quynhthien
New member
- Xu
- 0
Tiến trình văn học là sự tồn tại vận động của bản thân văn học như những hệ thống chỉnh thể không ngừng phát triển, tiến hóa trong các mối liên hệ tương tác vô cùng đa dạng và phức tạp, trong quá trình vận động đó trào lưu văn học là một quá trình mang tính chất lịch sử thường gắn liền với bước ngoặt sang một giai đoạn văn học mới. Trào lưu văn học quy tụ nhiều cây bút cả trong lĩnh vực sáng tác và phê bình, với những cách tân mới trong cả nội dung và hình thức, trào lưu văn học đã tạo nên kho tàng văn học phong phú và đa dạng.
Trào lưu văn học lãng mạn là một trong những trào lưu văn học lớn trên thế giới. Nó cũng phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam với nhiều cây bút xuất sắc như Thạch Lam, Thế Lữ, Xuân Diệu…trong số đó cái tên Thanh Tịnh cũng ít nhiều ghi dấu ấn trong lòng độc giả với nhiều tác phẩm mang dấu ấn đậm nét của chủ nghĩa lãng mạn. “ Tôi đi học” là một truyện ngắn nhà văn ghi lại những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ trong buổi tựu trường, vận dụng nguyên tắc sáng tác và thi pháp của chủ nghĩa lãng mạn một cách tinh tế, Thanh Tịnh đã tạo nên một dấu ấn không phai mờ trong trào lưu văn học lãng mạn những trước 1945.
Khuynh hướng văn học lãng mạn Việt Nam nói riêng và phương Đông nói chung những năm đầu thế kỉ XX có nhiều đóng góp đáng kể cho nền văn học nhân loại. Một đặc điểm nổi bật nhất trong văn học lãng mạn giai đoạn này đó là đề cao cái tôi cá nhân. Giai đoạn văn học trước đó, cái tôi cũng đã được đề cập trong không ít những tác phẩm văn chương của Hồ Xuân Hương hay Nguyễn Công Trứ.., tuy nhiên cái tôi đó còn ít nhiều bị những quy tắc phong kiến ràng buộc khiến nó không thoát ra được sự kiểm tỏa của định kiến. Con người muốn nói cái tôi nhưng còn e dè sợ hãi, mặt khác các thi sĩ cũng ít khi nói lên điều cá nhân đó. Bước sang đầu thế kỉ XX, văn học Việt Nam bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn cá nhân được giải phóng, con người dám nói lên những suy nghĩ của chính mình, đã bộc lộ thế giới nội tâm của chính mình trong văn chương. “Tôi đi học” của Thanh Tịnh là truyện ngắn được xây dựng trên cấu trúc hồi tưởng của nhân vật “tôi”. Dòng tự truyện ngọt ngào sâu lắng bộc lộ tất cả thế giới nội tâm của một cậu bé trong buổi đầu tiên đến trường, đan xen vào đó là một dòng cảm xúc rất riêng của nhà văn đã trưởng thành khi nhớ lại ngày đầu tiên đi học của chính mình.
Cái “ tôi” trong sáng tác của Thanh Tịnh nhẹ nhàng thanh thoát, là cái tôi cá tính sáng tạo của thi sĩ. Thanh Tịnh là một nhà văn, bởi thế cái tôi của chính tác giả cũng mang dấu ấn đậm nét của một tâm hồn sáng tác nghệ thuật.Nhà văn đã mạnh dạn bày tỏ hình ảnh của chính mình, bộc lộ cái “ tôi” đậm nét vào văn chương tạo nên một dấu ấn riêng. Phải là một tâm hồn của nghệ sĩ thì những cảm nhận, những suy nghĩ của nhân vật tôi mới trở nên ngộ nghĩnh và đáng yêu đến vậy : “ Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.” Cái tôi độc đáo nhưng gần gũi của tác giả đã đưa người đọc đến gần hơn với những suy nghĩ, những dòng hồi tưởng. Dù đã là một kí ức xa xưa của tác giả nhưng với việc xây dựng hình tượng trung tâm là nhân vật “ tôi “, nhà văn đã giúp người đọc đến gần hơn với thế giới của tuổi thơ, của những kí ức vụng về non dại trong buổi đầu tới trường.
