Có lần nào đó , đang đi trên đường , Anh ( chị ) chợt nhìn thấy một cảnh tượng ngộ nghĩnh : Hai người đàn ông đi xe đạp chẳng may đụng vào nhau , cả hai người ngã chổng kềnh . Sau đó , cả hai cùng đứng dậy , mỗi người nhìn thoáng vào cái xe của mình rồi cùng gật đầu chào và lên xe đi tiếp .
Anh / chị nghĩ gì về câu chuyện đó ?
1/ Đặt vấn đề
- Kể lại câu chuyện nhỏ theo đề bài .
- Nên nghĩ như thế nào ?
2/ Giải quyết vấn đề :
* Một chuyện tưởng buồn mà thành vui :
- Thật không hay khi phải chứng kiến một tai nạn giao thông dù nhỏ vào một buổi sáng đẹp trời , làm buổi sáng ấy bớt đẹp đi.
- Nhưng thật bất ngờ , tình huống lại được giải quyết một cách nhanh chóng và giản dị như vậy , như chưa hề có chuyện gì xảy ra.
- Tuy nhiên , điều bất ngờ quan trọng nhất trong chuyện này là từ hai người nói trên . Tại sao họ không có một lời phân bua hay to tiếng nào ? Có lẻ họ đã nghĩ như thế này chăng :
+ Thôi đó là chuyện nhỏ , chẳng qua là việc không may . Mình không hề muốn và chắc người kia cũng vậy .
+ Hình như người kia có lỗi , mà cũng có thể là do tại mình . Giá như mình cẩn thận hơn một chút.
+ Mình đang vội , mất thì giờ vào một việc như thế này thì có ích gì ?
- Cuối cùng điều đáng vui nhất là : Tuy có lẻ là những ngưòi lao động bình thường nhưng có cách xử sự thật văn hoá . Văn hoá là thế đấy . Đâu cần phải bằng này, cấp nọ , đâu cần phải ăn mặc đúng thời trang , đi xe sang trọng .. .; Đây mới là văn hoá đích thực , bởi nó đã thành thói quen , nếp ứng xử thường trực.
* Từ câu chuyện nhỏ nghĩ về những chuyện lớn hơn :
+ Thường vẫn gặp trên đường những tình huống như vậy nhưng cách ứng xử thì khác hẳn.
+ Nhẹ nhất là người ta đứng lại cãi vả , mắng mỏ nhau , ai cũng tự cho mình là đúng nhằm thoả mãn sự kiêu căng cho rằng mình là người có lí . Nặng hơn thì xông vào đánh nhau . Như có một chi tiết trong chuyện ngắn của Nguyễn Khải : Một anh thanh niên đã thúc xe vào đuôi xe người ta , còn nói : “Tiên sư cái anh già” .
+ Một cách ứng xử đã trở thành quen mắt trong xã hội ta ngày nay : người ta sẵn sàng gây gỗ , dùng vũ lực với nhau chỉ vì những va chạm rất nhỏ , những câu nói tình cờ , đôi khi chỉ vì tiếng cười hay ánh mắt … Không ít những trường hợp dẫn đến những kết quả đáng buồn , thậm chí là bi kịch đáng tiếc .
- Có những thứ văn hoá mang tên là văn hoá ứng xử :
+ Mỗi con người ngày nay đều là một con người xã hội , con người sống giữa xã hội luôn luôn có quan hệ vừa lỏng lẻo vừa bền chặt với mọi người trong xã hội , mỗi việc làm , mỗi cách ứng xử của mình đều có tác động đến người khác
+ Ứng xử như hai người nói trong câu chuyện trên là cách ứng xử đẹp , đáng để nêu thành gương tốt . Ở đời đâu phải chuyện nào cần cần phải hơn thua rằng mình có lí hay không ? Ở đời đâu phải lúc nào cũng dở luật này, lệ nọ với nhau ? Còn có tình người, còn có mối quan hệ cộng đồng . Nhường nhau một bước , nhường nhau một lời có thiệt gì đâu ?
+ Từ hành vi này suy rộng ra . Còn bao nhiêu tình huống đòi hỏi cách ứng xử có văn hoá : biết nhường đường cho người khác ; biết đứng lên nhường ghế cho người già ; cho phụ nữ , trẻ em , biết xin lỗi , biết nói lời cảmơn , biết dừng lại trước đèn đỏ nơi giao lộ , không xả rác , không gây ồn ào nơi công cộng …
Xã hội sẽ trở nên thân ái hơn , đâu phaỉ chỉ có thêm nhiều công viên , nhiều cao ốc mà chính là cách ứng xử có văn hoá như vậy . Xã hội càng phát triển những cách ứng xử như vậy càng được coi trọng.
3/ Kết thúc vấn đề :
- Trong sự giao lưu ngày càng mở rộng với thế giới , nếp ứng xử góp phần nâng cao vị trí của đất nước trước mắt mọi người.
