Theo bạn: Thói đua đòi làm hại xã hội như thế nào?
Chính việc nhiều hộ gia đình không giàu có tại Mỹ bắt chước thói quen tiêu xài của người giàu là một phần nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính năm 2008.
Tại sao tỷ lệ tiết kiệm của các hộ gia đình tại Mỹ lại sụt giảm mạnh trước thời kỳ Đại Suy thoái năm 2008? 2 đồng nghiệp của tôi tại đại học University of Chicago, ông Marianne Bertrand và Adair Morse đưa ra câu trả lời: yếu tố mất cân bằng trong thu nhập.
Bertrand và Morse phát hiện ra rằng trong những năm trước khủng hoảng, tại nhiều khu vực (thậm chí bang) nơi tỷ lệ tiêu dùng của các hộ gia đình trong nhóm 20% giàu có của xã hội cao, tỷ lệ tiêu dùng của nhóm hộ gia đình có mức thu nhập thấp hơn cũng cao. Sau khi loại bỏ đi một số lý giải, họ kết luận rằng nhóm hộ gia đình nghèo bắt chước thói quen tiêu dùng của hộ gia đình giàu có hơn trong khu vực.
Nhóm hộ gia đình không giàu có (nhưng không thật sự nghèo) sống gần người tiêu dùng giàu thường chi tiêu nhiều hơn vào các mặt hàng mà hộ gia đình giàu tiêu dùng, ví như trang sức, mỹ phẩm, hoặc một số dịch vụ nội địa. Trên thực tế, nhiều người phải vay tiền để thỏa mãn thói quen chi tiêu, hậu quả tại khu vực có nhiều hộ gia đình giàu có sống, kiếm tiền và tiêu xài, tỷ lệ hộ nghèo hơn nộp đơn xin phá sản cao hơn. Nếu không vì thói quen tiêu dùng bắt chước kia, các hộ gia đình không giàu có hẳn tiết kiệm được thêm 800USD/hộ/năm trong những năm gần đó.
Nghiên cứu trên đây là một trong những nghiên cứu chi tiết đầu tiên về yếu tố mất bình đẳng trong thu nhập mà tôi được thấy. Nó có ý nghĩa nhiều hơn cuộc tranh luận về con số 1% để cho thấy rằng phần lớn sự bất bình đẳng về thu nhập mà người Mỹ đối đầu thường gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Ngoài ra còn phải kể đến mối liên hệ giữa vấn đề bất bình đẳng thu nhập và chính sách kinh tế tiền khủng hoảng. Ở thời điểm này, nghị sỹ Đảng Cộng hòa đến từ những bang với tỷ lệ bất bình đẳng thu nhập cao thường bỏ phiếu để mở rộng chương trình tín dụng nhà ở cho người nghèo, nghị sỹ Đảng Dân chủ cũng làm như vậy, người ta gặp rất nhiều khó khăn trong việc chỉ ra được động lực thực sự của họ là gì.
Tại khu vực mà giá nhà đất biến động mạnh, tác động từ thói quen chi tiêu của người giàu lên thói quen chi tiêu của nhóm hộ gia đình nghèo hơn thường lớn hơn, như vậy có thể thấy tín dụng nhà ở và khả năng vay tiền mua nhà có thể đã dẫn đến thói quen chi tiêu quá tay của nhóm người không giàu.
Tôi cũng hết sức ấn tượng về sự khác biệt trong phản ứng của các nhà hoạch định chính sách đối với vấn đề bất bình đẳng hiện nay cũng như trong quá khứ. Nghiên cứu về McFadden Act năm 1927, dự luật đặt mục tiêu tăng cạnh tranh trong tiêu dùng, chuyên gia Rodney Ramcharan thuộc Fed và tôi phát hiện ra rằng thời kỳ đầu thế kỷ 20, các nhà hoạch định chính sách đến từ nhóm bang có sự phân chia bất bình đẳng về đất đai, nông nghiệp là nguồn thu chính của các bang này, thường bỏ phiếu chống lại dự luật.
Sự bất bình đẳng tăng cao khiến nhiều nhà hoạch định chính sách muốn giảm bớt cạnh tranh và tăng trưởng tín dụng. Đối với khu vực mà sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng chưa lên cao, sự bùng nổ của đất nông nghiệp thấp hơn và hoạt động kinh tế không sụp đổ với mức độ yếu hơn trước thời điểm Đại Khủng hoảng.
