• Chào mừng Bạn tham gia Diễn Đàn Kiến Thức tổng hợp No.1 VNKienThuc.com - Định hướng VN Kiến Thức
    -
    HÃY TẠO CHỦ ĐỀ KIẾN THỨC HỮU ÍCH VÀ CÙNG NHAU THẢO LUẬN

Thí nghiệm Hóa học vui và ........ học trò " KHỦNG"

Trymybest_201

New member
Xu
0
THÍ NGHIỆM HÓA HỌC VUI VÀ HỌC TRÒ KHỦNG

Để góp phần chào đón năm học sắp đến( còn đúng 1 tháng nữa) cũng như vào năm học, Try lập 1 topic về thí nghiệm hóa học, nơi chia sẽ những kỉ niệm, chuyện thí nghiệm vui của học sinh chúng ta khi còn trong ghế nhà trường! Nhất là với PHÒNG THÍ NGHIỆM HÓA! ko chỉ dừng lại ở cùng chia sẽ những thú vị, niềm vui, mà Try còn mún mọi ng cũng chia sẽ những bài học sau những cuộc thí nghiệm thú vị! Chà, dám giỡn với Hóa chất!:byebye:

Đừng đùa chứ!:after_boom::after_boom::after_boom::canny::sexy_girl:
 
Để mở màng cho cuộc vui này, Try xin tự nhắc lại chiến công hiển hách của Try hồi lớp 9!
Hồi đó, tụ Try(5 đứa) rất hay đc lên phòng thí nghiệm, và thời gian ko bị quản(trước h học) là...........hehe:boss:hàng hóa chất ko thể chạy đi đâu đc! mỗi đứa tìm 1 cái, và 1 chuyện ko bao h thiếu của nhóm này là.......CHÔM 1 ÍT Một hôm, 2 thằng bạn tới trc'! try tới sau vô tình thấy tụ nó đang lúi cúi làm cái j đó!....................PHỰT.....:after_boom:!
cái j thế!:sweat: ko có j, chỉ còn thấy......... khói!:cold:
hỏi miết tụ nó cái j thế, chất j thế ,cho ta biết đi! lèo phèo lát sau tụ nó chỉ: bình phốt pho, và bình chứa chất màu trắng, lúc đó chả nhớ nó tên j! thế là tiến hành chôm về nhà! hahaha. Nghĩ đến cảnh !....................PHỰT.....mà vui cả người! lanh quanh nghe tụ nó nói: phãi tác dụng lực! tụ nó chửi nhau! còn mình thì:byebye:...............
Tối hôm đó, cù rủ đc thằng hàng xóm( nhỏ hơn 1 tuổi) ra trc nhà chơi!
-Mi chơi Hóa chất với ta ko?
- Đâu?
-Cái này hay lắm!
Thế là try vào nhà kiếm cái búa! chả có cái búa nào vừa vừa cả, chỉ có mỗi cái to to đùm, nặng trịch! Xách ra ngoài đường, gần lề!
Trong khi hắn đốt Mg, cháy sáng :haha:(cũng đẹp), try trộn 2 chất đó với nhau!
-Ta đập hì?
-Đập đi...........:byebye:
-Ta ko biết hắn ren đâu nghe!( ta mới đổ ra 1 ít thôi), ko bít có bị chi ko!
Vừa nói xong, try giơ búa lên thả vào hỗn hợp ..........BÙM.......Á.a.a.....:after_boom::go::sexy_girl::dribble::waaaht:

1 tiếng náo động cả vùng, có mấy ng chạy ra xem!lao xao hỏi có chuyện chi rứa! chỉ thấy cái búa trên tay try! và..........................1 ng xuất hiện, đó là............................:canny: là.......................... chú công an xã gần nhà!:after_boom: rùi! lúc đó mới bàng hoàng nhận ra thằng hàng xóm bị phỏng những vết nhỏ li ti, sơ sơ thôi, chả nhầm nhò j! try thì phỏng 1 tẹo ở tay!rát chết đi đc! cũng chả đáng j!
-Tụ bây làm cái chi rứa?làm chi mà nổ lên rứa hã?:hell_boy:
- con đập Hóa chất!:byebye:
Tụ bây ...........:hell_boy:, ko thấy đối diện bên kia là cây xăng ak? lỡ cháy nổ lên cái ren? tụ bây tin ta báo lên nhà trường ko, đuổi học tụ bậy chừ!
-(nghĩ thầm)báo lên nhà trường chắc...Hạ hạnh kiệm, lớp 9, tiêu! ec ec. hic hic! chả lẽ ổng báo??? haha! im re!
Nói 1 hồi rùi ai cũng về nhà nấy! 3 ngày sau,mới ko nghe nhắc đên nữa! Phù!phù!................

