THI NGÀNH ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG NHIỀU CƠ HỘI
Nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành điện tử Viễn thông như: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), ĐH Giao thông Vận tải TPHCM, Học viện Bưu chính viễn thông, ĐH Điện lực ...
Kiến thức: Chương trình và giáo trình của Khoa Điện tử - Viễn thông được xây dựng nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, toàn diện và hiện đại về khoa học công nghệ Điện tử - Tin học – Viễn thông, chú trọng đến những kiến thức cơ sở, có chú ý thích đáng đến phần thực hành công nghệ. Sinh viên sau khi ra trường có khả năng mau chóng thích ứng với sự thay đổi công nghệ trong tương lai.
Chương trình đào tạo của Khoa Điện tử - Viễn thông gồm giáo trình cơ sở của ngành Điện tử - Viễn thông, lý thuyết cơ bản về mạch điện, lý thuyết về điện tử tương tự và điện tử số, các quá trình xử lý và truyền thông tin, lý thuyết tính toán và điều khiển tự động, các kiến thức về cấu trúc và ứng dụng của hệ thống máy tính.
Ngoài chuyên môn sâu của ngành Điện tử - Viễn thông, kỹ sư còn được chuẩn bị tốt kiến thức cơ bản về vật lý học hiện đại, toán cao cấp và các kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn.
Cử nhân ngành Điện tử viễn thông không chỉ được đào tạo để có kiến thức chung dành cho Toán, Lý tương tự sinh viên ngành Công nghệ thông tin, mà còn được học kiến thức cơ bản về: Toán học (Xác suất và thống kê – Các phương pháp tính toán số - Quy hoạch và tối ưu); Tin học (Ngôn ngữ lập trình bậc cao - Cấu trúc máy vi tính và ghép nối - Nhập môn hệ điều hành UNIX); Vật lý (Điện động lực học kỹ thuật); Điện tử (Nguyên lý kỹ thuật điện tử - Linh kiện bán dẫn và vi mạch – Quang điện tử); Đo lường điều khiển (Kỹ thuật đo lường điện tử - Kỹ thuật điều khiển, hệ điều khiển); Viễn thông (Kỹ thuật video truyền hình - Xử lý số tín hiệu – Thông tin số); Thực hành(Kỹ thuật số - Điện tử)…
Ngoài ra, ngành còn cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Chuyên ngành Điện tử và kỹ thuật máy tính: Điện tử trong công nghiệp và phòng thí nghiệm – Công nghệ lắp ráp thiết bị điện tử - Mô phỏng mạch điện tử - Thiết kế hệ điều khiển vi xử lý…
Chuyên ngành Hệ thống Viễn thông: Kỹ thuật siêu cao tần - Hệ thống viễn thông với công nghệ mới - Truyền sóng vô tuyến điện - Kỹ thuật anten - Thông tin vệ tinh – Thông tin di động – Thông tin quang…
Chuyên ngành Vi cơ điện tử và Vi cơ hệ thống: Sau khi ra trường, sinh viên các chuyên ngành trên đều có khả năng điều hành, sử dụng, quản lý và giảng dạy trong các lĩnh vực có liên quan đến chuyên ngành được đào tạo (thiết bị điện tử, máy tính, mạng máy tính, hệ thống viễn thông…)
Kiến thức chuyên ngành
Kỹ thuật điện tử: Có kiến thức về nguyên lý, phương pháp phân tích hoạt động hệ thống kỹ thuật, công nghệ điện tử viễn thông như: hệ thống kỹ thuật điện tử tương tự, hệ thống điện tử số, lập trình IC và áp dụng các kỹ thuật này để phân tích, thiết kế mạch cho các thiết bị điện tử viễn thông.
Kỹ năng mềm: Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm; có khả năng tổ chức sản xuất, quản lý dự án; tư duy độc lập và sáng tạo; có khả năng suy luận và thuyết trình logic.
Vị trí đảm nhận, khả năng công tác sau khi tốt nghiệp
Kỹ sư vận hành và bảo trì (Serviceman): bảo đảm vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống điện tử, viễn thông.
Kỹ sư thiết kế (Designer): các hệ thống điện tử, viễn thông cho nhà máy, xí nghiệp...
Chuyên gia hệ thống (System Designer/ Specialist): phân tích nhu cầu về hệ thống điện tử, viễn thông của các công ty, nhà máy, mạng viễn thông.
Chỉ huy dự án: thiết kế, xây lắp hệ thống điện tử và viễn thông và tham gia thi công các dự án đó.