- Người nước ngoài muốn tìm hiểu văn hoá nước ta . Họ có thể đánh giá qua một câu chuyện nhỏ gặp trên đường phố.
(Sưu tầm)
Anh / chị nghĩ gì về câu chuyện đó ?
1/ Đặt vấn đề
- Kể lại câu chuyện nhỏ theo đề bài .
- Nên nghĩ như thế nào ?
2/ Giải quyết vấn đề :
* Một chuyện tưởng buồn mà thành vui :
- Thật không hay khi phải chứng kiến một tai nạn giao thông dù nhỏ vào một buổi sáng đẹp trời , làm buổi sáng ấy bớt đẹp đi.
- Nhưng thật bất ngờ , tình huống lại được giải quyết một cách nhanh chóng và giản dị như vậy , như chưa hề có chuyện gì xảy ra.
- Tuy nhiên , điều bất ngờ quan trọng nhất trong chuyện này là từ hai người nói trên . Tại sao họ không có một lời phân bua hay to tiếng nào ? Có lẻ họ đã nghĩ như thế này chăng :
+ Thôi đó là chuyện nhỏ , chẳng qua là việc không may . Mình không hề muốn và chắc người kia cũng vậy .
+ Hình như người kia có lỗi , mà cũng có thể là do tại mình . Giá như mình cẩn thận hơn một chút.
+ Mình đang vội , mất thì giờ vào một việc như thế này thì có ích gì ?
- Cuối cùng điều đáng vui nhất là : Tuy có lẻ là những ngưòi lao động bình thường nhưng có cách xử sự thật văn hoá . Văn hoá là thế đấy . Đâu cần phải bằng này, cấp nọ , đâu cần phải ăn mặc đúng thời trang , đi xe sang trọng .. .; Đây mới là văn hoá đích thực , bởi nó đã thành thói quen , nếp ứng xử thường trực.
* Từ câu chuyện nhỏ nghĩ về những chuyện lớn hơn :
+ Thường vẫn gặp trên đường những tình huống như vậy nhưng cách ứng xử thì khác hẳn.
+ Nhẹ nhất là người ta đứng lại cãi vả , mắng mỏ nhau , ai cũng tự cho mình là đúng nhằm thoả mãn sự kiêu căng cho rằng mình là người có lí . Nặng hơn thì xông vào đánh nhau . Như có một chi tiết trong chuyện ngắn của Nguyễn Khải : Một anh thanh niên đã thúc xe vào đuôi xe người ta , còn nói : “Tiên sư cái anh già” .
+ Một cách ứng xử đã trở thành quen mắt trong xã hội ta ngày nay : người ta sẵn sàng gây gỗ , dùng vũ lực với nhau chỉ vì những va chạm rất nhỏ , những câu nói tình cờ , đôi khi chỉ vì tiếng cười hay ánh mắt … Không ít những trường hợp dẫn đến những kết quả đáng buồn , thậm chí là bi kịch đáng tiếc .
- Có những thứ văn hoá mang tên là văn hoá ứng xử :
+ Mỗi con người ngày nay đều là một con người xã hội , con người sống giữa xã hội luôn luôn có quan hệ vừa lỏng lẻo vừa bền chặt với mọi người trong xã hội , mỗi việc làm , mỗi cách ứng xử của mình đều có tác động đến người khác
+ Ứng xử như hai người nói trong câu chuyện trên là cách ứng xử đẹp , đáng để nêu thành gương tốt . Ở đời đâu phải chuyện nào cần cần phải hơn thua rằng mình có lí hay không ? Ở đời đâu phải lúc nào cũng dở luật này, lệ nọ với nhau ? Còn có tình người, còn có mối quan hệ cộng đồng . Nhường nhau một bước , nhường nhau một lời có thiệt gì đâu ?
+ Từ hành vi này suy rộng ra . Còn bao nhiêu tình huống đòi hỏi cách ứng xử có văn hoá : biết nhường đường cho người khác ; biết đứng lên nhường ghế cho người già ; cho phụ nữ , trẻ em , biết xin lỗi , biết nói lời cảmơn , biết dừng lại trước đèn đỏ nơi giao lộ , không xả rác , không gây ồn ào nơi công cộng …
Xã hội sẽ trở nên thân ái hơn , đâu phaỉ chỉ có thêm nhiều công viên , nhiều cao ốc mà chính là cách ứng xử có văn hoá như vậy . Xã hội càng phát triển những cách ứng xử như vậy càng được coi trọng.
3/ Kết thúc vấn đề :
- Trong sự giao lưu ngày càng mở rộng với thế giới , nếp ứng xử góp phần nâng cao vị trí của đất nước trước mắt mọi người.
- Người nước ngoài muốn tìm hiểu văn hoá nước ta . Họ có thể đánh giá qua một câu chuyện nhỏ gặp trên đường phố.
(Sưu tầm)
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: