Sau khi Bộ GD-ĐT công bố 6 môn thi tốt nghiệp THPT 2010, nhiều trường tỏ ra lo ngại về kết quả thi năm nay sẽ không cao với việc thí sinh sẽ phải thi tới 4 môn xã hội, trong khi thực tế số học sinh theo học và sẽ dự thi ĐH, CĐ ở khối tự nhiên cao hơn nhiều.
Dự đoán sai
Với cách thức thông thường cho rằng năm trước thi môn nào thì năm sau sẽ không thi môn đó, nhiều học sinh lớp 12 năm nay đã chủ quan khi cho rằng Lý, Hóa sẽ có trong kỳ thi tốt nghiệp năm nay mà không có môn Địa. Tuy nhiên, cùng với sự xuất hiện của môn Địa bên cạnh môn Sử trong tổng số 6 môn thi năm nay, nhiều học sinh đang lo ngại vì cùng với việc đoán không trúng môn thi là tình trạng học lệch, chỉ tập trung vào các môn thi ĐH mà không chú trọng tới những môn bị coi là môn phụ như Địa.
Chuẩn bị kỹ phương án ôn luyện để giúp học sinh đạt kết quả tốt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2010
Theo một số trường THPT của Hà Nội, với tâm lý “thi gì học nấy”, học sinh chỉ dành thời gian ôn luyện những môn dự kiến sẽ thi, dẫn đến tình trạng lơ là các môn khác. Điều này sẽ dẫn tới điểm thi của các em sẽ không cao. Theo các thầy cô giảng dạy các môn xã hội, việc tổ chức cho học sinh ôn tập môn Lịch sử, Địa lý trong 2 tháng để học sinh đạt điểm trung bình không quá khó như với các môn tự nhiên, song để giành điểm cao lại rất khó. Hiện nay, để giúp học sinh ôn thi, một số trường THPT như Đống Đa, Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Gia Thiều đã phân loại học sinh để tổ chức ôn tập. Các em sẽ được kiểm tra chất lượng để dựa vào đó sẽ điều chỉnh, bổ sung biện pháp, nội dung ôn tập cho từng đối tượng.
Học gì thi nấy
Trước sự thắc mắc của học sinh, nhất là học sinh sẽ dự thi ĐH, CĐ theo khối tự nhiên về tỷ lệ lớn môn thi khối xã hội trong tổng số 6 môn thi tốt nghiệp THPT năm nay, ông Trần Văn Nghĩa - Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT cho biết, việc quyết định các môn thi do lãnh đạo Bộ GD-ĐT bàn bạc, thống nhất trên cơ sở các phương án của Cục Khảo thí. Nguyên tắc của việc xây dựng phương án các môn thi là bảo đảm 3 môn thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ), 3 môn còn lại được lựa chọn trong số các môn học, song phải đạt mục đích để học sinh được “học gì thi nấy”, học đều các môn, không học lệch, học tủ.
Năm 2006, hai môn Lịch sử và Địa lý cũng đã được dùng để thi tốt nghiệp. Cũng đã có năm học sinh thi khối C rất lo lắng vì có nhiều môn thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên như Vật lý, Hóa học (năm 2007), Vật lý, Sinh học (năm 2008), Sinh học, Vật lý (năm 2009)… Vì thế, việc quy định có 4/6 môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội - nhân văn như năm nay không có gì bất ngờ, cũng không bất hợp lý. Theo ông Trần Văn Nghĩa, mục đích của kỳ thi TN THPT là đánh giá chất lượng học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng do Bộ GD-ĐT ban hành, nếu các trường dạy đủ các môn theo số tiết trong phân phối chương trình và tổ chức ôn tập theo đúng hướng dẫn thì không đáng lo.
Tập trung ôn tập cho học sinh học lực yếu
Ông Vũ Đình Chuẩn - Vụ trưởng Vụ THPT, Bộ GD-ĐT, các trường THPT nên chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức việc ôn tập, đảm bảo thời gian, tập trung vào những kiến thức kỹ năng cơ bản nằm trong chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12, phù hợp với điều kiện địa phương và khả năng nhận thức của học sinh. Để tổ chức tốt việc ôn tập cho học sinh, Bộ yêu cầu các trường THPT cần chỉ đạo giáo viên chuẩn bị tốt nội dung ôn tập; biên soạn hệ thống câu hỏi và bài tập phù hợp, hướng dẫn, gợi ý trả lời. Đáng quan tâm hơn cả là việc tập trung ôn tập cho học sinh có lực học yếu
Giáo viên chủ nhiệm lớp phối hợp với giáo viên dạy các môn thi tốt nghiệp phân loại học sinh lớp mình theo khả năng nhận thức. Đặc biệt, cần tập trung ôn tập nhiều hơn cho những học sinh học lực yếu. Cử giáo viên có khả năng và kinh nghiệm chuyên môn, những học sinh khá giỏi hỗ trợ thêm, ngoài thời gian ôn tập theo kế hoạch ôn tập của các trường THPT, giúp những học sinh này nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản theo yêu cầu của kỳ thi. Để chuẩn bị tốt cho kỳ thi năm nay, các Sở GD-ĐT cần sớm tổ chức tốt hội nghị chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, trong đó chú trọng rút kinh nghiệm việc tổ chức ôn tập cho học sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2009.