Câu chuyện trên là thật 100% của try đấy! cũng 1 năm rùi! nghĩ lại.........cũng....thật là!
Gần đây, đi học hè, học HNO3, cũng thú vị lắm! mà ko có hóa chất, len cấp 3 rùi ko đc vào PHÒNG THÍ NGHIỆM nhìu nữa! nhưng lại ôm ấp 1 thí nghiệm khủng khiếp, nhưng tớ sẽ ko bao h làm đâu! danh dự đó!\pn:tire::too_sad: Na + HNO3--->:after_boom:chết chứ ko sống!quên luôn chuyện đi học tiếp!
Nói để mấy bạn cùng biét, các bạn biết sự gê gớm của Hóa chất rùi đó! đùng đùa với mạng sống! Chúng ta vui, vui có lúc thôi, đừng quá ngông nữa! học tập vui chơi lành mạnh và AN TOÀN nhé! tớ nói ra chuyện này để mấy em tò mò còn biết đường mà lần, nhầm đường là chết đó! Đừng đùa!................Tuy nhiên, vẫn có nhưng chuyện vui bên lề! và tất nhiên đó cũng là những bài học rùi! MỌI NGƯỜI CÙNG CHIA SẺ NHA!:haha:
THÂN!:byebye::byebye::byebye:
 
Nhóm bếp than bằng đũa thủy tinh

Xếp một ít than gỗ vào bếp như để nhóm lò, xong lấy đầu đũa thủy tinh châm vào đống than lập tức đống than bốc khói nghi ngút.

Cách làm: Bỏ than gỗ vào túi bằng vải màu rồi treo trong bình rộng miệng bên dưới có đựng dung dịch NH3 đậm đặc trong vài ngày. Khí NH3 sẽ bị hút vào than. Khi biểu diễn thí nghiệm, đũa thủy tinh cần được nhúng vào axit HCl đặc. Khí HCl gặp NH3 sẽ tạo ra khói trắng là những hạt nhỏ NH4Cl theo phản ứng:
Mưa lửa


Rót 100ml dung dịch amoniac vào một bình miệng rộng rồi đun nhẹ, sau đó đổ từ từ vào bình bột Cr2O3 đã được đun nóng trên một miếng kim loại. Những đốm lửa sáng như sao lả tả rơi xuống giống như trận mưa lửa.

Nếu ta đổ vào dung dịch amoniac một ít rượu etylic, phản ứng sẽ xảy ra mạnh hơn.

Giải thích: Ở đây không phải Cr2O3 tác dụng với NH3 mà là quá trình oxi hóa NH­­3 bởi oxi của không khí có Cr2O3 làm xúc tác.
4NH3 + 3O2 ---> 2N2 + 6H2O​
Phản ứng xảy ra trên bề mặt của các hạt Cr2O3 và tỏa ra rất nhiều nhiệt làm các hạt này nóng sáng lên.




(sưu tầm)
 
NHỮNG DUNG DỊCH PHÁT SÁNG
1. Dung dịch phát quang màu đỏ

Bạn hãy cho khí clo sục từ từ vào dung dịch chứa 10g NaOH và 30ml H2O2 3% trong 100ml nước. Khi đó sẽ xảy ra phản ứng:

Cl2 + H2O2 ---> 2HCl + O2​
Oxi sinh ra trong phản ứng luôn luôn ở trạng thái kích thích và phát ra ánh sáng màu đỏ. Nếu bạn muốn có một không gian sáng tỏ, bạn chỉ việc hướng dòng khí clo lên bề mặt dung dịch.
2. Dung dịch huỳnh quang
Lấy một ít lá xanh bất kỳ ngâm vào rượu để chiết lấy diệp lục tố. lọc lấy dung dịch và bảo quản trong bóng tối. Ban đêm dưới tác dụng của một chùm ánh sáng trắng, dung dịch này sẽ phát ra ánh sáng màu đỏ.

3. Dung dịch phát sáng trong bóng tối

Lấy 1g hidroquinon và 5g potat hòa tan trong 40ml dung dịch fomandehit 10% đổ vào trong bình lớn hơn 1 lít và đặt ở nhiệt độ phòng.

Khi mắt đã quen với bóng tối thì thêm 15ml dung dịch hidropeoxit H2O2. Trong bình sủi bọt và xuất hiện ánh sáng màu vàng.

Sự phát quang ở đây là do hidroquinon bị oxi hóa bằng H2O2 trong môi trường kiềm. Năng lượng thoát ra hầu như hoàn toàn chuyển thành ánh sáng, một phần phát ra dưới dạng nhiệt và làm cho fomandehit bốc hơi (do đó không nên đậy bình).

4. Chiếc bình phát sáng

Trộn 200g K2SO4 với 81,5g Na2SO4, đổ một ít nước nóng vào hỗn hợp đến khi tất cả các tinh thể muối đều tan. Để nguội dung dịch trong phòng tối.

Sau khi nguội, trong dung dịch kết tinh khá nhiều tinh thể muối mới và sự tạo thành mỗi tinh thể kèm theo sự phát sáng. Những tia sáng yếu xuất hiện ngay từ nhiệt độ 600C, sau đó trở nên sáng hơn và cuối cùng xuất hiện như một trận mưa các tia sáng màu xanh lam nhạt (thời gian này phải đợi khá lâu, khoảng 1 tiếng rưỡi). Đôi khi những tia sáng hình như nhảy từ thành bình bên này sang thành bình bên kia. Ghé tai vào thành bình, bạn sẽ nghe thấy những tiếng lép bép nhỏ. Thật là “cơn giông tố trong thế giới vi mô”.

Khi sự phát sáng ngừng, ta có thể tạo lại một lần nữa bằng cách lắc bình hay dùng đũa thủy tinh đảo các tinh thể muối dưới chất lỏng.

Giải thích: Trong thí nghiệm này, sự phát sáng có liên quan tới quá trình hóa học: Sự tạo thành muối kép 2K2SO4.Na2SO4.10H2O và quá trình kết tinh của nó.
(sưu tầm)
 
Na + HNO3 -- cái TN nè bạn thử làm với cái pm Hóa học ảo thử xem, hôm mới down cái pm đó về mình thử làm cái Tn này đầu tiên, kết quả xem rất đã mắt : cái bình thủy tinh vỡ bùm một cái... ^^

Mình thì chưa có điều kiện làm thí nghiệm nhưng mình cũng đọc báo, xem clip làm thí nghiệm nhiều rồi..

Có mấy cái thí nghiệm hay + có khả năng làm được như nè:

- cho kẹo Mentos vào nước có ga ( Pepsi chẳng hạn )
- đốt cháy nước ( bản chất thì nước không cháy nhưng ở thí nghiệm này thì lại khác :D )
- điều chế khí cười từ đạm 2 lá NH4No3 ( cái nè bạn mình đã làm thử ^^ )

mình nhớ có vậy thôi.. khi khác mình nói tiếp vậy ^o^
 
MỘT SỐ THÍ NGHIỆM VỚI NATRI
1. Điệu vũ Natri
Đổ 30ml nước cùng vài giọt dung dịch phenoltalein vào một cốc dung tích 100ml và rót 50ml dầu hỏa sạch lên trên mặt nước. Lấy một miếng natri cạo sạch, nhỏ bằng hạt đậu đặt cẩn thận lên lớp dầu hỏa. Natri chìm xuống, nổi lên rồi lại chìm xuống, cứ như thế khoảng 10 – 20 lần cho đến khi miếng natri tan hết. Trong khi đó lớp nước phía dưới từ trong suốt trở thành đỏ hồng.

Giải thích: Natri nặng hơn dầu hỏa nên chìm xuống. Nhưng khi tiếp xúc với nước thì nó lập tức tác dụng với nước giải phóng hiđro. Bọt khí hidro bao bọc mẩu natri và đệm khí đó đẩy nó nổi lên lớp dầu hỏa. Tại đây, các bọt khí tách ra và mẩu natri lại bị chìm xuống.

2. Natri đốt cháy khí cacbonic

Chúng ta đều biết rằng khí CO2 không cháy được nên được dùng làm chất chữa cháy. Thế mà natri đốt cháy được CO2 đấy! Để chứng minh điều này bạn có thể biểu diễn thí nghiệm sau đây:

Nạp đầy khí CO2 vào một bình thủy tinh, đưa que đóm đang cháy vào bình, que đóm sẽ tắt ngay.

Bây giờ bạn dùng pipet để nhỏ xuống đáy bình vài giọt nước rồi thả mẩu natri bằng hạt đỗ vào giọt nước. Natri tác dụng với nước và bốc cháy trong khí quyển CO2 theo phản ứng:

2Na + CO2 ---> Na2O + CO​

Thí nghiệm trên cũng chứng tỏ rằng không thể dập tắt natri đang cháy bằng khí CO2 mà phải dập bằng cát hoặc đất khô.

3. Bắn cháy tàu chiến địch

Dùng loại giấy thấm nước để gấp một cái tàu chiến. Bỏ vào trong tàu một mẩu kim loại natri hoặc kali to bằng hạt đậu rồi thả vào chậu nước đã được nhỏ thêm vài giọt phenoltalein không màu. Sau vài phút, tàu sẽ tự bốc cháy và nước trong chậu có loang màu hồng từ chỗ con tàu cháy, giống như cảnh tàu chiến địch bị bắn cháy, máu giặc nhuốm đỏ dòng sông.

Giải thích: Nước thấm qua giấy, tác dụng với natri (hoặc kali) theo phương trình hóa học sau:

2Na + 2H2O ---> 2NaOH + H2 ­
hoặc: 2K + 2H2O ---> 2KOH + H2 ­

Phản ứng trên tỏa nhiều nhiệt, làm cho khí hidro thoát ra tự bốc cháy, đồng thời NaOH (hoặc KOH) tạo thành làm cho phenoltalein không màu chuyển sang màu hồng.

Chú ý: Trong thí nghiệm này, mẩu natri hoặc kali nhất thiết chỉ được lấy to bằng hạt đậu. Nếu lấy to hơn, phản ứng xảy ra mãnh liệt sẽ nổ gây nguy hiểm.

4. Cháy trong khí cacbonic

Dùng kẹp sắt kẹp một đầu đoạn dây magie rồi đốt đầu dây kia cho cháy sáng. Sau đó đưa vào trong cốc đựng khí cacbonic. Magie tiếp tục cháy sáng chói trong khí cacbonic, phản ứng tạo ra magie oxit màu trắng bám đầy vào kép sắt và rơi xuống đáy cốc, đồng thời tạo ra những vụn cacbon màu đen ở đáy cốc.

2Mg + CO2 ---> 2MgO + C​
(sưu tầm)
 
MỘT SỐ THÍ NGHIỆM DỰA TRÊN TÍNH CHẤT CỦA MUỐI COBAN (II)
1. Mực bí mật

Dùng mực là dung dịch muối coban màu hồng để viết lên giấy pơluyza hồng sẽ không nhìn thấy nét chữ.

Hơ bức thư lên bếp than, nét chữ sẽ có màu xanh vì nhiệt làm muối coban mất nước và chuyển sang dạng khan.

2. Chụp ảnh bằng bàn là (bàn ủi)

Vẽ một bức chân dung lên giấy hồng bằng dung dịch muối coban.

Dùng bàn là nóng là lên tờ giấy, bức chân dung màu xanh sẽ xuất hiện.

3. Đỏ kết hợp với trắng thành xanh

Dùng cặp kẹp một mảnh to canxi clorua khan (màu trắng) nhúng một nửa mảnh đó trong 1/2 giây vào dung dịch coban (II) clorua đậm đặc (màu đỏ) đựng trong cốc thủy tinh. Sau đó rút ngay mảnh canxi clorua ra khỏi dung dịch. Phần bị ngập của mảnh canxi clorua trong chốc lát bị nhuộm thành xanh.

Giải thích: Canxi clorua khan có tính háo nước nên đã hút nước của muối coban (II) clorua (đehiđrat hóa) biến nó thành thành khan nên có màu xanh.

4. Từ một chất pha được hai màu

Bạn hãy lấy một chất rắn, hòa tan vào hai cốc “nước” trong suốt giống hệt nhau, rồi khuấy đều. Hai cốc nước trông giống nhau đó sẽ bị nhuộm thành hai màu khác hẳn nhau: Một cốc màu hồng và một cốc màu xanh.

Giải thích: Chất rắn đem hòa tan là tinh thể của muối coban (II) khan. Còn hai cốc, thật ra chỉ có một cốc là nước còn cốc kia là axeton.

Khi hòa tan vào nước nó có màu hồng, màu của ion coban hiđrat hóa. Còn khi hòa tan vào trong axeton nó có màu xanh, màu của muối khan.

5. Nóng và nguội cũng khác màu

Một dung dịch màu hồng, đun nóng nó chuyển sang màu tím, để nguội nó lại trở về màu hồng.

Cách làm: Hòa tan 1g muối coban (II) clorua vào 2 – 3ml nước rồi cho thêm vào 1ml glixerin sẽ được dung dịch có tính chất trên.

Glixerin là chất rất háo nước, nó hút các phân tử nước hiđrat của các ion Co2+ làm thay đổi màu của ion này. Khả năng hút các phân tử nước của glixeron phụ thuộc vào nhiệt độ.

