gioidinhhue
New member
- Xu
- 0
Thay đổi quan niệm, thói quen, suy nghĩ và vận mệnh
Viết bởi Tuệ Minh
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Một con người biết thay đổi vận mệnh là biết ngay lập tức ra sức thay đổi quan niệm, thói quen, suy nghĩ, chí thành làm thiện, nhất tâm niệm Phật là trợ duyên lớn bổ sung cho việc làm này, cuối cùng có thể phá được trói buộc nghiệp cảm của kiếp trước và mở đầu một cuộc sống mới nhất cho tương lai, thành một người xây dựng vận mệnh đúng đắn nhất. Khiến cho vận mệnh vốn có được thay đổi, dần dần phước đức trí huệ tăng trưởng và đạt đến quả vị thánh hiền, cảnh giới hoàn hảo đạo đức chí thiện.Người xưa nói rằng: “con người không phải thánh hiền làm sao không lỗi? Biết lỗi mà sửa là điều thiện lớn nhất”. Đó là khích lệ những người có ý chí sửa lỗi hướng thiện và thay đổi vận mệnh, đối với những sai lầm đã qua không nên nản lòng lùi bước.
Trong cuộc sống gặp phải những điều không tốt cũng đừng oán trời trách người, điều quan trọng là phải kịp thời thay đổi quan niệm, thói quen, suy nghĩ, cố gắng làm thiện mà không hẹn hò dây dưa, đó không những là điều thiện rất lớn mà còn có khả năng thay đổi vận mệnh. Nếu chúng ta biết được ý nghĩa chói lọi của sanh mạng ở nơi tìm cầu chân lý hoàn hảo chí thiện, tất cả những phẩm đức tu dưỡng tốt và các việc làm lợi ích cho người khác. Tu tập những phẩm chất tốt chẳng qua chỉ là khơi dậy bản tính thanh tịnh bất sanh bất diệt vốn có, cố gắng đoạn trừ và phòng ngừa những tập tánh không tốt ở đời này và đời trước.
Cách nhìn của Phật giáo đối quan niệm vận mệnh là ăn sâu và bao khắp “nhân quả báo ứng như bóng theo hình”, “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”, “muốn biết nhân đời trước, thì xem quả đời này, muốn biết quả đời sau thì nhìn vào hành động tạo tác của hiện tại”. Nguyên tắc và ý nghĩa của bài kệ là suy đoán nhân quả vận mệnh của Phật giáo. Lý nhân duyên quả trình bày nhân quả vận mệnh của con người, nhưng từ lý và nguyên tắc của nhân duyên quả đi sâu vào quan sát và tìm hiểu, Phật giáo không phải là “định mệnh luận”. Phật giáo chủ trương vận mệnh có thể cải đổi. Phương pháp cải thiện là lợi dụng những trợ duyên đang có mà cố gắng làm thiện, nếu biết rõ phương pháp tu trì, như lý như pháp mà làm, tinh cần ở việc làm lớn “chuyển duyên, thiện duyên” thì tất cả vận mệnh của con người đều nằm trong tầm tay của chúng ta. Phàm người lập chí sang tạo vận mệnh thì ngay trong đời này có thể thay đổi nghiệp quả dần dần, nhưng cái nhân tu trì sẽ mở đầu cuộc sống mới cho tương lai. Thậm chí “chuyển phàm thành thánh”, “chuyển biến nghiệp quả” (chuyển nghèo thành giàu, chuyển tiện thành sang, chuyển yểu thành thọ) “phá mê khai ngộ” (chuyển ngu thành trí, chuyển độn căn thành lợi căn) tất cả những mong cầu của người học Phật dần dần sẽ thành tựu.
Tất cả những quả báo gặp phải trong cuộc sống chúng ta dựa theo lý nhân quả của Phật pháp mà nhìn, tất cả quả báo là do “nghiệp nhân quá khứ” cộng thêm “nghiệp duyên hiện tại”sẽ thành “quả báo hiện tại”. Thông thường mà nói, nhân vốn có ở quá khứ (đã tạo thành sự thật rồi) thì khó mà thay đổi nhưng quả báo của vị lai chúng ta có thể như lý như pháp mà cải đổi, mấu chốt của chuyển biến này là chuyển biến “duyên hiện tại” mà chuyển biến duyên hiện tại tức là thay đổi hai duyên nội ngoại, cái gọi là hai duyên nội ngoại tức “nội Ý nghiệp”, ”ngoại Thân Khẩu nghiệp”, nếu ba nghiệp nội ngoại thân khẩu ý đã được thay đổi thì quả báo hiện tại sẽ dần dần được thay đổi. Chúng ta đã hiểu rõ lý này, nếu có thể như lý như pháp mà thực hành thì tất cả quả báo vận mệnh nằm ở trong tay ta. Tiến bộ của người học Phật là xem xét phiền não, tập khí của mình có giảm bớt hay không? Trí huệ có tăng trưởng hay không? Xử lý sự việc có đúng đắn hay không? Có cái nhìn xa trông rộng cho tương lai hay không? Đó tức là trí huệ và cũng là chổ quay về y theo đó tu hành sửa đổi cho chính mình về sau.
Người học Phật muốn thay đổi vận mệnh thì quan trọng nhất là lấy Tam huệ văn tư tu lại thay đổi quan niệm mà đi vào trung đạo thanh tịnh của tri kiến Phật, cho nên phẩm Phương Tiện thứ hai của kinh Pháp Hoa nói rằng “chư Phật Thế Tôn chỉ vì muốn chúng sanh khai ngộ tri kiến thanh tịnh của Phật mà hiện ra thế gian”. Thứ đến người học Phật lấy Tam vô lậu học Giới định huệ lại thay đổi thói quen, quyển thứ 9 Thành Duy Thức Luận nói: “nhị chướng chủng tử, lập thô trọng danh”ý nói: phiền não và hai sở tri chướng từ vô thỉ đến nay là chủng tử huân tập đeo đuổi con người, nấp trong tám thức làm cho tâm ta cứng cỏi khó điều phục nên gọi là “thô trọng”. Lúc hai chủng tử này hiện hành sẽ sanh ra các phiền não tham,… che mờ tâm vương, chướng ngại trí tuệ bát nhã làm cho không sanh khởi cho nên gọi là ”nhị chướng”. Cái gọi là tập khí phiền não tức là hai chủng tử chướng này. Vì thế chúng ta học Phật muốn thay đổi vận mệnh nên lấy tu trì của Tam học lại đoạn trừ phiền não tập khí. Phật nghĩa là giác, giác tức là lấy nội quán làm chủ “trở về lắng nghe tự tánh của chính mình, tự tánh là đạo vô thượng” cũng là “trở về quán sát tâm mình” vậy.
Do vậy người học Phật muốn cải đổi nhân quả vận mệnh cũng cần nội quán tịnh niệm thay đổi tâm niệm bất thiện, trở về với tâm thanh tịnh vốn có.
Ở trên đã nói “lấy Tam huệ thay đổi quan niệm”, “lấy Tam học thay đổi thói quen”, “lấy Nội quán tịnh niệm thay đổi suy nghĩ”, ba điều này cũng là công phu của “sửa lỗi tu đức”, “nhất tâm sám hối”. Lấy tâm thành khẩn hành các thiện nghiệp làm trợ duyên. Thiện nghiệp tức là tâm niệm thanh tịnh làm tất cả những việc lợi ích chúng sanh. Đó không chỉ làm cho tâm Từ phát khởi (tức bồ đề tâm) mà còn tích lũy công đức vô lượng vô biên là nhu cầu tất yếu để thành Phật và tạo thành tinh thần đại nguyện “phấn đấu không ngừng” là yếu tố để thành Phật quả vậy. Cuối cùng lấy nhất tâm niệm phật làm thanh tịnh các tạp nhiễm, tiêu trừ tất cả những ác nghiệp chướng ngại của vô lượng kiếp trong tương lai, làm cho quả lành sớm được thành thục, nhân quả nghiệp báo sẽ được thay đổi.
Nói chung, cố ý phá trừ ràng buộc nghiệp cảm của kiếp trước bắt đầu cuộc sống mới cho tương lai là người xây dựng đời sống chánh đáng.. Sau khi hiểu được lý nhân duyên quả, có thể “lấy Tam huệ thay đổi quan niệm”, “lấy Tam học thay đổi tập khí”, “lấy nội quán tịnh niệm thay đổi suy nghĩ”, “chí thành làm thiện“, “nhất tâm niệm Phật”… thay đổi nhân quả vận mệnh. Người học Phật nếu đúng như vậy mà làm dần dần sẽ tạo thành vận mệnh tốt.
Như Nguyện dịch
Thích Tùng Từ biên soạn (Theo PTVN)
https://gdptduchoa.com/showthread.php?t=1860
Viết bởi Tuệ Minh
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Một con người biết thay đổi vận mệnh là biết ngay lập tức ra sức thay đổi quan niệm, thói quen, suy nghĩ, chí thành làm thiện, nhất tâm niệm Phật là trợ duyên lớn bổ sung cho việc làm này, cuối cùng có thể phá được trói buộc nghiệp cảm của kiếp trước và mở đầu một cuộc sống mới nhất cho tương lai, thành một người xây dựng vận mệnh đúng đắn nhất. Khiến cho vận mệnh vốn có được thay đổi, dần dần phước đức trí huệ tăng trưởng và đạt đến quả vị thánh hiền, cảnh giới hoàn hảo đạo đức chí thiện.Người xưa nói rằng: “con người không phải thánh hiền làm sao không lỗi? Biết lỗi mà sửa là điều thiện lớn nhất”. Đó là khích lệ những người có ý chí sửa lỗi hướng thiện và thay đổi vận mệnh, đối với những sai lầm đã qua không nên nản lòng lùi bước.
Trong cuộc sống gặp phải những điều không tốt cũng đừng oán trời trách người, điều quan trọng là phải kịp thời thay đổi quan niệm, thói quen, suy nghĩ, cố gắng làm thiện mà không hẹn hò dây dưa, đó không những là điều thiện rất lớn mà còn có khả năng thay đổi vận mệnh. Nếu chúng ta biết được ý nghĩa chói lọi của sanh mạng ở nơi tìm cầu chân lý hoàn hảo chí thiện, tất cả những phẩm đức tu dưỡng tốt và các việc làm lợi ích cho người khác. Tu tập những phẩm chất tốt chẳng qua chỉ là khơi dậy bản tính thanh tịnh bất sanh bất diệt vốn có, cố gắng đoạn trừ và phòng ngừa những tập tánh không tốt ở đời này và đời trước.
Cách nhìn của Phật giáo đối quan niệm vận mệnh là ăn sâu và bao khắp “nhân quả báo ứng như bóng theo hình”, “thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”, “muốn biết nhân đời trước, thì xem quả đời này, muốn biết quả đời sau thì nhìn vào hành động tạo tác của hiện tại”. Nguyên tắc và ý nghĩa của bài kệ là suy đoán nhân quả vận mệnh của Phật giáo. Lý nhân duyên quả trình bày nhân quả vận mệnh của con người, nhưng từ lý và nguyên tắc của nhân duyên quả đi sâu vào quan sát và tìm hiểu, Phật giáo không phải là “định mệnh luận”. Phật giáo chủ trương vận mệnh có thể cải đổi. Phương pháp cải thiện là lợi dụng những trợ duyên đang có mà cố gắng làm thiện, nếu biết rõ phương pháp tu trì, như lý như pháp mà làm, tinh cần ở việc làm lớn “chuyển duyên, thiện duyên” thì tất cả vận mệnh của con người đều nằm trong tầm tay của chúng ta. Phàm người lập chí sang tạo vận mệnh thì ngay trong đời này có thể thay đổi nghiệp quả dần dần, nhưng cái nhân tu trì sẽ mở đầu cuộc sống mới cho tương lai. Thậm chí “chuyển phàm thành thánh”, “chuyển biến nghiệp quả” (chuyển nghèo thành giàu, chuyển tiện thành sang, chuyển yểu thành thọ) “phá mê khai ngộ” (chuyển ngu thành trí, chuyển độn căn thành lợi căn) tất cả những mong cầu của người học Phật dần dần sẽ thành tựu.
Tất cả những quả báo gặp phải trong cuộc sống chúng ta dựa theo lý nhân quả của Phật pháp mà nhìn, tất cả quả báo là do “nghiệp nhân quá khứ” cộng thêm “nghiệp duyên hiện tại”sẽ thành “quả báo hiện tại”. Thông thường mà nói, nhân vốn có ở quá khứ (đã tạo thành sự thật rồi) thì khó mà thay đổi nhưng quả báo của vị lai chúng ta có thể như lý như pháp mà cải đổi, mấu chốt của chuyển biến này là chuyển biến “duyên hiện tại” mà chuyển biến duyên hiện tại tức là thay đổi hai duyên nội ngoại, cái gọi là hai duyên nội ngoại tức “nội Ý nghiệp”, ”ngoại Thân Khẩu nghiệp”, nếu ba nghiệp nội ngoại thân khẩu ý đã được thay đổi thì quả báo hiện tại sẽ dần dần được thay đổi. Chúng ta đã hiểu rõ lý này, nếu có thể như lý như pháp mà thực hành thì tất cả quả báo vận mệnh nằm ở trong tay ta. Tiến bộ của người học Phật là xem xét phiền não, tập khí của mình có giảm bớt hay không? Trí huệ có tăng trưởng hay không? Xử lý sự việc có đúng đắn hay không? Có cái nhìn xa trông rộng cho tương lai hay không? Đó tức là trí huệ và cũng là chổ quay về y theo đó tu hành sửa đổi cho chính mình về sau.
Người học Phật muốn thay đổi vận mệnh thì quan trọng nhất là lấy Tam huệ văn tư tu lại thay đổi quan niệm mà đi vào trung đạo thanh tịnh của tri kiến Phật, cho nên phẩm Phương Tiện thứ hai của kinh Pháp Hoa nói rằng “chư Phật Thế Tôn chỉ vì muốn chúng sanh khai ngộ tri kiến thanh tịnh của Phật mà hiện ra thế gian”. Thứ đến người học Phật lấy Tam vô lậu học Giới định huệ lại thay đổi thói quen, quyển thứ 9 Thành Duy Thức Luận nói: “nhị chướng chủng tử, lập thô trọng danh”ý nói: phiền não và hai sở tri chướng từ vô thỉ đến nay là chủng tử huân tập đeo đuổi con người, nấp trong tám thức làm cho tâm ta cứng cỏi khó điều phục nên gọi là “thô trọng”. Lúc hai chủng tử này hiện hành sẽ sanh ra các phiền não tham,… che mờ tâm vương, chướng ngại trí tuệ bát nhã làm cho không sanh khởi cho nên gọi là ”nhị chướng”. Cái gọi là tập khí phiền não tức là hai chủng tử chướng này. Vì thế chúng ta học Phật muốn thay đổi vận mệnh nên lấy tu trì của Tam học lại đoạn trừ phiền não tập khí. Phật nghĩa là giác, giác tức là lấy nội quán làm chủ “trở về lắng nghe tự tánh của chính mình, tự tánh là đạo vô thượng” cũng là “trở về quán sát tâm mình” vậy.
Do vậy người học Phật muốn cải đổi nhân quả vận mệnh cũng cần nội quán tịnh niệm thay đổi tâm niệm bất thiện, trở về với tâm thanh tịnh vốn có.
Ở trên đã nói “lấy Tam huệ thay đổi quan niệm”, “lấy Tam học thay đổi thói quen”, “lấy Nội quán tịnh niệm thay đổi suy nghĩ”, ba điều này cũng là công phu của “sửa lỗi tu đức”, “nhất tâm sám hối”. Lấy tâm thành khẩn hành các thiện nghiệp làm trợ duyên. Thiện nghiệp tức là tâm niệm thanh tịnh làm tất cả những việc lợi ích chúng sanh. Đó không chỉ làm cho tâm Từ phát khởi (tức bồ đề tâm) mà còn tích lũy công đức vô lượng vô biên là nhu cầu tất yếu để thành Phật và tạo thành tinh thần đại nguyện “phấn đấu không ngừng” là yếu tố để thành Phật quả vậy. Cuối cùng lấy nhất tâm niệm phật làm thanh tịnh các tạp nhiễm, tiêu trừ tất cả những ác nghiệp chướng ngại của vô lượng kiếp trong tương lai, làm cho quả lành sớm được thành thục, nhân quả nghiệp báo sẽ được thay đổi.
Nói chung, cố ý phá trừ ràng buộc nghiệp cảm của kiếp trước bắt đầu cuộc sống mới cho tương lai là người xây dựng đời sống chánh đáng.. Sau khi hiểu được lý nhân duyên quả, có thể “lấy Tam huệ thay đổi quan niệm”, “lấy Tam học thay đổi tập khí”, “lấy nội quán tịnh niệm thay đổi suy nghĩ”, “chí thành làm thiện“, “nhất tâm niệm Phật”… thay đổi nhân quả vận mệnh. Người học Phật nếu đúng như vậy mà làm dần dần sẽ tạo thành vận mệnh tốt.
Như Nguyện dịch
Thích Tùng Từ biên soạn (Theo PTVN)
https://gdptduchoa.com/showthread.php?t=1860