Tư vấn (Consultant): cung cấp tư vấn, giải pháp trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, tham gia chương trình huấn luyện nhân viên và giáo dục đào tạo.
Phát triển kinh doanh: trong lĩnh vực thiết bị điện tử, viễn thông.
Giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, …
Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau tốt nghiệp
Có khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu sau đại học các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Điện tử viễn thông như: Điện tử, Viễn thông, Quản lý mạng viễn thông… Có khả năng nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới của lĩnh vực điện tử, viễn thông.
Các kỹ sư ngành Điện tử - Viễn thông khi tốt nghiệp có thể công tác tại cơ sở chuyên ngành về viễn thông, phát thanh truyền hình, công ty liên quan đến việc cung cấp dịch vụ, sản xuất hoặc thiết kế giải pháp cho hệ thống viễn thông, Internet; trung tâm tính toán, cơ sở bảo trì bảo hành các thiết bị điện tử tin học viễn thông; trong lĩnh vực điện tử hàng không và hàng hải, điện tử y tế.
Các Viện, Trung tâm: Viện Công nghệ Viễn thông, Viện Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin (CNTT), Viện Ứng dụng công nghệ, Viện Nghiên cứu Điện tử - tin học - Tự động hóa, Viện Điện tử - Kỹ thuật quân sự, Các trung tâm Thông tin, Trung tâm Viễn thông trên toàn quốc.
Các Cục, Vụ: Cục Tần số vô tuyến điện, Cục Ứng dụng CNTT, Cục CNTT và Thống kê hải quan, Vụ Bưu chính, vụ Viễn Thông, Vụ Công nghiệp CNTT, Vụ Khoa học công nghệ, TCT Viễn thông quân đội, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, TCT Truyền thông đa phương tiện Việt Nam…
Các phòng chức năng: Bưu chính viễn thông, Quản lý viễn thông.. tại các Sở Bưu chính viễn thông, Bưu điện… ở khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Giảng dạy tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo ngành Điện tử viễn thông.
Nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành điện tử Viễn thông như: Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), ĐH Giao thông Vận tải TPHCM, Học viện Bưu chính viễn thông, ĐH Điện lực ...
Kiến thức: Chương trình và giáo trình của Khoa Điện tử - Viễn thông được xây dựng nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản, toàn diện và hiện đại về khoa học công nghệ Điện tử - Tin học – Viễn thông, chú trọng đến những kiến thức cơ sở, có chú ý thích đáng đến phần thực hành công nghệ. Sinh viên sau khi ra trường có khả năng mau chóng thích ứng với sự thay đổi công nghệ trong tương lai.
Chương trình đào tạo của Khoa Điện tử - Viễn thông gồm giáo trình cơ sở của ngành Điện tử - Viễn thông, lý thuyết cơ bản về mạch điện, lý thuyết về điện tử tương tự và điện tử số, các quá trình xử lý và truyền thông tin, lý thuyết tính toán và điều khiển tự động, các kiến thức về cấu trúc và ứng dụng của hệ thống máy tính.
Ngoài chuyên môn sâu của ngành Điện tử - Viễn thông, kỹ sư còn được chuẩn bị tốt kiến thức cơ bản về vật lý học hiện đại, toán cao cấp và các kiến thức về khoa học xã hội và nhân văn.
Cử nhân ngành Điện tử viễn thông không chỉ được đào tạo để có kiến thức chung dành cho Toán, Lý tương tự sinh viên ngành Công nghệ thông tin, mà còn được học kiến thức cơ bản về: Toán học (Xác suất và thống kê – Các phương pháp tính toán số - Quy hoạch và tối ưu); Tin học (Ngôn ngữ lập trình bậc cao - Cấu trúc máy vi tính và ghép nối - Nhập môn hệ điều hành UNIX); Vật lý (Điện động lực học kỹ thuật); Điện tử (Nguyên lý kỹ thuật điện tử - Linh kiện bán dẫn và vi mạch – Quang điện tử); Đo lường điều khiển (Kỹ thuật đo lường điện tử - Kỹ thuật điều khiển, hệ điều khiển); Viễn thông (Kỹ thuật video truyền hình - Xử lý số tín hiệu – Thông tin số); Thực hành(Kỹ thuật số - Điện tử)…
Ngoài ra, ngành còn cung cấp cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành như: Chuyên ngành Điện tử và kỹ thuật máy tính: Điện tử trong công nghiệp và phòng thí nghiệm – Công nghệ lắp ráp thiết bị điện tử - Mô phỏng mạch điện tử - Thiết kế hệ điều khiển vi xử lý…
Chuyên ngành Hệ thống Viễn thông: Kỹ thuật siêu cao tần - Hệ thống viễn thông với công nghệ mới - Truyền sóng vô tuyến điện - Kỹ thuật anten - Thông tin vệ tinh – Thông tin di động – Thông tin quang…
Chuyên ngành Vi cơ điện tử và Vi cơ hệ thống: Sau khi ra trường, sinh viên các chuyên ngành trên đều có khả năng điều hành, sử dụng, quản lý và giảng dạy trong các lĩnh vực có liên quan đến chuyên ngành được đào tạo (thiết bị điện tử, máy tính, mạng máy tính, hệ thống viễn thông…)
Kiến thức chuyên ngành
Kỹ thuật điện tử: Có kiến thức về nguyên lý, phương pháp phân tích hoạt động hệ thống kỹ thuật, công nghệ điện tử viễn thông như: hệ thống kỹ thuật điện tử tương tự, hệ thống điện tử số, lập trình IC và áp dụng các kỹ thuật này để phân tích, thiết kế mạch cho các thiết bị điện tử viễn thông.
