Thời điểm này, các THPT đều đang chạy "nước rút" để ôn thi 6 môn tốt nghiệp, tuy nhiên, vướng quy định không được cắt xén chương trình học để ôn thi, nhiều trường tìm cách "lách luật" bằng cách dạy sớm, dạy thêm buổi tối...
Sau khi nhận thông tin 6 môn thi tốt nghiệp năm nay có hai môn "nặng" học thuộc là Lịch sử và Địa lý, nhiều THPT ở Hà Nội tìm cách "xoay sở" thời gian ôn tập cho học sinh trên lớp, trong bối cảnh vướng quy định của Bộ GD-ĐT là phải học đủ 37 tuần, không được cắt xén chương trình học.
Học cả tối để ôn thi tốt nghiệp
Chưa dạy đủ 37 tuần nên nhiều trường chưa thể kết thúc chương trình để tập trung ôn luyện 6 môn thi tốt nghiệp, vì thế, đến thời điểm này, nhiều nơi phải bố trí học thêm vào buổi chiều, tối.
Ông Kiều Trung Tiến, Hiệu trưởng THPT Nguyễn Trãi, quận Ba Đình, Hà Nội, cho biết, trường vẫn đang học theo chương trình bình thường, số tiết để học 6 môn thi tốt nghiệp vẫn chưa được tăng, thầy trò hiện chỉ ôn tập theo khung chương trình giới hạn bằng số tiết quy định từ đầu năm học.
“Chúng tôi cũng muốn có nhiều thời gian cho học sinh ôn tập hơn nhưng vẫn phải thực hiện đúng kế hoạch Bộ quy định. Đến 17/5 chúng tôi mới kết thúc chương trình học và tập trung ôn tập những môn thi tốt nghiệp. Riêng với học sinh yếu kém, trường phải mở các lớp phụ đạo vào buổi chiều hoặc tối”, ông Tiến bày tỏ.
Học sinh vừa hoàn thành chương trình trên lớp, vừa ôn thi tốt nghiệp. Ảnh minh họa:
Ông Đại cũng cho biết, đa số học sinh lơ là hai môn Sử, Địa từ đầu năm nên bây giờ nhà trường phải bố trí học thêm vào buổi chiều để củng cố kiến thức và dạy học sinh cách học, cách làm bài thi. "Năm ngoái, 50% học sinh trong trường đạt loại khá giỏi. Để đạt được chỉ tiêu này trong năm nay, chúng tôi phải cố gắng nhiều vì lượng kiến thức hai môn Sử, Địa khá nặng, thời gian ôn thi thì hạn chế", ông Đại lo lắng.
Cùng chung những khó khăn trên, ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng THPT Nhân Chính, đề xuất Bộ GD-ĐT nên điều chỉnh lại chương trình học, phân phối hợp lý hơn để đến khi có 6 môn thi tốt nghiệp, học sinh được tập trung hơn vào ôn tập. "Để thuận lợi hơn cho người học, người dạy, Bộ GD-ĐT nên có cách bố trí giờ dạy, phân phối chương trình như thế nào đó để chúng tôi (nhà trường, giáo viên - pv) và học sinh vừa đảm bảo chương trình, vừa có thời gian ôn thi tốt nghiệp".
Lách luật bằng cách học sớm
Để dạy đủ số tuần Bộ GD-ĐT quy định mà vẫn dành được nhiều thời gian cho học sinh lớp 12 ôn tập tốt nghiệp, một số THPT dân lập đã tổ chức học trước ngày khai giảng một tháng và tăng tiết ngay từ đầu năm học. Do đó, đến nay, nhiều trường đã dồn thời gian ôn luyện 6 môn thi tốt nghiệp.
THPT Nguyễn Trãi, quận Ba Đình, kết thúc chương trình từ ngày 30/3, hai tháng còn lại, thầy và trò trường này chỉ tập trung ôn 6 môn thi tốt nghiệp. Theo ông Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng THPT Đinh Tiên Hoàng, quận Ba Đình, Hà Nội, trường bắt đầu năm học sớm hơn quy định một tháng và dạy tăng tiết tất cả các môn ngay từ đầu nên đến nay đã hoàn thành 37 tuần theo đúng quy định.
Cũng với cách trên, THPT dân lập Vạn Xuân, quận Long Biên, cũng đã hoàn thành chương trình học cho khối 12. “Ngoài việc học sớm một tháng, mỗi tuần chúng tôi cho học sinh học thêm 8 tiết nên đến nay đã có thể kết thúc chương trình, tập trung thời gian cho ôn thi tốt nghiệp”, ông Tôn Tích Long, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết.
Ông Nguyễn Thành Kỳ, Trưởng phòng THPT, Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết, theo kế hoạch của Bộ, các trường kết thúc môn học trước khi thi tốt nghiệp chứ không quy định rõ ngày nào phải kết thúc nhưng phải dạy đủ 37 tuần.
Theo ông Kỳ, thời gian ôn tập các môn thi tốt nghiệp cũng cần thiết nhưng không thể làm trái quy định. "Để các em ôn luyện hiệu quả, thi đạt chất lượng cao, điều quan trọng các trường phải phân loại học sinh và lên kế hoạch bồi dưỡng những em có học lực yếu kém. Còn những trường dạy trước ngày khai giảng quá sớm và dạy dồn tiết từ trong năm như vậy là sai quy định. Chúng tôi đã nhắc nhở nhưng một số trường vẫn cố tình làm".
Theo Đất việt.
Sau khi nhận thông tin 6 môn thi tốt nghiệp năm nay có hai môn "nặng" học thuộc là Lịch sử và Địa lý, nhiều THPT ở Hà Nội tìm cách "xoay sở" thời gian ôn tập cho học sinh trên lớp, trong bối cảnh vướng quy định của Bộ GD-ĐT là phải học đủ 37 tuần, không được cắt xén chương trình học.
Học cả tối để ôn thi tốt nghiệp
Chưa dạy đủ 37 tuần nên nhiều trường chưa thể kết thúc chương trình để tập trung ôn luyện 6 môn thi tốt nghiệp, vì thế, đến thời điểm này, nhiều nơi phải bố trí học thêm vào buổi chiều, tối.
Ông Kiều Trung Tiến, Hiệu trưởng THPT Nguyễn Trãi, quận Ba Đình, Hà Nội, cho biết, trường vẫn đang học theo chương trình bình thường, số tiết để học 6 môn thi tốt nghiệp vẫn chưa được tăng, thầy trò hiện chỉ ôn tập theo khung chương trình giới hạn bằng số tiết quy định từ đầu năm học.
“Chúng tôi cũng muốn có nhiều thời gian cho học sinh ôn tập hơn nhưng vẫn phải thực hiện đúng kế hoạch Bộ quy định. Đến 17/5 chúng tôi mới kết thúc chương trình học và tập trung ôn tập những môn thi tốt nghiệp. Riêng với học sinh yếu kém, trường phải mở các lớp phụ đạo vào buổi chiều hoặc tối”, ông Tiến bày tỏ.
Học sinh vừa hoàn thành chương trình trên lớp, vừa ôn thi tốt nghiệp. Ảnh minh họa:
Như Ý Đồng cảnh ngộ, thầy trò THPT Nguyễn Gia Thiều, quận Long Biên, cũng đang loay hoay ôn tập 6 môn thi tốt nghiệp trên giờ học chính. Theo ông Đặng Đình Đại, Hiệu trưởng nhà trường, để thực hiện đúng theo quy định của Bộ GD-ĐT, thầy trò trong trường gặp rất nhiều khó khăn, nhất là mặt tâm lý giáo viên, học sinh. "Không chỉ học sinh muốn kết thúc chương trình mà cả giáo viên cũng muốn. Với các môn không thi tốt nghiệp, học sinh thường chểnh mảng, chống đối nên khiến thầy cô dạy những môn này cũng gặp sức ép vê mặt tâm lý", ông Đại chia sẻ.
Cùng chung những khó khăn trên, ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng THPT Nhân Chính, đề xuất Bộ GD-ĐT nên điều chỉnh lại chương trình học, phân phối hợp lý hơn để đến khi có 6 môn thi tốt nghiệp, học sinh được tập trung hơn vào ôn tập. "Để thuận lợi hơn cho người học, người dạy, Bộ GD-ĐT nên có cách bố trí giờ dạy, phân phối chương trình như thế nào đó để chúng tôi (nhà trường, giáo viên - pv) và học sinh vừa đảm bảo chương trình, vừa có thời gian ôn thi tốt nghiệp".
Lách luật bằng cách học sớm
Để dạy đủ số tuần Bộ GD-ĐT quy định mà vẫn dành được nhiều thời gian cho học sinh lớp 12 ôn tập tốt nghiệp, một số THPT dân lập đã tổ chức học trước ngày khai giảng một tháng và tăng tiết ngay từ đầu năm học. Do đó, đến nay, nhiều trường đã dồn thời gian ôn luyện 6 môn thi tốt nghiệp.
THPT Nguyễn Trãi, quận Ba Đình, kết thúc chương trình từ ngày 30/3, hai tháng còn lại, thầy và trò trường này chỉ tập trung ôn 6 môn thi tốt nghiệp. Theo ông Nguyễn Tùng Lâm, Hiệu trưởng THPT Đinh Tiên Hoàng, quận Ba Đình, Hà Nội, trường bắt đầu năm học sớm hơn quy định một tháng và dạy tăng tiết tất cả các môn ngay từ đầu nên đến nay đã hoàn thành 37 tuần theo đúng quy định.
Cũng với cách trên, THPT dân lập Vạn Xuân, quận Long Biên, cũng đã hoàn thành chương trình học cho khối 12. “Ngoài việc học sớm một tháng, mỗi tuần chúng tôi cho học sinh học thêm 8 tiết nên đến nay đã có thể kết thúc chương trình, tập trung thời gian cho ôn thi tốt nghiệp”, ông Tôn Tích Long, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết.
Ông Nguyễn Thành Kỳ, Trưởng phòng THPT, Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết, theo kế hoạch của Bộ, các trường kết thúc môn học trước khi thi tốt nghiệp chứ không quy định rõ ngày nào phải kết thúc nhưng phải dạy đủ 37 tuần.
Theo ông Kỳ, thời gian ôn tập các môn thi tốt nghiệp cũng cần thiết nhưng không thể làm trái quy định. "Để các em ôn luyện hiệu quả, thi đạt chất lượng cao, điều quan trọng các trường phải phân loại học sinh và lên kế hoạch bồi dưỡng những em có học lực yếu kém. Còn những trường dạy trước ngày khai giảng quá sớm và dạy dồn tiết từ trong năm như vậy là sai quy định. Chúng tôi đã nhắc nhở nhưng một số trường vẫn cố tình làm".
Theo Đất việt.