Theo ANTĐ.
Dự đoán sai
Với cách thức thông thường cho rằng năm trước thi môn nào thì năm sau sẽ không thi môn đó, nhiều học sinh lớp 12 năm nay đã chủ quan khi cho rằng Lý, Hóa sẽ có trong kỳ thi tốt nghiệp năm nay mà không có môn Địa. Tuy nhiên, cùng với sự xuất hiện của môn Địa bên cạnh môn Sử trong tổng số 6 môn thi năm nay, nhiều học sinh đang lo ngại vì cùng với việc đoán không trúng môn thi là tình trạng học lệch, chỉ tập trung vào các môn thi ĐH mà không chú trọng tới những môn bị coi là môn phụ như Địa.
Chuẩn bị kỹ phương án ôn luyện để giúp học sinh đạt kết quả tốt trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2010
Học gì thi nấy
Trước sự thắc mắc của học sinh, nhất là học sinh sẽ dự thi ĐH, CĐ theo khối tự nhiên về tỷ lệ lớn môn thi khối xã hội trong tổng số 6 môn thi tốt nghiệp THPT năm nay, ông Trần Văn Nghĩa - Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD-ĐT cho biết, việc quyết định các môn thi do lãnh đạo Bộ GD-ĐT bàn bạc, thống nhất trên cơ sở các phương án của Cục Khảo thí. Nguyên tắc của việc xây dựng phương án các môn thi là bảo đảm 3 môn thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ), 3 môn còn lại được lựa chọn trong số các môn học, song phải đạt mục đích để học sinh được “học gì thi nấy”, học đều các môn, không học lệch, học tủ.
Năm 2006, hai môn Lịch sử và Địa lý cũng đã được dùng để thi tốt nghiệp. Cũng đã có năm học sinh thi khối C rất lo lắng vì có nhiều môn thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên như Vật lý, Hóa học (năm 2007), Vật lý, Sinh học (năm 2008), Sinh học, Vật lý (năm 2009)… Vì thế, việc quy định có 4/6 môn thuộc lĩnh vực khoa học xã hội - nhân văn như năm nay không có gì bất ngờ, cũng không bất hợp lý. Theo ông Trần Văn Nghĩa, mục đích của kỳ thi TN THPT là đánh giá chất lượng học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng do Bộ GD-ĐT ban hành, nếu các trường dạy đủ các môn theo số tiết trong phân phối chương trình và tổ chức ôn tập theo đúng hướng dẫn thì không đáng lo.
Tập trung ôn tập cho học sinh học lực yếu
Ông Vũ Đình Chuẩn - Vụ trưởng Vụ THPT, Bộ GD-ĐT, các trường THPT nên chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức việc ôn tập, đảm bảo thời gian, tập trung vào những kiến thức kỹ năng cơ bản nằm trong chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12, phù hợp với điều kiện địa phương và khả năng nhận thức của học sinh. Để tổ chức tốt việc ôn tập cho học sinh, Bộ yêu cầu các trường THPT cần chỉ đạo giáo viên chuẩn bị tốt nội dung ôn tập; biên soạn hệ thống câu hỏi và bài tập phù hợp, hướng dẫn, gợi ý trả lời. Đáng quan tâm hơn cả là việc tập trung ôn tập cho học sinh có lực học yếu
Giáo viên chủ nhiệm lớp phối hợp với giáo viên dạy các môn thi tốt nghiệp phân loại học sinh lớp mình theo khả năng nhận thức. Đặc biệt, cần tập trung ôn tập nhiều hơn cho những học sinh học lực yếu. Cử giáo viên có khả năng và kinh nghiệm chuyên môn, những học sinh khá giỏi hỗ trợ thêm, ngoài thời gian ôn tập theo kế hoạch ôn tập của các trường THPT, giúp những học sinh này nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản theo yêu cầu của kỳ thi. Để chuẩn bị tốt cho kỳ thi năm nay, các Sở GD-ĐT cần sớm tổ chức tốt hội nghị chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, trong đó chú trọng rút kinh nghiệm việc tổ chức ôn tập cho học sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2009.
Theo ANTĐ.