Từ câu chuyện trên, người ta có thể dự báo được tác động từ những yếu tố không mong muốn. Thế kỷ 20, nghị sỹ kiêm chủ sở hữu đất giàu có thường nằm cả ngân hàng tại địa phương hoặc bạn bè của họ nắm giữ. Họ hưởng lợi từ việc hạn chế cạnh tranh và kiểm soát tiếp cận tài chính.
Đại biểu đến từ các bang bỏ phiếu để đại diện cho quyền lợi của các nhóm lợi ích lớn. Họ không ủng hộ cạnh tranh trên thị trường tín dụng không phải vì thương người nông dân mà để bảo vệ quyền lợi cho nhóm ngân hàng quyền lực. Biện pháp phát huy tác dụng, nhưng trên bình diện xã hội, nó giúp ngăn cơn điên tài chính.
Tại sao các nhà hoạch định chính sách thời kỳ đầu thế kỷ 20 lại hành xử khác? Theo quan điểm thông thường, nhìn chung cũng là vì chính họ thôi. Còn vào thời kỳ năm 2008, khủng hoảng lúc này bắt nguồn từ nguyên nhân lĩnh vực tài chính khao khát tìm thêm khách hàng, dẫn đến nợ và các khoản thế chấp xấu tăng cao.
Từ câu chuyện trên, chúng ta không nên kết luận rằng việc mở rộng cơ hội tiếp cận với lĩnh vực tài chính chỉ mang lại điều tồi tệ. Nhìn chung, sự mở rộng rất có lợi (chỉ không có lợi khi khủng hoảng gàn đến), tài chính ngoài ra là công cụ cần phải được sử dụng hợp lý. Sự tiếp cận hoàn toàn tốt, chỉ là tiếp cận thái quá mới gây ra hậu quả.
Có một điểm quan trọng cần chú ý: dù còn nhiều khoảng cách giữ ý định và kết quả của một dự luật, các nhà hoạch định chính sách đang quan tâm đến đối tượng nghèo khó hơn họ nhiều hơn trong quá khứ. Sự dân chủ đang cao hơn. Trong bối cảnh hiện nay, quan điểm của họ đáng để đánh giá cao.
Chính việc nhiều hộ gia đình không giàu có tại Mỹ bắt chước thói quen tiêu xài của người giàu là một phần nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính năm 2008.
Tại sao tỷ lệ tiết kiệm của các hộ gia đình tại Mỹ lại sụt giảm mạnh trước thời kỳ Đại Suy thoái năm 2008? 2 đồng nghiệp của tôi tại đại học University of Chicago, ông Marianne Bertrand và Adair Morse đưa ra câu trả lời: yếu tố mất cân bằng trong thu nhập.
Bertrand và Morse phát hiện ra rằng trong những năm trước khủng hoảng, tại nhiều khu vực (thậm chí bang) nơi tỷ lệ tiêu dùng của các hộ gia đình trong nhóm 20% giàu có của xã hội cao, tỷ lệ tiêu dùng của nhóm hộ gia đình có mức thu nhập thấp hơn cũng cao. Sau khi loại bỏ đi một số lý giải, họ kết luận rằng nhóm hộ gia đình nghèo bắt chước thói quen tiêu dùng của hộ gia đình giàu có hơn trong khu vực.
Nhóm hộ gia đình không giàu có (nhưng không thật sự nghèo) sống gần người tiêu dùng giàu thường chi tiêu nhiều hơn vào các mặt hàng mà hộ gia đình giàu tiêu dùng, ví như trang sức, mỹ phẩm, hoặc một số dịch vụ nội địa. Trên thực tế, nhiều người phải vay tiền để thỏa mãn thói quen chi tiêu, hậu quả tại khu vực có nhiều hộ gia đình giàu có sống, kiếm tiền và tiêu xài, tỷ lệ hộ nghèo hơn nộp đơn xin phá sản cao hơn. Nếu không vì thói quen tiêu dùng bắt chước kia, các hộ gia đình không giàu có hẳn tiết kiệm được thêm 800USD/hộ/năm trong những năm gần đó.
