Phước Sơn (Quảng Nam) nổi tiếng là xứ sở vàng. Nguyễn Văn Thanh không làm giàu bằng thứ kim loại đó, mà đã khổ luyện ra một thứ quý hơn vàng. Đó là chữ viết dành cho người Bhnong, một dân tộc đang mất dần tiếng nói, trong khi anh lại không phải là người con của dân tộc này.
Thầy giáo Nguyễn Văn Thanh và cuốn từ điển Việt - Bhnong. Ảnh: Lê Trung Việt
"Khi mình ra Viện Ngôn ngữ trình bày ý định, các giáo sư ngoài đó hỏi: Anh đã có tài liệu gì? Mình đưa ra cuốn sách mình soạn "Nguồn gốc dân tộc dân cư và quá trình hình thành thôn xã huyện Phước Sơn". Họ đọc, hạ một câu "thằng ni được".
Anh cười hiền lành. Kết luận tạo đà trên của giới chuyên môn đã mở ra một hành lang kết nối chuỗi dài trên mười năm âm thầm tìm câu trả lời: Làm thế nào cho người Bhnong không mất đi tiếng mẹ đẻ, khi họ không có chữ viết ?
Một thầy giáo dạy toán mà nhảy sang lĩnh vực ngôn ngữ, làm chuyện tày trời là muốn tạo ra bộ công cụ chữ viết và tiếng nói cho người Bhnong, vốn là tộc người chiếm đa số ở vùng cao Phước Sơn - Quảng Nam, nào phải chuyện chơi! "Văn hóa của bà con Bhnong đã bị mai một gần hết.
Lớp trẻ thì không biết tiếng mẹ đẻ. Không có chữ viết, làm sao bảo tồn được văn hóa. Lên đây từ năm 1977, mình quá hiểu hiểm họa mất bản sắc rình rập người miền núi rồi...".
Để hiểu về tộc người gần 30 ngàn dân đang rải rác ở 64 thôn, 11 xã trong huyện, anh phải bỏ ra 4 năm để tìm hiểu các dân tộc xung quanh, xem điểm khác và giống với họ ra sao; bỏ tiền ra mua sách ngôn ngữ Việt và Anh để học cách lập bộ chữ viết nên bắt đầu từ đâu; ra Hà Nội thọ giáo các giáo sư ở Viện Ngôn ngữ.
Còn vốn tiếng thực tế ư? Hai mươi lăm năm nghề giáo vùng cao, thu lượm cả khối rồi. Nhưng, tưởng là dễ, ập vào mới thấy khó. Ngôn ngữ này thuộc hệ ngôn ngữ nào? Có thanh điệu hay không? Yếu tố phương ngữ chi phối xã, bản.
Phát âm chỗ này không giống chỗ kia, vậy đâu là giọng chuẩn? Hai tổ tư vấn ra đời, giúp chuyên môn là của Viện Ngôn ngữ; giúp phong tục tập quán là của các già làng trưởng bản; thiết lập đội ngũ cộng tác viên ở các làng, nóc.
Việc khảo sát nhắm tới các đối tượng là già và trẻ, nhưng lại phải tiếp tục chia ra nữ nói ra sao, nam nói thế nào? Về tập hợp hết lại, lọc ra, viết ra, đọc lên, ai ở thôn nóc nào nghe cũng được, cũng hiểu, ấy là giọng chuẩn.
Cuối cùng thì công trình đầu tiên là sách chữ viết đã ra đời trên cơ sở mẫu tự latin, gần gũi với chữ phổ thông, hiện đại và phù hợp với thực tế, gồm 39 chữ cái, 32 âm đầu, 16 âm cuối, 12 nguyên âm đôi , 19 nguyên âm đơn.
"Nói là vậy nhưng không đơn giản. Mình nghe họ nói, viết thành chữ, nhưng khi thu giọng nói phải có qui định là để máy cách miệng bao nhiêu centimet, tư thế ngồi nói ra sao, chệch một tí là sai ngay.
Có cộng tác viên, cả tuần mới chuyển cho mình một câu, lại là một câu chẳng chuẩn. Xong, mình phải bỏ gần mười triệu tiền túi ra thuê hai phần mềm phân tích quang phổ để xác định nguyên âm, phụ âm, thanh điệu. Ngôn ngữ người Bhnong thuộc hệ Môn-Khơ me, không có thanh điệu.
Người Bhnong ở Phước Sơn từ nay sẽ có chữ viết. Ảnh: Tấn Vịnh
Nhưng khi khảo sát, mình thấy lớp trẻ bây giờ đọc lướt, bỏ nguyên âm, phụ âm đầu rất nhiều, chỉ chú trọng phần cuối, nên điểm nhấn hay nói cách khác là trọng âm rơi vào từ cuối câu…". Anh nói như nhà ngôn ngữ thực thụ.
Tiếp theo sau là cuốn từ điển Việt-Bhnong với 5 ngàn mục từ ra đời. "Mình dám khẳng định cuốn từ điển này khác rất nhiều với các từ điển dân tộc thiểu số khác, bởi nó không chỉ giải nghĩa mà còn có 15 ngàn câu ngữ cảnh minh họa.
Nếu người nước ngoài đọc nó, họ sẽ nói được tiếng Bhnong bởi mình đã phiên âm quốc tế theo đúng phương pháp của Hiệp hội ngữ âm học quốc tế".
Muốn sử dụng thành thục thì đã có cuốn ngữ pháp làm công cụ. Còn cuốn sách học chữ thì toàn tiếng Bhnong, muốn rèn luyện nó phải có cuốn bài tập đi kèm, anh đang soạn đề cương.
"Còn điều gì khác nữa không, khi rất nhiều công trình ngôn ngữ dân tộc thiểu số tốn hàng tỷ đồng của nhà nước, ra đời dùng để… bụi bám ?". "Có.
Sách này không phải viết ra để cất vào tủ, mà huyện đã có chủ trương đưa ra giảng dạy. Năm đến, mình sẽ trực tiếp giảng dạy cho 10 thầy cô là người Bhnong. Chỉ có con đường này mới đưa chữ viết và tiếng nói bà con về với chính họ.
Giáo sư Mai Quốc Liên ở Trung tâm nghiên cứu quốc học tại TP Hồ Chí Minh, khi biết chuyện đã không tin tại rẻo cao mà có một thầy giáo dám làm ra chữ viết mới, đã tìm đọc và đồng ý nhận in 4 cuốn sách gần một ngàn trang này.
Đây là niềm vui cho mình và huyện bởi kinh phí khó khăn lắm. Không kể hết cực khổ đâu em, nhưng không thể ngồi nhìn bà con mất đi bản sắc.
Mình chẳng tài giỏi gì đâu. Bao nhiêu hồn cốt tự nhiên, sống động của đời sống, con người Bhnong ẩn chứa trong tiếng nói, mình ghi lại, dựng thành chữ viết thôi rồi đưa về với bà con thôi, vui là chính chứ chẳng có ý muốn lưu danh…".
Theo Trung Việt - TPO
Thầy giáo Nguyễn Văn Thanh và cuốn từ điển Việt - Bhnong. Ảnh: Lê Trung Việt
"Khi mình ra Viện Ngôn ngữ trình bày ý định, các giáo sư ngoài đó hỏi: Anh đã có tài liệu gì? Mình đưa ra cuốn sách mình soạn "Nguồn gốc dân tộc dân cư và quá trình hình thành thôn xã huyện Phước Sơn". Họ đọc, hạ một câu "thằng ni được".
Anh cười hiền lành. Kết luận tạo đà trên của giới chuyên môn đã mở ra một hành lang kết nối chuỗi dài trên mười năm âm thầm tìm câu trả lời: Làm thế nào cho người Bhnong không mất đi tiếng mẹ đẻ, khi họ không có chữ viết ?
Một thầy giáo dạy toán mà nhảy sang lĩnh vực ngôn ngữ, làm chuyện tày trời là muốn tạo ra bộ công cụ chữ viết và tiếng nói cho người Bhnong, vốn là tộc người chiếm đa số ở vùng cao Phước Sơn - Quảng Nam, nào phải chuyện chơi! "Văn hóa của bà con Bhnong đã bị mai một gần hết.
Lớp trẻ thì không biết tiếng mẹ đẻ. Không có chữ viết, làm sao bảo tồn được văn hóa. Lên đây từ năm 1977, mình quá hiểu hiểm họa mất bản sắc rình rập người miền núi rồi...".
