Chỉ còn 2 ngày nữa sẽ kết thúc thời gian nhận hồ sơ đăng ký dự thi đại học, cao đẳng năm 2010 ở các địa phương. Ghi nhận ban đầu, lượng hồ sơ có giảm, hồ sơ khối trường kinh tế vẫn chiếm thế "áp đảo" trong khi xu hướng "bỏ rơi" sư phạm đang lộ dần.
Ở Phòng Giáo dục quận Cầu Giấy, tuy đã gần hết hạn nộp hồ sơ, nhưng suốt từ ngày bắt đầu thu hồ sơ là 15/3 đến nay, các em đến nộp khá thưa thớt. Hiện tại, phòng mới chỉ nhận được 300 hồ sơ từ thí sinh vãng lai cũng như thí sinh từ các trường THPT trên địa bàn quận.
“ Ngày nào cán bộ cũng trực thu hồ sơ nhưng nhiều hôm chẳng có mấy học sinh đến nộp”- cô Lê Thanh Toán, cán bộ phòng GD cho biết.
Đặc biệt, trường THPT Quảng Oai cho đến nay mới chỉ có khoảng 100 bộ hồ sơ được nộp. Theo cô Lan Anh, cán bộ trong trường, các em đã được phổ biến làm hồ sơ từ tháng 3 và đầu tháng 4, nhà trường đã bắt đầu thu. Tuy vậy, các em vẫn còn rất “đủng đỉnh” vì đến 20/4, trường mới đến lượt nộp lên Sở GD-ĐT.
Tuy vậy, ở một số trường của tỉnh Thanh hóa, số lượng hồ sơ không giảm nhiều. Trường THPT Đào Duy Từ vẫn nhận được 1552 hồ sơ từ 533 học sinh khối 12 trong trường.
Trung bình mỗi em nộp 3 hồ sơ. Đặc biệt, vẫn còn một số em nộp đến 6-7 bộ.
Ở Trường THPT chuyên Lam Sơn, số hồ sơ có giảm nhưng không đáng kể. Cán bộ nhà trường vẫn chưa thu hết hồ sơ nhưng hiện tại đã có hơn 900 hồ sơ được nộp. Con số này xấp xỉ năm ngoái.
Cán bộ sở GD-ĐT cho rằng, sở dĩ hồ sơ của các em ở trường thành phố không giảm đi nhiều vì với mức sống cao hơn, việc tăng lệ phí thi cũng như thu gộp không làm ảnh hưởng đến các em nhiều. Hồ sơ giảm chủ yếu ở các trường nông thôn.
Cho đến thời điểm này, hầu hết Sở GD-ĐT của các tỉnh mới bắt đầu việc thu nhận hồ sơ từ các trường đưa lên.
Tuy vậy, rất ít trường đã hoàn thành việc thu hồ sơ do năm nay học sinh “thong thả” với việc nộp hồ sơ hơn các năm trước.
Còn ở khu vực phía nam, báo Người lao động đưa tin, số lượng hồ sơ dự thi của thí sinh tại TP.HCM năm nay giảm mạnh hơn nhiều so với các trường ngoài bắc. Nhiều trường trên địa bàn TP.HCM như Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, trung bình, mỗi học sinh chỉ nộp 2 bộ hồ sơ. So với trung bình năm ngoái là 3 - 4 bộ thì năm nay ít hơn hẳn.
Kinh tế, kỹ thuật vẫn là mốt, sư phạm bị “bỏ rơi”?
Ở Trường THPT Đào Duy Từ (Thanh Hóa), lượng hồ sơ của khối A chiếm áp đảo với 1.144 trong tổng số 1552 hồ sơ dự thi. Tiếp đó là khối B với 253 hồ sơ. Khối C và các khối D1,3, khối N chia nhau số lượng thí sinh ít ỏi còn lại. Trong đó, khối C “thê thảm” nhất khi chỉ có 15 hồ sơ được nộp.
Ông Lê Đình Chung, cán bộ phụ trách hồ sơ thi Đại học cho biết, đây là hiện tượng chung của trường trong vài năm trở lại đây nhưng năm nay là thấp kỷ lục.
Ngay cả ở trường THPT Chuyên Lam Sơn, tuy có các lớp chuyên Văn, Sử, Địa nhưng lượng hồ sơ khối C chưa đến 100 bộ bởi nhiều học sinh ở các lớp này cũng chọn học khối D.
