rubi_mos2002
New member
- Xu
- 0
Tham khảo sách “Social psychology & Human nature” – Roy F. Baumeister
Bạn có thể nghĩ rằng người tự tử đầy ắp những cảm xúc đau khổ, như lo sợ, hối tiếc và tội lỗi, nhưng hầu hết các nghiên cứu phát hiện thấy điều ngược lại: Người tự tử có xu hướng trở nên tê liệt về cảm xúc. Nhìn bên ngoài thì những vấn đề của họ quá rối loạn đến nỗi họ phản ứng lại bằng cách dập tắt cảm xúc. Họ cố gắng né tránh suy nghĩ về tương lai hoặc quá khứ, và né tránh tất cả những kiểu suy nghĩ trừu tượng, ý nghĩa hoặc cảm xúc, thay vào đó họ tập trung vào thứ cụ thể, ở đây và ngay bây giờ. Trong các bộ phim, thư tuyệt mệnh của người tự tử thường triết lý kiểu: “Tôi từng có 1 cuộc sống tốt, nhưng bây giờ tôi không thấy cuộc đời tôi đáng sống thêm nữa; làm ơn hãy nuôi dạy con tôi thành 1 người đàn ông tốt.” Trong thực tế, thư tuyệt mệnh của người tự tử có xu hướng tầm thường và cụ thể, kiểu như “Tôi đã thanh toán hóa đơn tiền điện; nói với Bill là anh í có thể lấy những đĩa CD của tôi” (Gottsehalk & Gleser, 1960; Hendin, 1982; Henken, 1976; Shneidman, 1981). Sự chuyển sang những mức độ ý nghĩa thấp như là 1 cách để trốn thoát cảm xúc.
Tâm trí con người không thể dễ dàng chấm dứt suy nghĩ 1 cách đầy ý nghĩa; và những người không may mắn đó thấy họ không thể kiểm soát những suy nghĩ và cảm xúc của họ. Tự tử có vẻ là 1 cách lôi cuốn để chấm dứt những suy nghĩ đau khổ về bản thân tồi tệ như thế nào. Dù tự tử đánh đổi tương lai của 1 người vì lợi ích của sự giải tỏa trong hiện tại, ở đây và ngay bây giờ, thì người tự tử thường không suy nghĩ về điều đó, vì anh/cô í tập trung 1 cách hẹp hòi vào hiện tại và không suy nghĩ về tương lai. Nếu bạn có 1 người bạn đang có ý định tự tử, bên cạnh việc yêu cầu sự trợ giúp chuyên nghiệp, bạn nên giúp người đó tập trung vào những mục tiêu dài hạn, những niềm vui và hạnh phúc vẫn có thể được tìm thấy ở tương lai xa, bất kể tương lai dự đoán được có thể đau khổ như thế nào.
Bạn có thể nghĩ rằng người tự tử đầy ắp những cảm xúc đau khổ, như lo sợ, hối tiếc và tội lỗi, nhưng hầu hết các nghiên cứu phát hiện thấy điều ngược lại: Người tự tử có xu hướng trở nên tê liệt về cảm xúc. Nhìn bên ngoài thì những vấn đề của họ quá rối loạn đến nỗi họ phản ứng lại bằng cách dập tắt cảm xúc. Họ cố gắng né tránh suy nghĩ về tương lai hoặc quá khứ, và né tránh tất cả những kiểu suy nghĩ trừu tượng, ý nghĩa hoặc cảm xúc, thay vào đó họ tập trung vào thứ cụ thể, ở đây và ngay bây giờ. Trong các bộ phim, thư tuyệt mệnh của người tự tử thường triết lý kiểu: “Tôi từng có 1 cuộc sống tốt, nhưng bây giờ tôi không thấy cuộc đời tôi đáng sống thêm nữa; làm ơn hãy nuôi dạy con tôi thành 1 người đàn ông tốt.” Trong thực tế, thư tuyệt mệnh của người tự tử có xu hướng tầm thường và cụ thể, kiểu như “Tôi đã thanh toán hóa đơn tiền điện; nói với Bill là anh í có thể lấy những đĩa CD của tôi” (Gottsehalk & Gleser, 1960; Hendin, 1982; Henken, 1976; Shneidman, 1981). Sự chuyển sang những mức độ ý nghĩa thấp như là 1 cách để trốn thoát cảm xúc.
Tâm trí con người không thể dễ dàng chấm dứt suy nghĩ 1 cách đầy ý nghĩa; và những người không may mắn đó thấy họ không thể kiểm soát những suy nghĩ và cảm xúc của họ. Tự tử có vẻ là 1 cách lôi cuốn để chấm dứt những suy nghĩ đau khổ về bản thân tồi tệ như thế nào. Dù tự tử đánh đổi tương lai của 1 người vì lợi ích của sự giải tỏa trong hiện tại, ở đây và ngay bây giờ, thì người tự tử thường không suy nghĩ về điều đó, vì anh/cô í tập trung 1 cách hẹp hòi vào hiện tại và không suy nghĩ về tương lai. Nếu bạn có 1 người bạn đang có ý định tự tử, bên cạnh việc yêu cầu sự trợ giúp chuyên nghiệp, bạn nên giúp người đó tập trung vào những mục tiêu dài hạn, những niềm vui và hạnh phúc vẫn có thể được tìm thấy ở tương lai xa, bất kể tương lai dự đoán được có thể đau khổ như thế nào.