Thêm 10 quy luật sống bạn cần biết

trieuphu01

New member
Xu
0
1. Quy luật quả táo
Nếu có một thùng táo, gồm cả trái ngon lẫn trái hư, bạn nên ăn trái ngon trước, bỏ những trái hư đi. Nếu bạn ăn trái hư trước, những trái ngon rồi cũng sẽ hư, bạn sẽ vĩnh viễn không bao giờ ăn được trái táo ngon. Cuộc sống cũng vậy.

2. Quy luật niềm vui
Khi gặp chuyện không may, bạn hãy nghĩ đến những điều tốt của nó, bạn sẽ thấy vui hơn. Giống như khi xe bạn bị thủng lốp (hoặc hết xăng), bạn hãy nghĩ may mà xe mình thủng lốp ngay gần chỗ sửa xe (hoặc ngay gần trạm bơm xăng)

3. Quy luật hạnh phúc
Nếu bạn không mất quá nhiều thời gian để nghĩ xem mình có phải là người hạnh phúc không, nghĩa là bạn đang hạnh phúc rồi đấy

4./ Quy luật sai lầm
Con người ai mà không mắc lỗi, nhưng chỉ khi tái phạm lỗi lầm đó, bạn mới phạm phải sai lầm.

5. Quy luật im lặng
Khi tranh luận, quan điểm khó bác bỏ (khó bắt bẻ) nhất chính là im lặng.

6. Quy luật động lực
Động lực luôn xuất phát từ hai lý do, hy vọng và tuyệt vọng

7. Quy luật nhẫn nhục
Phương pháp nhẫn nhục duy nhất là xem thường thường nó, không thể xem thường nó thì hãy làm giảm nhẹ nó. Nếu không thể làm giảm nhẹ nó, bạn chỉ có cách chịu đựng nhẫn nhục.

8. Quy luật ngu xuẩn
Ngu xuẩn phần lớn là do chân tay hoặc miệng hành động nhanh hơn cả trí não.

9. Quy luật giá trị
Khi bạn sở hữu một món đồ, bạn sẽ phát hiện thấy món đồ ấy không có giá trị như bạn từng nghĩ.

10. Quy luật hóa trang
Thời gian hóa trang lâu bao nhiêu, đồng nghĩa với việc bạn tự thấy mình cần che đậy thiếu sót nhiều bấy nhiêu.
 
Theo Quy luật Nhân quả, có nguyên nhân cụ thể của thành công và có nguyên nhân cụ thể cho những thất bại. Có nguyên nhân cụ thể cho sức khỏe hay đau ốm. Có nguyên nhân cụ thể cho hạnh phúc hay nỗi buồn. Nếu bạn muốn có được nhiều kết quả mà bạn mong muốn trong cuộc sống thì một việc đơn giản là tìm ra được nguyên nhân và lặp lại chúng. Nếu có một kết quả nào trong cuộc sống mà bạn không thích, bạn cần phải tìm bằng được nguyên nhân của nó và loại bỏ chúng.

Quy luật này cho rằng thành tựu, của cải, hạnh phúc, sự thịnh vượng và thành công trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh đều là hệ quả trực tiếp hay gián tiếp hoặc là kết quả của những hành động cụ thể. Điều này có nghĩa rằng bạn có thể đạt được thành quả như mong muốn nếu bạn nhận diện được mục tiêu rõ ràng. Nếu nỗ lực tìm hiểu và học hỏi sự thành công từ những người đi trước, chắc chắn bạn sẽ đạt được thành công như họ.

Quy luật này rất đơn giản, nhưng nó gây trở ngại cho đa số mọi người. Họ tiếp tục làm hay không làm các việc tạo cho họ sự buồn chán và thất vọng, và sau đó họ trách cứ những người khác hoặc xã hội vì những vấn đề của họ.

Sự điên rồ được định nghĩa là “làm những điều giống nhau theo một cách giống nhau nhưng lại hy vọng đạt được kết quả khác”. Ở mức độ nào đó, tất cả chúng ta đều phạm lỗi này. Chúng ta cần đối mặt với xu hướng này một cách nghiêm túc và giải quyết nó một cách trung thực.

Người Scotlen có câu tục ngữ: “Thà thắp sáng một ngọn nến bé nhỏ còn hơn là ngồi nguyền rủa bóng tối”. Tốt hơn chúng ta hãy ngồi xuống và phân tích cẩn thận nguyên nhân gây ra khó khăn chứ đừng thất vọng và giận dữ về chúng.

Có một câu tục ngữ nói rằng: “Gieo gió, gặp bão”. Quan điểm này của Quy luật Nhân quả được gọi là quy luật của sự gieo và gặt. Nó phát biểu rằng bạn gieo cái gì thì bạn sẽ gặt được cái đó. Và tất cả những gì bạn thu được ngày hôm nay đều là kết quả của những gì bạn đã gieo trong quá khứ. Nếu bạn hy vọng thu được một mùa vụ khác ở bất cứ lĩnh vực nào trong tương lai, thì bạn phải gieo loạt hạt khác ngay hôm nay và tất nhiên, điều này có quan hệ cơ bản với những hạt giống tâm hồn.