Kỹ năng mềm: Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm; có khả năng tổ chức sản xuất, quản lý dự án; tư duy độc lập và sáng tạo; có khả năng suy luận và thuyết trình logic.
Vị trí đảm nhận, khả năng công tác sau khi tốt nghiệp
Kỹ sư vận hành và bảo trì (Serviceman): bảo đảm vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các hệ thống điện tử, viễn thông.
Kỹ sư thiết kế (Designer): các hệ thống điện tử, viễn thông cho nhà máy, xí nghiệp...
Chuyên gia hệ thống (System Designer/ Specialist): phân tích nhu cầu về hệ thống điện tử, viễn thông của các công ty, nhà máy, mạng viễn thông.
Chỉ huy dự án: thiết kế, xây lắp hệ thống điện tử và viễn thông và tham gia thi công các dự án đó.
Tư vấn (Consultant): cung cấp tư vấn, giải pháp trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, tham gia chương trình huấn luyện nhân viên và giáo dục đào tạo.
Phát triển kinh doanh: trong lĩnh vực thiết bị điện tử, viễn thông.
Giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, …
Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau tốt nghiệp
Có khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu sau đại học các chuyên ngành thuộc lĩnh vực Điện tử viễn thông như: Điện tử, Viễn thông, Quản lý mạng viễn thông… Có khả năng nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới của lĩnh vực điện tử, viễn thông.
Các kỹ sư ngành Điện tử - Viễn thông khi tốt nghiệp có thể công tác tại cơ sở chuyên ngành về viễn thông, phát thanh truyền hình, công ty liên quan đến việc cung cấp dịch vụ, sản xuất hoặc thiết kế giải pháp cho hệ thống viễn thông, Internet; trung tâm tính toán, cơ sở bảo trì bảo hành các thiết bị điện tử tin học viễn thông; trong lĩnh vực điện tử hàng không và hàng hải, điện tử y tế.
Các Viện, Trung tâm: Viện Công nghệ Viễn thông, Viện Bưu chính viễn thông và Công nghệ thông tin (CNTT), Viện Ứng dụng công nghệ, Viện Nghiên cứu Điện tử - tin học - Tự động hóa, Viện Điện tử - Kỹ thuật quân sự, Các trung tâm Thông tin, Trung tâm Viễn thông trên toàn quốc.
Các Cục, Vụ: Cục Tần số vô tuyến điện, Cục Ứng dụng CNTT, Cục CNTT và Thống kê hải quan, Vụ Bưu chính, vụ Viễn Thông, Vụ Công nghiệp CNTT, Vụ Khoa học công nghệ, TCT Viễn thông quân đội, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, TCT Truyền thông đa phương tiện Việt Nam…
Các phòng chức năng: Bưu chính viễn thông, Quản lý viễn thông.. tại các Sở Bưu chính viễn thông, Bưu điện… ở khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Giảng dạy tại các Trường ĐH, CĐ, THCN có đào tạo ngành Điện tử viễn thông.
Điểm chuẩn ngành Điện tử- Viễn thông năm 2010 của ĐH Bách Khoa Hà Nội: 21 điểm.
Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh: 18,5 điểm.
Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội): 21,5 điểm.
ĐH Giao thông Vận tải TPHCM: 15 điểm.
Học viện Bưu chính viễn thông: 23 điểm.
ĐH Điện lực: 15,5 điểm.
ĐH Thái Nguyên: 13 điểm.
ĐH Bách Khoa Đà Nẵng: 18,5 điểm.
ĐH Công nghiệp Hà Nội: 15 điểm.
Sưu tầm