Thế giới số có “Sạch” không?

dailuong

New member
Xu
0
CNTT phát triển đem đến nhiều tiện ích, nhưng cũng gây ra nhiều phiền toái. Để hạn chế điều này, theo ý kiến của ông Nguyễn Tuấn Hoa, chuyên gia CNTT, nhân tố chủ yếu chính là bản ngã, trình độ văn hóa, ý thức của mỗi người
Rác của thế giới số


Trong thập niên 1990, cả thế giới hưởng ứng lời kêu gọi “Hãy xây dựng những văn phòng không giấy tờ!”. Người ta đã chán ngấy hàng đống tài liệu cao ngút đầu chồng chất trong các văn phòng nên khi có cơ hội số hóa, tất cả đều hăng hái xây dựng và phát triển văn phòng không giấy tờ với mạng máy tính nội bộ, gọn nhẹ, sạch sẽ, văn minh. Bước vào thế giới số, mọi người đều nghĩ từ nay sẽ thoát khỏi cảnh lút đầu giữa các đống hồ sơ, không cần giấy nữa nên các cánh rừng vốn dùng làm nguyên liệu sản xuất giấy không bị chặt phá, bầu không khí trong lành hơn.Thế nhưng, thực tế không phải vậy!

b1004-65a.jpg

Khi Internet đã trở thành bầu không khí thứ hai mà con người hít thở, khi máy tính, máy in, máy quét hình, máy ảnh, điện thoại di động, UPS, máy chơi games… được sử dụng phổ biến để làm việc và giải trí thì người ta mới nhận ra thế giới số không sạch. Hàng năm có đến hàng tỷ thiết bị số được sản xuất và tiêu thụ trên toàn cầu. Khi những thứ này hết hạn sử dụng, bị hư hỏng, biến thành rác thì đây là một núi rác khổng lồ, một thứ rác không thân thiện với môi trường vì nhiều chi tiết rất khó phân hủy tự nhiên dù có mất đến hàng trăm năm.

Và cả rác tinh thần

Ngoài thứ rác hữu hình này thế giới số còn đẻ ra một loại rác vô hình ghê gớm gây nguy hại cho môi trường xã hội còn lớn hơn. Ta có thể gọi đó là “rác văn hóa”, gồm các loại virus, sâu máy tính, mã độc, phần mềm gián điệp, phá hoại, là các thư rác, quảng cáo cưỡng bức… Những thứ này gây biết bao phiền toái: Nặng thì phá hủy hệ thống, làm mất dữ liệu, làm tê liệt các hoạt động; Nhẹ thì gây nghẽn mạch, trì trệ hay ít nhất cũng gây bực bội nơi người sử dụng. Theo thống kê của Trung tâm An ninh Mạng (BKIS), trong năm 2009 có trên 64 triệu lượt máy tính ở Việt Nam bị các loại rác vô hình tấn công. Nếu tính thiệt hại gây ra về mọi mặt: Tổn thất do đình trệ hệ thống, chi phí phục hồi hệ thống, tổn thất về thời gian… thì giá trị thiệt hại lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Đó là chỉ nói riêng Việt Nam, nếu tổng hợp được số liệu về số lượt máy tính bị virus, hacker tấn công trên phạm vi toàn cầu thì giá trị thiệt hại còn lớn hơn rất nhiều. Sự nguy hại do rác vô hình gây ra tác động theo 2 hướng: Gây ra các tổn hại về vật chất và tổn hại về tinh thần, trong đó làm băng hoại tinh thần xã hội mới là điều tệ hại hơn cả.

Nhờ chuyển sang thế giới số mà loài người có cơ hội nâng tầm văn minh với đích đến là kinh tế tri thức, ở đó, yếu tố tri thức trong mỗi sản phẩm mang giá trị cao nhất. Đích đó rồi sẽ đạt được, nhưng không dễ dàng. Thách thức không nằm trong các giải pháp mà nằm trong chính bản ngã của mỗi con người, nằm trong trình độ văn hóa đích thực của mỗi người. Không thể chấp nhận một xã hội phát triển ở trình độ văn minh cao mà lại đầy rẫy những loại rác vô hình như trong giai đoạn khởi đầu kỷ nguyên số hóa hiện nay.

pcworld.com
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top