Nghiên cứu trên đây là một trong những nghiên cứu chi tiết đầu tiên về yếu tố mất bình đẳng trong thu nhập mà tôi được thấy. Nó có ý nghĩa nhiều hơn cuộc tranh luận về con số 1% để cho thấy rằng phần lớn sự bất bình đẳng về thu nhập mà người Mỹ đối đầu thường gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Ngoài ra còn phải kể đến mối liên hệ giữa vấn đề bất bình đẳng thu nhập và chính sách kinh tế tiền khủng hoảng. Ở thời điểm này, nghị sỹ Đảng Cộng hòa đến từ những bang với tỷ lệ bất bình đẳng thu nhập cao thường bỏ phiếu để mở rộng chương trình tín dụng nhà ở cho người nghèo, nghị sỹ Đảng Dân chủ cũng làm như vậy, người ta gặp rất nhiều khó khăn trong việc chỉ ra được động lực thực sự của họ là gì.
Tại khu vực mà giá nhà đất biến động mạnh, tác động từ thói quen chi tiêu của người giàu lên thói quen chi tiêu của nhóm hộ gia đình nghèo hơn thường lớn hơn, như vậy có thể thấy tín dụng nhà ở và khả năng vay tiền mua nhà có thể đã dẫn đến thói quen chi tiêu quá tay của nhóm người không giàu.
Tôi cũng hết sức ấn tượng về sự khác biệt trong phản ứng của các nhà hoạch định chính sách đối với vấn đề bất bình đẳng hiện nay cũng như trong quá khứ. Nghiên cứu về McFadden Act năm 1927, dự luật đặt mục tiêu tăng cạnh tranh trong tiêu dùng, chuyên gia Rodney Ramcharan thuộc Fed và tôi phát hiện ra rằng thời kỳ đầu thế kỷ 20, các nhà hoạch định chính sách đến từ nhóm bang có sự phân chia bất bình đẳng về đất đai, nông nghiệp là nguồn thu chính của các bang này, thường bỏ phiếu chống lại dự luật.
Sự bất bình đẳng tăng cao khiến nhiều nhà hoạch định chính sách muốn giảm bớt cạnh tranh và tăng trưởng tín dụng. Đối với khu vực mà sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng chưa lên cao, sự bùng nổ của đất nông nghiệp thấp hơn và hoạt động kinh tế không sụp đổ với mức độ yếu hơn trước thời điểm Đại Khủng hoảng.
Từ câu chuyện trên, người ta có thể dự báo được tác động từ những yếu tố không mong muốn. Thế kỷ 20, nghị sỹ kiêm chủ sở hữu đất giàu có thường nằm cả ngân hàng tại địa phương hoặc bạn bè của họ nắm giữ. Họ hưởng lợi từ việc hạn chế cạnh tranh và kiểm soát tiếp cận tài chính.
Đại biểu đến từ các bang bỏ phiếu để đại diện cho quyền lợi của các nhóm lợi ích lớn. Họ không ủng hộ cạnh tranh trên thị trường tín dụng không phải vì thương người nông dân mà để bảo vệ quyền lợi cho nhóm ngân hàng quyền lực. Biện pháp phát huy tác dụng, nhưng trên bình diện xã hội, nó giúp ngăn cơn điên tài chính.
Tại sao các nhà hoạch định chính sách thời kỳ đầu thế kỷ 20 lại hành xử khác? Theo quan điểm thông thường, nhìn chung cũng là vì chính họ thôi. Còn vào thời kỳ năm 2008, khủng hoảng lúc này bắt nguồn từ nguyên nhân lĩnh vực tài chính khao khát tìm thêm khách hàng, dẫn đến nợ và các khoản thế chấp xấu tăng cao.
Từ câu chuyện trên, chúng ta không nên kết luận rằng việc mở rộng cơ hội tiếp cận với lĩnh vực tài chính chỉ mang lại điều tồi tệ. Nhìn chung, sự mở rộng rất có lợi (chỉ không có lợi khi khủng hoảng gàn đến), tài chính ngoài ra là công cụ cần phải được sử dụng hợp lý. Sự tiếp cận hoàn toàn tốt, chỉ là tiếp cận thái quá mới gây ra hậu quả.
Có một điểm quan trọng cần chú ý: dù còn nhiều khoảng cách giữ ý định và kết quả của một dự luật, các nhà hoạch định chính sách đang quan tâm đến đối tượng nghèo khó hơn họ nhiều hơn trong quá khứ. Sự dân chủ đang cao hơn. Trong bối cảnh hiện nay, quan điểm của họ đáng để đánh giá cao.
Nguồn: Cafef