Thế giới nghệ thuật thơ Đinh Hùng

  • Thread starter Thread starter Cua Ta
  • Ngày gửi Ngày gửi

Cua Ta

New member
MỞ ĐẦU
[h=2][/h][h=2]1. Lý do chọn đề tài[/h]Ông luôn được nhắc đến cùng tên tuổi các nhà thơ tượng trưng Việt Nam trong Phong trào Thơ mới (1932-1945). Với háo hức hướng về nguồn thơ tượng trưng, Đinh Hùng tạo nên một sắc thái đặc biệt.
Sau thời gian dài gần như bị lãng quên, một số độc giả và nhà nghiên cứu, phê bình gần như yên lặng về sự nghiệp thi ca của ông, thơ Đinh Hùng đã có chỗ đứng xứng đáng của mình. Ông đã được nhiều độc giả đón nhận, đó cũng là một thuận lợi để chúng tôi tìm tòi, hiểu sâu hơn về thơ Đinh Hùng.
Thơ Đinh Hùng được những bài viết, đề tài nghiên cứu khoa học khai thác ở phương diện nội dung. Riêng vấn đề thế giới nghệ thuật trong thơ ông vẫn còn bỏ ngỏ. Đây là thử thách và sức hấp dẫn cho chúng tôi khi chọn đề tài “Thế giới nghệ thuật thơ Đinh Hùng”.
Chúng tôi nghiên cứu thế giới nghệ thuật thơ Đinh Hùng dưới góc độ thi pháp học và hy vọng đề tài sẽ có đóng góp khoa học trong quá trình tiếp nhận thơ của ông.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đinh Hùng là nhà thơ tượng trưng để lại dấu ấn thi pháp rõ nét cho thể loại. Tuy nhiên, cho đến hôm nay, vẫn chưa có các công trình nghiên cứu một cách toàn diện về thơ ông. Dù vậy, đóng góp của Đinh Hùng đã được các nhà phê bình, nghiên cứu nhắc đến khi đề cập đến Phong trào Thơ mới ở giai đoạn hậu kỳ.
2.1. Những tư liệu đề cập đến ảnh hưởng chủ nghĩa tượng trưng trong Phong trào Thơ mới
Hoài Thanh, Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam (1998), chuyên luận Văn học hiện đại - Văn học Việt Nam giao lưu, gặp gỡ (1994), Trần Thị Mai Nhi, Trần Huyền Sâm trong “Ảnh hưởng của thơ tượng trưng Pháp đối với Phong trào Thơ mới Việt Nam” (1932-1945) (Tạp chí Văn học, số 12.2001), Nguyễn Đăng Điệp trong Vọng từ con chữ (2003), Phan Cự Đệ trong “75 năm - một chặng đường nhìn lạiđã nhận định: trong qúa trình giao lưu văn học nước ngoài, các nhà thơ trong Phong trào Thơ mới (1932-1945) đã chịu ảnh hưởng của thơ ca Pháp, trong đó, có thơ tượng trưng là một thực tế. Các tác giả thơ tượng trưng của Pháp như Charles Baudelaire, Arthur Rimbaud,… đã để lại dấu ấn trong sáng tác của các nhà Thơ mới một cách sâu đậm.
2.2. Những bài viết về Đinh Hùng
Tuy vẫn chưa có các bài viết, công trình nghiên cứu một cách toàn diện về thơ ông nhưng những bài viết, nghiên cứu về Đinh Hùng đều khẳng định ông là nhà thơ mang dấu ấn tượng trưng trong hậu kỳ của Phong trào Thơ mới. Trong đó có những bài viết tiêu biểu :
Tạ Tỵ trong Đinh Hùng với cơn mê trường dạ, viết rằng:Đinh Hùng, con người kỳ lạ xuất hiện trên thi đàn Việt Nam với vóc dáng quái dị của ngôn ngữ làm mê hoặc người yêu thơ.
Đinh Hùng đi vào thi ca với những ước mơ kỳ lạ và suy nghĩ về cõi vô thức. Tiếng thơ của Đinh Hùng không thuộc về thứ tình cảm chung chung, mà toát ra tự ngôn ngữ làn ánh sáng diễm ảo. Đinh Hùng tự mình tạo nên sắc thái đặc biệt, rất đặc biệt.
Cõi nhân gian mà Đinh Hùng vọng tưởng là tiếng nói hoang sơ của thời tiền sử. Nó là thiêng liêng cao cả của một khung trời nguyên thuỷ với sự hiện diện của con người Mộng Ảo đi suốt một hành lang cô liêu. Dòng thơ của Đinh Hùng đi từ sự mê hoặc của tâm linh vượt đến cõi ý thức của thân phận qua thi phẩm Mê hồn ca rồi ném mình theo Đường vào tình sử” [58].
Đỗ Lai Thúy, trong “Đinh Hùng, người kiến trúc chiêm bao” (sách Con mắt thơ, NXB Giáo dục, 1998) viết: “cái triết luận kiểu “tài mệnh tương đố”, “hồng nhan bạc phận” không có gì mới, là một khuôn mẫu tư tưởng Á Đông, nhưng ở Đinh Hùng nó được bộc lộ với một sức mạnh đặc biệt, kỳ dị. Và điều quan trọng hơn là ứng xử triết học và thẩm mỹ của nhà thơ khi đối mặt với nó. Có lẽ, đây là điểm xuất phát để Đinh Hùng đi tìm một thế giới khác, thế giới của cái vĩnh cửu”. “Ở Đinh Hùng là sự xung đột giữa cái thiên nhiên và cái xã hội. Bởi vậy, vấn đề được đặt ra ở tầm cao hơn: xung đột giữa thiên nhiên và văn hóa”.
Đặng Tiến với “Thi giới Đinh Hùng” (sách Thơ - Thi pháp và chân dung, NXB Phụ nữ, 2009) đã phát hiện : “Đinh Hùng làm thơ và nổi tiếng từ thời tiền chiến; thời đó, thơ ông đã đạt tới một vóc dáng đặc biệt, chứng tỏ khả năng sáng tạo độc đáo, dựng được một thế giới thi ca mới mẻ”.
“Cuối năm 1946, Đinh Hùng đã tham gia vào nhóm Dạ Đài cùng với Trần Dần, Vũ Hoàng Địch, Trần Mai Châu cùng ra bản Tuyên ngôn của trường phái thơ Tượng trưng, trên báo Dạ Đài, chỉ ra được một số, ngày 16-11-1946, vì chiến tranh”.
“So với các nhà thơ tiền chiến, nghệ thuật cấu tứ và tạo hình của Đinh Hùng vượt rất xa, đã dựng được một thế giới thi ca thuần nhất,... so với các nhà thơ tự do còn đang dò dẫm, thơ Đinh Hùng là một thi giới đã trưởng thành, một năng lực sáng tạo vượt khỏi thực tại”.
2.3.Tư liệu về thế giới nghệ thuật
Về lý thuyết thế giới nghệ thuật, chúng tôi tham khảo công trình Thi pháp học của nhà nghiên cứu Trần Đình Sử.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là hai tập thơ Đường vào tình sửMê hồn ca. Tập Đường vào tình sử do Nam Chi Tùng Thư, Sài Gòn xuất bản năm 1961, tập Mê hồn ca được in trong Thơ mới 1932-1945 (Lại Nguyên Ân tuyển chọn), NXB Văn học, 2004.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có so sánh với quan niệm và một số tác phẩm cùng thể loại của nhóm Xuân Thu nhã tập, Dạ Đài.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu cụ thể là thế giới nghệ thuật thơ Đinh Hùng, ở hai phương diện nội dung và hình thức tác phẩm.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp cơ bản sau đây:
Chúng tôi vận dụng lý thuyết thi pháp học và phong cách học như là phương pháp chính để tiếp cận đề tài.
Ngoài ra, để thống kê, đối lập, xét tần suất và hệ thống vấn đề, chúng tôi còn vận dụng các phương pháp sau:

  • Phương pháp phân tích - tổng hợp;
  • Phương pháp so sánh - đối chiếu;
  • Phương pháp thống kê - phân loại;
  • Phương pháp hệ thống - cấu trúc.
Với những phương pháp này, sẽ giúp chúng tôi có cái nhìn khái quát, đặt đối tượng trong một chỉnh thể thống nhất của quá trình tìm hiểu, phân tích, đánh giá vấn đề nhằm nắm bắt, định hình, thể hiện được những nét nổi bật trong thế giới nghệ thuật thơ Đinh Hùng.
5. Đóng góp của luận văn
Nghiên cứu “Thế giới nghệ thuật thơ Đinh Hùng”, chúng tôi đưa ra một cách giải mã thi giới nghệ thuật của nhà thơ Đinh Hùng. Đồng thời, chúng tôi khám phá những cách tân, sáng tạo độc đáo có “tính hiện đại” và giá trị triết lý trong Mê hồn ca, Đường vào tình sử góp phần làm nên phong cách thơ Đinh Hùng.
Bên cạnh đó, chúng tôi góp thêm một tiếng nói nhằm minh định giá trị thơ của Đinh Hùng trong nền thi ca hiện đại mà nó đã được định hình trên thi đàn.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn chúng tôi được chia thành các chương sau:
Chương 1 : Tư duy thơ, quan niệm thơ và hành trình thơ Đinh Hùng
Chương 2 : Thế giới nghệ thuật thơ Đinh Hùng - nhìn từ nội dung
trữ trình
Chương 3 : Thế giới nghệ thuật thơ Đinh Hùng - nhìn từ phương thức
trữ tình
 

VnKienthuc lúc này

Không có thành viên trực tuyến.

Định hướng

Diễn đàn VnKienthuc.com là nơi thảo luận và chia sẻ về mọi kiến thức hữu ích trong học tập và cuộc sống, khởi nghiệp, kinh doanh,...
Top