Tìm hiểu ở các trường THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa, trường THPT Quảng Oai, phòng GD quận Cầu Giấy, xu hướng chung của hồ sơ đổ vào các trường kinh tế là cao nhất. Đặc biệt, năm nay ĐH Thương mại là lựa chọn hàng đầu của rất đông đảo thí sinh chọn ngành này. Cán bộ thu hồ sơ ở các trường cho biết, trường này luôn dẫn đầu về số lượng hồ sơ dự thi.
Ở trường chuyên, sự lựa chọn trường để học kinh tế có khác vì các em có sức học tốt và sẵn sàng đăng ký vào những trường nổi tiếng hơn. Cô Bùi Thị Thiệp, cán bộ trường Chuyên Lam Sơn cho hay, các em “chuộng” nhất là ĐH Ngoại thương, Học viện tài chính- kế toán, ĐH Kinh tế quốc dân.
Bên cạnh đó, ngành sư phạm năm nay gần như không phải là đích ngắm của các thí sinh, thậm chí là những thí sinh thi khối C.
Ở Trường THPT Đào Duy Từ, chỉ có 2 hồ sơ dành cho ĐH Vinh, so với 50-70 hồ sơ năm trước.
Ở hầu hết các trường khác, số lượng hồ sơ vào các ngành xã hội nói chung và sư phạm nói riêng cũng không khả quan hơn. Đặc biệt ngành sư phạm gần như “đội sổ” với lượng hồ sơ được nộp.
Một số địa phương khác cũng cho biết xu hướng ngày càng có nhiều TS đăng ký vào ngành Kinh tế, ít quan tâm đến Kỹ thuật và các ngành khác. Tại các điểm thu nhận HS ĐKDT ở TP.HCM, khối thi được TS chọn lựa nhiều nhất là khối A và ngành Kinh tế đang dẫn đầu với số lượng HS chiếm hơn một nửa.
Trong hơn 2.000 HS nộp tại cơ quan đại diện của Bộ GD-ĐT phía Nam, đa số đăng ký vào khối ngành Kinh tế của các trường: ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Tài chính - Marketing, ĐH Sài Gòn và ĐH Y Dược TP.HCM... Với bậc CĐ, TS đổ dồn vào trường CĐ Kinh tế đối ngoại và CĐ Tài chính hải quan, các trường còn lại chỉ lác đác vài bộ. Trong 1.300 HS của trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai có tới gần 300 HS ĐKDT vào trường ĐH Kinh tế TP.HCM và trường CĐ Kinh tế đối ngoại .
(Theo Thanh Niên)
Thí sinh sau giờ thi ĐH năm 2009 Cô Cát Tuyết Nhung, cán bộ Trường THPT Phan Đình Phùng - Hà Nội cho biết ,năm nay, vẫn nhận được khoảng 2.000 bộ hồ sơ của gần 700 học sinh khối 12 trong trường. Trung bình, mỗi em nộp gần 3 bộ hồ sơ. So với con số gần 2.500 bộ hồ sơ vào năm ngoái thì năm nay, số lượng hồ sơ giảm đi đáng kể.
“ Ngày nào cán bộ cũng trực thu hồ sơ nhưng nhiều hôm chẳng có mấy học sinh đến nộp”- cô Lê Thanh Toán, cán bộ phòng GD cho biết.
Đặc biệt, trường THPT Quảng Oai cho đến nay mới chỉ có khoảng 100 bộ hồ sơ được nộp. Theo cô Lan Anh, cán bộ trong trường, các em đã được phổ biến làm hồ sơ từ tháng 3 và đầu tháng 4, nhà trường đã bắt đầu thu. Tuy vậy, các em vẫn còn rất “đủng đỉnh” vì đến 20/4, trường mới đến lượt nộp lên Sở GD-ĐT.
Tuy vậy, ở một số trường của tỉnh Thanh hóa, số lượng hồ sơ không giảm nhiều. Trường THPT Đào Duy Từ vẫn nhận được 1552 hồ sơ từ 533 học sinh khối 12 trong trường.
Trung bình mỗi em nộp 3 hồ sơ. Đặc biệt, vẫn còn một số em nộp đến 6-7 bộ.
Ở Trường THPT chuyên Lam Sơn, số hồ sơ có giảm nhưng không đáng kể. Cán bộ nhà trường vẫn chưa thu hết hồ sơ nhưng hiện tại đã có hơn 900 hồ sơ được nộp. Con số này xấp xỉ năm ngoái.
Cán bộ sở GD-ĐT cho rằng, sở dĩ hồ sơ của các em ở trường thành phố không giảm đi nhiều vì với mức sống cao hơn, việc tăng lệ phí thi cũng như thu gộp không làm ảnh hưởng đến các em nhiều. Hồ sơ giảm chủ yếu ở các trường nông thôn.