Dòng liên tưởng của cậu bé “ tôi “ trong tác phẩm “ Tôi đi học” ùa về theo một trình tự đặc biệt, từ hiện tại trở về quá khứ, từ quá khứ, những chặng nhỏ sống lại dần theo con đường tới trường quen thuộc. Thanh Tịnh khéo léo phác họa lại khung cảnh của một kí ức xưa nhưng gần gũi chân thực, mọi vật dường như sống lại trong liên tưởng của tác giả đồng thời nó trở nên gần gũi, sống động như một thước phim quay chậm với độc giả. Khung cảnh của buổi tựu trường dần xuất hiện, dấu hiệu đầu tiên trong kí ức đó là mùa thu. Mùa thu trong kí ức của bao người học sinh Việt Nam đó là buổi tựu trường, nhà văn Thanh Tịnh cũng khéo léo gợi nên khung cảnh mùa thu trong kí ức nhân vật tôi: “ Hằng năm, cứ vào cuối thu, là ngoài đường rụng nhiều…” Sự khéo léo của nhà văn cũng giúp người đọc có thêm những ấn tượng để từ đó ấn tượng trở thành những
Trào lưu văn học lãng mạn là một trong những trào lưu văn học lớn trên thế giới. Nó cũng phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam với nhiều cây bút xuất sắc như Thạch Lam, Thế Lữ, Xuân Diệu…trong số đó cái tên Thanh Tịnh cũng ít nhiều ghi dấu ấn trong lòng độc giả với nhiều tác phẩm mang dấu ấn đậm nét của chủ nghĩa lãng mạn. “ Tôi đi học” là một truyện ngắn nhà văn ghi lại những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ trong buổi tựu trường, vận dụng nguyên tắc sáng tác và thi pháp của chủ nghĩa lãng mạn một cách tinh tế, Thanh Tịnh đã tạo nên một dấu ấn không phai mờ trong trào lưu văn học lãng mạn những trước 1945.
Khuynh hướng văn học lãng mạn Việt Nam nói riêng và phương Đông nói chung những năm đầu thế kỉ XX có nhiều đóng góp đáng kể cho nền văn học nhân loại. Một đặc điểm nổi bật nhất trong văn học lãng mạn giai đoạn này đó là đề cao cái tôi cá nhân. Giai đoạn văn học trước đó, cái tôi cũng đã được đề cập trong không ít những tác phẩm văn chương của Hồ Xuân Hương hay Nguyễn Công Trứ.., tuy nhiên cái tôi đó còn ít nhiều bị những quy tắc phong kiến ràng buộc khiến nó không thoát ra được sự kiểm tỏa của định kiến. Con người muốn nói cái tôi nhưng còn e dè sợ hãi, mặt khác các thi sĩ cũng ít khi nói lên điều cá nhân đó. Bước sang đầu thế kỉ XX, văn học Việt Nam bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn cá nhân được giải phóng, con người dám nói lên những suy nghĩ của chính mình, đã bộc lộ thế giới nội tâm của chính mình trong văn chương. “Tôi đi học” của Thanh Tịnh là truyện ngắn được xây dựng trên cấu trúc hồi tưởng của nhân vật “tôi”. Dòng tự truyện ngọt ngào sâu lắng bộc lộ tất cả thế giới nội tâm của một cậu bé trong buổi đầu tiên đến trường, đan xen vào đó là một dòng cảm xúc rất riêng của nhà văn đã trưởng thành khi nhớ lại ngày đầu tiên đi học của chính mình.
Cái “ tôi” trong sáng tác của Thanh Tịnh nhẹ nhàng thanh thoát, là cái tôi cá tính sáng tạo của thi sĩ. Thanh Tịnh là một nhà văn, bởi thế cái tôi của chính tác giả cũng mang dấu ấn đậm nét của một tâm hồn sáng tác nghệ thuật.Nhà văn đã mạnh dạn bày tỏ hình ảnh của chính mình, bộc lộ cái “ tôi” đậm nét vào văn chương tạo nên một dấu ấn riêng. Phải là một tâm hồn của nghệ sĩ thì những cảm nhận, những suy nghĩ của nhân vật tôi mới trở nên ngộ nghĩnh và đáng yêu đến vậy : “ Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.” Cái tôi độc đáo nhưng gần gũi của tác giả đã đưa người đọc đến gần hơn với những suy nghĩ, những dòng hồi tưởng. Dù đã là một kí ức xa xưa của tác giả nhưng với việc xây dựng hình tượng trung tâm là nhân vật “ tôi “, nhà văn đã giúp người đọc đến gần hơn với thế giới của tuổi thơ, của những kí ức vụng về non dại trong buổi đầu tới trường.
Dòng liên tưởng của cậu bé “ tôi “ trong tác phẩm “ Tôi đi học” ùa về theo một trình tự đặc biệt, từ hiện tại trở về quá khứ, từ quá khứ, những chặng nhỏ sống lại dần theo con đường tới trường quen thuộc. Thanh Tịnh khéo léo phác họa lại khung cảnh của một kí ức xưa nhưng gần gũi chân thực, mọi vật dường như sống lại trong liên tưởng của tác giả đồng thời nó trở nên gần gũi, sống động như một thước phim quay chậm với độc giả. Khung cảnh của buổi tựu trường dần xuất hiện, dấu hiệu đầu tiên trong kí ức đó là mùa thu. Mùa thu trong kí ức của bao người học sinh Việt Nam đó là buổi tựu trường, nhà văn Thanh Tịnh cũng khéo léo gợi nên khung cảnh mùa thu trong kí ức nhân vật tôi: “ Hằng năm, cứ vào cuối thu, là ngoài đường rụng nhiều…” Sự khéo léo của nhà văn cũng giúp người đọc có thêm những ấn tượng để từ đó ấn tượng trở thành những
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: