Xem lâu Sóng lừng, thì ấn tượng về tác phẩm sẽ càng biến hóa, thậm chí khiến chúng ta phải kinh ngạc bởi tính hiện đại của nó. Không phải vô cớ mà khi nhìn sâu vào những vệt nước xanh thẫm ta không chỉ cảm thấy sức mạnh những con sóng, mà cả giai điệu dập dồn của chúng.
Dưới đây, là một bài viết về tác phẩm
The great wave (1830) - Katsushika Hokushai
Hình ảnh tràn đầy năng lượng và ấn tượng The Great Wave (Kanagawa Oki Nami Ura) là tác phẩm nổi tiếng nhất của họa sĩ Nhật Bản Hokusai Katsushika (1760-1849), một trong những nhà làm phim, họa sĩ và họa sĩ vẽ tranh lớn nhất Nhật Bản. The Great Wave đã được tạo ra xung quanh 1831 như là một phần của một loạt các bản in khắc gỗ được gọi là ba mươi sáu điểm của núi Phú Sĩ (Fugaku Sanju-roku Kei).
The Great Wave đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ. Bao gồm họa sĩ hậu ấn tượng người Hà Lan Vincent van Gogh và nhà soạn nhạc ấn tượng người Pháp Claude Debussy.
The Great Wave là tác phẩm thành công nhất trong sự nghiệp của Katsushika Hokusai, và cũng là một trong những biểu tượng cho hội họa Nhật Bản. Bức tranh khắc họa cơn giông bão dữ dội trên một vùng biển gần núi Phú Sĩ - ngọn núi linh thiêng của đất nước mặt trời mọc.
Trong tác phẩm này, ngọn núi Fuji được đặt dưới góc nhìn từ biển cả cùng với một ngọn sóng khổng lồ cuộn lên chiếm lấy cả khung hình, nó khiến ngọn núi và bộ ba chiếc thuyền gỗ trở nên nhỏ bé hơn, đồng thời khơi gợi nguồn cảm hứng cho tựa đề của tác phẩm The Great Wave.
The Great Wave off Kanagawa là tác phẩm miêu tả ngọn sóng nổi bật nhất của ông, tuy nhiên đây không phải lần duy nhất Hokusai thử nghiệm với motif này. Trên thực tế, ông đã tạo ra ba tác phẩm tương tự trong khoảng thời điểm đó, cho phép người xem chiêm ngưỡng những phiên bản cải tiến khác nhau.
The Great Wave được sáng tác vào khoảng năm 1830, trong bối cảnh nước Nhật đóng cửa biên giới vì lo sợ những tác động của những thế lực đe dọa từ nước ngoài. Mặc dù đã khóa chặt mọi giao thương, nỗi sợ những cuộc xâm lăng từ đường biển vẫn tồn tại và ám ảnh Nhật Bản suốt hơn 200 năm. Không nằm ngoài ảnh hưởng của thời đại, tác phẩm tiềm ẩn một cảm giác căng thẳng thể hiện qua sự dữ dội và bất định của biển cả. Trái ngược với cơn thịnh nộ của thiên nhiên, hình ảnh núi Phú Sĩ hiện lên với một vẻ bình thản, thanh tịnh, tượng trưng cho sức mạnh bền bỉ, kiên cường của cả đất nước. Giữa hai trạng thái thiên nhiên đối nghịch ấy là sự xuất hiện những kiếp người mong manh, nhỏ bé, bám víu trên những con thuyền đang chao đảo giữa cơn sóng lớn và chờ đợi sự định đoạt cuối cùng của tự nhiên.
Nhìn sâu vào đường nét, ta thấy phần ngọn sóng được mô tả bằng những đường cong sắc nét, gợi hình dung về những móng vuốt đầy đe dọa đang sẵn sàng đâm thẳng xuống mặt nước, nuốt trọn lấy chiếc thuyền nhỏ bé của ngư dân. Bố cục của tác phẩm cũng không đối xứng, với con sóng chiếm gần như toàn bộ khung hình, khuếch đại sự nguy hiểm và đem lại cảm giác về sự chuyển động, căng thẳng. Sự bao trùm của những tông màu lạnh khiến cảnh vật càng thêm lạnh lẽo.
The Great Wave nằm trong chùm tranh "36 cảnh núi Phú Sĩ", được tạo nên bởi kĩ thuật khắc in gỗ ukiyo-e. Tác phẩm gây được tiếng vang lớn không chỉ trong phạm vi Nhật Bản mà còn lan tỏa đến khắp thế giới bởi vẻ đẹp và ảnh hưởng thời đại bên trong nó.
Tổng hợp nhiều nguồn.
Dưới đây, là một bài viết về tác phẩm
The great wave (1830) - Katsushika Hokushai
Hình ảnh tràn đầy năng lượng và ấn tượng The Great Wave (Kanagawa Oki Nami Ura) là tác phẩm nổi tiếng nhất của họa sĩ Nhật Bản Hokusai Katsushika (1760-1849), một trong những nhà làm phim, họa sĩ và họa sĩ vẽ tranh lớn nhất Nhật Bản. The Great Wave đã được tạo ra xung quanh 1831 như là một phần của một loạt các bản in khắc gỗ được gọi là ba mươi sáu điểm của núi Phú Sĩ (Fugaku Sanju-roku Kei).
The Great Wave là tác phẩm thành công nhất trong sự nghiệp của Katsushika Hokusai, và cũng là một trong những biểu tượng cho hội họa Nhật Bản. Bức tranh khắc họa cơn giông bão dữ dội trên một vùng biển gần núi Phú Sĩ - ngọn núi linh thiêng của đất nước mặt trời mọc.
Trong tác phẩm này, ngọn núi Fuji được đặt dưới góc nhìn từ biển cả cùng với một ngọn sóng khổng lồ cuộn lên chiếm lấy cả khung hình, nó khiến ngọn núi và bộ ba chiếc thuyền gỗ trở nên nhỏ bé hơn, đồng thời khơi gợi nguồn cảm hứng cho tựa đề của tác phẩm The Great Wave.
The Great Wave off Kanagawa là tác phẩm miêu tả ngọn sóng nổi bật nhất của ông, tuy nhiên đây không phải lần duy nhất Hokusai thử nghiệm với motif này. Trên thực tế, ông đã tạo ra ba tác phẩm tương tự trong khoảng thời điểm đó, cho phép người xem chiêm ngưỡng những phiên bản cải tiến khác nhau.
The Great Wave được sáng tác vào khoảng năm 1830, trong bối cảnh nước Nhật đóng cửa biên giới vì lo sợ những tác động của những thế lực đe dọa từ nước ngoài. Mặc dù đã khóa chặt mọi giao thương, nỗi sợ những cuộc xâm lăng từ đường biển vẫn tồn tại và ám ảnh Nhật Bản suốt hơn 200 năm. Không nằm ngoài ảnh hưởng của thời đại, tác phẩm tiềm ẩn một cảm giác căng thẳng thể hiện qua sự dữ dội và bất định của biển cả. Trái ngược với cơn thịnh nộ của thiên nhiên, hình ảnh núi Phú Sĩ hiện lên với một vẻ bình thản, thanh tịnh, tượng trưng cho sức mạnh bền bỉ, kiên cường của cả đất nước. Giữa hai trạng thái thiên nhiên đối nghịch ấy là sự xuất hiện những kiếp người mong manh, nhỏ bé, bám víu trên những con thuyền đang chao đảo giữa cơn sóng lớn và chờ đợi sự định đoạt cuối cùng của tự nhiên.
Nhìn sâu vào đường nét, ta thấy phần ngọn sóng được mô tả bằng những đường cong sắc nét, gợi hình dung về những móng vuốt đầy đe dọa đang sẵn sàng đâm thẳng xuống mặt nước, nuốt trọn lấy chiếc thuyền nhỏ bé của ngư dân. Bố cục của tác phẩm cũng không đối xứng, với con sóng chiếm gần như toàn bộ khung hình, khuếch đại sự nguy hiểm và đem lại cảm giác về sự chuyển động, căng thẳng. Sự bao trùm của những tông màu lạnh khiến cảnh vật càng thêm lạnh lẽo.
The Great Wave nằm trong chùm tranh "36 cảnh núi Phú Sĩ", được tạo nên bởi kĩ thuật khắc in gỗ ukiyo-e. Tác phẩm gây được tiếng vang lớn không chỉ trong phạm vi Nhật Bản mà còn lan tỏa đến khắp thế giới bởi vẻ đẹp và ảnh hưởng thời đại bên trong nó.
Tổng hợp nhiều nguồn.