi sâu vào những phần kiến thức không thực sự cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề cuối mà chúng tôi quan tâm là khâu ra đề có “thấm” được chủ trương đó hay không? Hay chính họ lại coi sách giáo khoa mới là “pháp lệnh” trong quá trình ra đề?”. Rồi ông nêu ví dụ: Kỳ thi năm 2009, quy chế thi tốt nghiệp THPT cùng hướng dẫn ôn tập và cấu trúc đề thi đều khẳng định: đề thi ra theo chương trình THPT hiện hành, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12. Tuy nhiên, với đề thi tốt nghiệp THPT môn Toán năm vừa qua thì thực tế lại đi ngược với điều đó, có tới 60% nội dung kiến thức là của lớp 10, lớp 11; chỉ 40% kiến thức là của chương trình lớp 12. Vì thế theo ông, điều mà Bộ GD-ĐT cần làm là các văn bản phải thống nhất và văn bản đó phải được áp dụng vào thực tiễn. Nếu không, thiệt thòi nhất vẫn là học sinh.
Trong khi đó, ông Nguyễn Hải Châu khẳng định: Vụ Giáo dục trung học vẫn sẽ biên soạn tài liệu hướng dẫn ôn tập, dự kiến tài liệu này sẽ được ban hành vào giữa tháng 3.2010. Học sinh không cần thiết phải học thêm nội dung mới, học vượt ra ngoài chương trình.
(Hiếu học). Trong hướng dẫn chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT 2010, Vụ Giáo dục trung học yêu cầu các trường cần thực hiện dạy đúng, dạy đủ chương trình; hướng dẫn học sinh nắm vững các kiến thức, tránh “học tủ”, “học vẹt” và dành nhiều thời gian cho việc tự học.
Người soạn thảo hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT thì khẳng định: việc ôn tập sẽ bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng mà Bộ GD-ĐT mới ban hành. Tuy nhiên, các trường tỏ ra lo ngại khâu ra đề thi không “thấm” được chuẩn kiến thức, kỹ năng đó.
Nên bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng
Hầu hết các ý kiến đều tỏ ra đồng tình với quy định mới trong cấu trúc đề thi năm nay, đó là: không bắt buộc thí sinh học chương trình nào (cơ bản hay nâng cao) phải làm phần đề dành riêng tương ứng với chương trình đó.
GS Văn Như Cương - Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) nhận xét: Thay đổi như vậy không chỉ giúp thí sinh được quyền lựa chọn phần đề riêng phù hợp với khả năng làm bài của mình mà còn bớt được một khâu nữa là xếp chỗ ngồi theo ban như năm trước, rất phiền phức mà không mang lại hiệu quả. Bà Hà Thanh - giáo viên dạy Văn trường THPT Nguyễn Huệ (Hà Đông - Hà Nội) cũng nhận định: Quy định như vậy là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn. Kinh nghiệm từ cách ra đề thi năm 2009 cho thấy phần đề dành riêng cho ban cơ bản và nâng cao thực chất không có sự chênh lệch nào đáng kể. Hơn nữa, với môn Văn thì phần kiến thức có ở chương trình nâng cao chỉ vỏn vẹn trong 4 bài. Nếu cứ quy định cứng nhắc như vậy thì học sinh học chương trình nâng cao sẽ rất dễ rơi vào việc “học tủ”.
Ông Nguyễn Hải Châu - Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) cho hay: Những điều chỉnh của cấu trúc đề thi năm 2010 sẽ không ảnh hưởng gì đến phạm vi, cách thức ra đề thi cũng như việc ôn tập của học sinh. Đề thi ra trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng nên học sinh học chương trình nào (chuẩn hoặc nâng cao) nên bám sát yêu cầu về chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình đó, trong đó chú trọng những phần “giao thoa” giữa hai chương trình. Bà Hà Thanh cũng nói thêm: tâm lý thoải mái, không bị bó cứng trong việc lựa chọn phần đề riêng cũng là yếu tố quan trọng giúp thí sinh làm bài tự tin và đạt điểm cao hơn. Đặc biệt, trong trường hợp cần thiết, thí sinh có thể thay đổi lựa chọn của mình, chuyển sang làm phần đề riêng mà mình thấy dễ “ăn điểm” hơn, miễn sao tuân thủ theo các quy định của Quy chế trong quá trình làm bài.
Không cần học thêm
Theo ông Nguyễn Hải Châu: Về mặt nội dung, có thể xem hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng mà Bộ GD-ĐT đã ban hành là tài liệu giúp học sinh ôn tập, chuẩn bị cho các kỳ thi. Đề thi tốt nghiệp, thi đầu cấp, hay thi tuyển sinh ĐH đều phải đảm bảo nguyên tắc “căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng”, nhưng cùng một nội dung, tùy mục tiêu của mỗi kỳ thi sẽ có cách hỏi khác nhau, kể cả trong một đề thi cũng có những câu hỏi để kiểm tra các mức độ: thông hiểu, vận dụng, sáng tạo...
Tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn tỏ ra lo ngại với chủ trương này vì nhiều lý do khác nhau. GS Văn Như Cương phân tích: Thực tế cho thấy, giáo viên chưa thực sự quen với cách dạy theo hướng dẫn về chuẩn kiến thức, kỹ năng vì hướng dẫn này còn quá mới mẻ; giáo viên vẫn chỉ quan tâm dạy bám theo sách giáo khoa và có vẻ xem nhẹ sách hướng dẫn. Bởi vậy, nếu nói dạy học và ôn tập theo chuẩn kiến thức, kỹ năng thì chắc chắn giáo viên sẽ lúng túng”. Đồng tình với nhận định trên, bà Hà Thanh cho rằng: Ôn tập, đặc biệt là ôn thi tốt nghiệp THPT là việc làm rất nhạy cảm, động chạm đến kết quả 12 năm học của học sinh nên giáo viên không thể “mạo hiểm” coi “nhẹ” phần nào, “nặng” phần nào. Cách an toàn nhất mà giáo viên áp dụng là dạy theo đúng nội dung của sách giáo khoa, không bỏ sót.
Bên cạnh đó, điều khiến các nhà trường và giáo viên lo ngại hơn cả vẫn là hướng dẫn ôn tập một đằng, ra đề một nẻo. GS Cương nói: “Nếu thực hiện được theo hướng dẫn của Vụ Giáo dục trung học là ôn thi theo chuẩn kiến thức, kỹ năng thì việc dạy và học sẽ nhẹ nhàng hơn, tránh học tràn lan, đi sâu vào những phần kiến thức không thực sự cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề cuối mà chúng tôi quan tâm là khâu ra đề có “thấm” được chủ trương đó hay không? Hay chính họ lại coi sách giáo khoa mới là “pháp lệnh” trong quá trình ra đề?”. Rồi ông nêu ví dụ: Kỳ thi năm 2009, quy chế thi tốt nghiệp THPT cùng hướng dẫn ôn tập và cấu trúc đề thi đều khẳng định: đề thi ra theo chương trình THPT hiện hành, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12. Tuy nhiên, với đề thi tốt nghiệp THPT môn Toán năm vừa qua thì thực tế lại đi ngược với điều đó, có tới 60% nội dung kiến thức là của lớp 10, lớp 11; chỉ 40% kiến thức là của chương trình lớp 12. Vì thế theo ông, điều mà Bộ GD-ĐT cần làm là các văn bản phải thống nhất và văn bản đó phải được áp dụng vào thực tiễn. Nếu không, thiệt thòi nhất vẫn là học sinh.
Trong khi đó, ông Nguyễn Hải Châu khẳng định: Vụ Giáo dục trung học vẫn sẽ biên soạn tài liệu hướng dẫn ôn tập, dự kiến tài liệu này sẽ được ban hành vào giữa tháng 3.2010. Học sinh không cần thiết phải học thêm nội dung mới, học vượt ra ngoài chương trình.