Cho đến thời điểm này, hầu hết Sở GD-ĐT của các tỉnh mới bắt đầu việc thu nhận hồ sơ từ các trường đưa lên.
Tuy vậy, rất ít trường đã hoàn thành việc thu hồ sơ do năm nay học sinh “thong thả” với việc nộp hồ sơ hơn các năm trước.
Còn ở khu vực phía nam, báo Người lao động đưa tin, số lượng hồ sơ dự thi của thí sinh tại TP.HCM năm nay giảm mạnh hơn nhiều so với các trường ngoài bắc. Nhiều trường trên địa bàn TP.HCM như Trường THPT Mạc Đĩnh Chi, trung bình, mỗi học sinh chỉ nộp 2 bộ hồ sơ. So với trung bình năm ngoái là 3 - 4 bộ thì năm nay ít hơn hẳn.
Kinh tế, kỹ thuật vẫn là mốt, sư phạm bị “bỏ rơi”?
Ở Trường THPT Đào Duy Từ (Thanh Hóa), lượng hồ sơ của khối A chiếm áp đảo với 1.144 trong tổng số 1552 hồ sơ dự thi. Tiếp đó là khối B với 253 hồ sơ. Khối C và các khối D1,3, khối N chia nhau số lượng thí sinh ít ỏi còn lại. Trong đó, khối C “thê thảm” nhất khi chỉ có 15 hồ sơ được nộp.
Ông Lê Đình Chung, cán bộ phụ trách hồ sơ thi Đại học cho biết, đây là hiện tượng chung của trường trong vài năm trở lại đây nhưng năm nay là thấp kỷ lục.
Ngay cả ở trường THPT Chuyên Lam Sơn, tuy có các lớp chuyên Văn, Sử, Địa nhưng lượng hồ sơ khối C chưa đến 100 bộ bởi nhiều học sinh ở các lớp này cũng chọn học khối D.
Tìm hiểu ở các trường THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa, trường THPT Quảng Oai, phòng GD quận Cầu Giấy, xu hướng chung của hồ sơ đổ vào các trường kinh tế là cao nhất. Đặc biệt, năm nay ĐH Thương mại là lựa chọn hàng đầu của rất đông đảo thí sinh chọn ngành này. Cán bộ thu hồ sơ ở các trường cho biết, trường này luôn dẫn đầu về số lượng hồ sơ dự thi.
Ở trường chuyên, sự lựa chọn trường để học kinh tế có khác vì các em có sức học tốt và sẵn sàng đăng ký vào những trường nổi tiếng hơn. Cô Bùi Thị Thiệp, cán bộ trường Chuyên Lam Sơn cho hay, các em “chuộng” nhất là ĐH Ngoại thương, Học viện tài chính- kế toán, ĐH Kinh tế quốc dân.
Bên cạnh đó, ngành sư phạm năm nay gần như không phải là đích ngắm của các thí sinh, thậm chí là những thí sinh thi khối C.
Ở Trường THPT Đào Duy Từ, chỉ có 2 hồ sơ dành cho ĐH Vinh, so với 50-70 hồ sơ năm trước.
Ở hầu hết các trường khác, số lượng hồ sơ vào các ngành xã hội nói chung và sư phạm nói riêng cũng không khả quan hơn. Đặc biệt ngành sư phạm gần như “đội sổ” với lượng hồ sơ được nộp.
Một số địa phương khác cũng cho biết xu hướng ngày càng có nhiều TS đăng ký vào ngành Kinh tế, ít quan tâm đến Kỹ thuật và các ngành khác. Tại các điểm thu nhận HS ĐKDT ở TP.HCM, khối thi được TS chọn lựa nhiều nhất là khối A và ngành Kinh tế đang dẫn đầu với số lượng HS chiếm hơn một nửa.
Trong hơn 2.000 HS nộp tại cơ quan đại diện của Bộ GD-ĐT phía Nam, đa số đăng ký vào khối ngành Kinh tế của các trường: ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Tài chính - Marketing, ĐH Sài Gòn và ĐH Y Dược TP.HCM... Với bậc CĐ, TS đổ dồn vào trường CĐ Kinh tế đối ngoại và CĐ Tài chính hải quan, các trường còn lại chỉ lác đác vài bộ. Trong 1.300 HS của trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai có tới gần 300 HS ĐKDT vào trường ĐH Kinh tế TP.HCM và trường CĐ Kinh tế đối ngoại .
(Theo Thanh Niên)