Thành công không đến với bạn một cách tình cờ may mắn hay như một phép nhiệm màu. Mọi việc xảy ra đều có nguyên nhân, dù là tốt đẹp hoặc không như mong muốn, dù tích cực hoặc tiêu cực. Isaac Newton nhận định: “Bất kỳ hành động nào cũng dẫn đến một phản ứng tác động ngược lại với mức độ tương đương”. Ứng dụng quan trọng nhất của Quy luật Nhân quả, hay Quy luật Gieo và gặt, là: “Suy nghĩ là nguyên nhân và điều kiện là kết quả”.
Suy nghĩ của bạn là nguyên nhân cơ bản cho những tình huống bạn gặp phải trong cuộc sống. Mọi thứ bạn từng trải qua đều bắt đầu bằng một kiểu suy nghĩ nào đó của bạn hay của người khác.

Mọi thứ bạn đang và sẽ trở thành là kết quả của cách bạn suy nghĩ. Nếu bạn thay đổi chất lượng suy nghĩ thì chất lượng cuộc sống của bạn sẽ thay đổi. Sự thay đổi trong những trải nghiệm bên ngoài của bạn sẽ kéo theo thay đổi trải nghiệm bên trong.

Bạn xây dựng toàn bộ thế giới của mình theo cách bạn suy nghĩ và đặt vấn đề về cuộc sống. Giá trị, ý nghĩa của con người, sự việc và tình huống xảy ra xung quanh đều phụ thuộc vào suy nghĩ của bạn. Chính vì vậy, khi bạn thay đổi suy nghĩ cũng có nghĩa là bạn thay đổi cuộc đời mình, đôi khi sự thay đổi này chỉ diễn ra trong thoáng chốc.

Có lẽ phát hiện vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại chính là sức mạnh tinh thần của một người có khả năng tạo ra hầu hết mọi khía cạnh trong cuộc đời họ. Thế giới bên ngoài chính là tấm gương phản chiếu thế giới trong con người bạn, nó tạo nên một triết lý vô cùng giá trị: Bạn sẽ trở thành những gì bạn thường nghĩ đến nhất.

Rõ ràng, không phải những gì xảy ra với bạn mà chính cách bạn suy nghĩ về những gì xảy ra sẽ quyết định cách phản ứng hay cảm nhận của bạn. Không phải thế giới bên ngoài quyết định điều kiện hay hoàn cảnh sống, mà chính thế giới nội tâm mới là yếu tố tạo ra hoàn cảnh cuộc đời.

Quyền tự do lớn nhất của con người là quyền được lựa chọn cuộc sống. Không ai đủ quyền năng buộc bạn phải suy nghĩ, cảm nhận hay hành động theo cách mà bạn không mong muốn. Mọi cảm xúc và cách cư xử của bạn hoàn toàn bắt nguồn từ cách bạn suy nghĩ, nhận thức về thế giới xung quanh và về những gì đang xảy ra. Tiến sĩ Martin Seligman của Đại Học Pennsylvania gọi cách phản ứng này là: “phong cách diễn giải” - cách bạn diễn đạt hay giải thích sự việc xảy ra. Phong cách diễn giải này nằm trong tầm kiểm soát của bạn và có thể đạt được thông qua quá trình học hỏi. Bạn có thể diễn giải sự việc theo cách khiến bản thân thấy vui vẻ và lạc quan thay vì tức giận và thất vọng. Bạn có thể quyết định phản ứng mang tính xây dựng và tích cực thay vì bi quan, yếm thế. Tất cả tùy thuộc vào bạn.

Suy nghĩ và cảm xúc của con người luôn thay đổi và chịu tác động nhanh chóng bởi các sự kiện xung quanh. Ví dụ, khi nhận được một tin tốt lành, bạn lập tức có thái độ hân hoan vui vẻ, lạc quan. Ngược lại, nếu nhận được tin xấu, ngay lập tức bạn sẽ trở nên khó chịu, buồn phiền và nóng nảy, ngay cả khi đó là tin không chính xác hay sai sự thật. Như vậy, cách bạn diễn giải sự việc cho bản thân sẽ quyết định phần lớn cách phản ứng của bạn.

Các quy luật cơ bản của cuộc sống là: Quy luật Niềm tin, Quy luật Kỳ vọng, Quy luật Hấp dẫn, Quy luật Tương ứng. Chúng là những quy luật phụ bắt nguồn trực tiếp từ Quy luật Nhân quả và làm nền tảng cơ bản cho tất cả các quy luật khác, cũng như cho những gì chúng ta đang trải nghiệm. Hạnh phúc và thành công trong cuộc sống đều xuất phát từ việc bạn hiểu biết và chúng sống hài hòa với bốn quy luật này.
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top