6. Bức tranh biến đổi màu sắc

Dùng dung dịch CoCl2 đậm đặc vẽ lên giấy trắng sẽ được một bức tranh có màu hồng. Căng bức tranh lên bảng hay lên dây. Đặt một bóng đèn điện gần sát bức tranh ở phía dưới vừa để mọi người quan sát cho rõ nhưng đồng thời cũng dùng nhiệt của bóng đèn điện để làm khô các nét vẽ. Nên để bóng đèn điện lệch sang một bên của bức tranh. Sau một thời gian ta sẽ được bức tranh có màu biến đổi theo khoảng cách đối với bóng đèn lần lượt là: tím xanh, tím xanh thẫm, tím hồng, hồng đỏ.

Sau đó ta làm ngược lại bằng cách chuyển chỗ của bóng đèn điện sang phía bên kia của bức tranh và phủ một miếng vải ẩm lên phía đặt ngọn đèn trước kia. Khoảng 2 – 3 phút sau ta lại có một bức tranh đổi màu ngược với trước.

Có thể dùng bức tranh màu này để theo dõi thời tiết. Qua biến đổi màu của nó có thể biết được độ ẩm hay khô hanh của không khí.
(sưu tầm)
 
tui mới học hóa dước năm
dọc cái này không hiểu gì cả
với lại co hiểu
mà nhà nghèo lấy tiền đâu mà mua chất
để làm chơi
 
À, có lần chúng tớ làm thí nghiệm đốt khí H2 thì thấy ngọn lửa của nó có màu vàng, thỉnh thoảng le lói xanh thôi. Cô giáo tớ bảo là thực tế thì H2 cháy với lửa vàng chứ xanh gì.. cô giáo tớ làm hoài rồi.
Chắc có bạn đốt H2 rồi chứ nhỉ? Cho tớ hỏi kết quả với ^^ Lửa xanh hay vàng đây ta?
 
kể hay lắm ety,hehe! Nhắc đến Na thì bao nhiêu chuyện để nói. A sơn, chôm Na cũng biết tính nguy hiểm rùi mà chả dại j bỏ vào túi đem về, tụ nó bỏ vào hộp rùi đem về! Đó là với bọn phá (trong nhóm 5 đứa tụ tớ), còn biết nó nguy hiểm ra sao! Nhưng tin đồn về vụ chôm Na của mấy đứa bạn tớ( tất nhiên là ko có tớ rùi, lấy j cũng đc, nhưng tớ chưa bao giờ dám chôm Na về nhà) lan truyền trong giới học sinh trong khối! hồi đó , có nhiều lớp thí nghiệm, 1 bình dầu hỏa đựng đầy Na đã bị mất tích, tất nhiên thầy cô ko biết rui! Mà tụ đánh cắp lại là bọn quậy phá nhất khối 9 khi đó! Ngay trong ngày, hôm đó trời mưa nên đường đầy ủng H2O, tụ nó đã rải Na trên nẻo đường đi về ngay trong trưa hôm đó giữa làng người qua lại, chủ yếu là hs ra về ! Từng tiếng ....BỤP...............BỤP......nổ lên. nhiu đứa cũng chả biết là chx j, khi lại gần và nghe nói tớ mới biết! Từng mảnh Na đc bỏ ra bởi nhiều thằng khùng, trên đường, là đầy bạn bè chúng nó, tiếng hoảng sợ, ré lên của mấy bạn nữ . Tụ nó có vẻ thích thú mặc nhiên những lời phê bình của tụ tớ! Có 1 chỗ, bọn nó bỏ cục Na to đùm ở bụi cỏ ẩm, tớ đang đi với bạn, thấy bốc khói, con bạn tớ lại đi lại gần, ko biết nó thấy ko, BỤP 1 cái:after_boom::sweat: phù.........! rất may tớ đã kéo nó lại phía sau!:burn_joss_stick: Hú hồn!
1binh Na chắc cỡ mấy trăm đã bị tụ nó cho đi hết, kể cả bỏ xún sông xem cháy nổ cho vui mắt, mặc kệ tất cả! Hic hic, rùi tụ nó cũng bị phạt, nhưng so với số lượng đứa tham gia thì con số bị bắt lại chả mấy đứa. hỏi lại chả đaứ nào nói, chỉ dám đồn thôi trong hs thôi,ai nói ra lại sợ bị tụ nó đánh. Hic, có mấy đứa bị hạ hạnh kiểm, khóc than lên,:canny:, thế mà mấy con bạn của tụ nó(cũng là bạn tớ) lại còn mún xin cho tụ nó. chả thèm nói, gây họa thì tự chịu chứ. Đùa kiểu đó, hạ hạnh kiểm là đáng!
Lại 1 lời cảnh báo cho mấy e THCS!:byebye:
 

Chủ đề mới

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top