Để hiểu về tộc người gần 30 ngàn dân đang rải rác ở 64 thôn, 11 xã trong huyện, anh phải bỏ ra 4 năm để tìm hiểu các dân tộc xung quanh, xem điểm khác và giống với họ ra sao; bỏ tiền ra mua sách ngôn ngữ Việt và Anh để học cách lập bộ chữ viết nên bắt đầu từ đâu; ra Hà Nội thọ giáo các giáo sư ở Viện Ngôn ngữ.
Còn vốn tiếng thực tế ư? Hai mươi lăm năm nghề giáo vùng cao, thu lượm cả khối rồi. Nhưng, tưởng là dễ, ập vào mới thấy khó. Ngôn ngữ này thuộc hệ ngôn ngữ nào? Có thanh điệu hay không? Yếu tố phương ngữ chi phối xã, bản.
Phát âm chỗ này không giống chỗ kia, vậy đâu là giọng chuẩn? Hai tổ tư vấn ra đời, giúp chuyên môn là của Viện Ngôn ngữ; giúp phong tục tập quán là của các già làng trưởng bản; thiết lập đội ngũ cộng tác viên ở các làng, nóc.
Việc khảo sát nhắm tới các đối tượng là già và trẻ, nhưng lại phải tiếp tục chia ra nữ nói ra sao, nam nói thế nào? Về tập hợp hết lại, lọc ra, viết ra, đọc lên, ai ở thôn nóc nào nghe cũng được, cũng hiểu, ấy là giọng chuẩn.
Cuối cùng thì công trình đầu tiên là sách chữ viết đã ra đời trên cơ sở mẫu tự latin, gần gũi với chữ phổ thông, hiện đại và phù hợp với thực tế, gồm 39 chữ cái, 32 âm đầu, 16 âm cuối, 12 nguyên âm đôi , 19 nguyên âm đơn.
"Nói là vậy nhưng không đơn giản. Mình nghe họ nói, viết thành chữ, nhưng khi thu giọng nói phải có qui định là để máy cách miệng bao nhiêu centimet, tư thế ngồi nói ra sao, chệch một tí là sai ngay.
Có cộng tác viên, cả tuần mới chuyển cho mình một câu, lại là một câu chẳng chuẩn. Xong, mình phải bỏ gần mười triệu tiền túi ra thuê hai phần mềm phân tích quang phổ để xác định nguyên âm, phụ âm, thanh điệu. Ngôn ngữ người Bhnong thuộc hệ Môn-Khơ me, không có thanh điệu.
Người Bhnong ở Phước Sơn từ nay sẽ có chữ viết. Ảnh: Tấn Vịnh
Nhưng khi khảo sát, mình thấy lớp trẻ bây giờ đọc lướt, bỏ nguyên âm, phụ âm đầu rất nhiều, chỉ chú trọng phần cuối, nên điểm nhấn hay nói cách khác là trọng âm rơi vào từ cuối câu…". Anh nói như nhà ngôn ngữ thực thụ.
Tiếp theo sau là cuốn từ điển Việt-Bhnong với 5 ngàn mục từ ra đời. "Mình dám khẳng định cuốn từ điển này khác rất nhiều với các từ điển dân tộc thiểu số khác, bởi nó không chỉ giải nghĩa mà còn có 15 ngàn câu ngữ cảnh minh họa.
Nếu người nước ngoài đọc nó, họ sẽ nói được tiếng Bhnong bởi mình đã phiên âm quốc tế theo đúng phương pháp của Hiệp hội ngữ âm học quốc tế".
Muốn sử dụng thành thục thì đã có cuốn ngữ pháp làm công cụ. Còn cuốn sách học chữ thì toàn tiếng Bhnong, muốn rèn luyện nó phải có cuốn bài tập đi kèm, anh đang soạn đề cương.
"Còn điều gì khác nữa không, khi rất nhiều công trình ngôn ngữ dân tộc thiểu số tốn hàng tỷ đồng của nhà nước, ra đời dùng để… bụi bám ?". "Có.
Sách này không phải viết ra để cất vào tủ, mà huyện đã có chủ trương đưa ra giảng dạy. Năm đến, mình sẽ trực tiếp giảng dạy cho 10 thầy cô là người Bhnong. Chỉ có con đường này mới đưa chữ viết và tiếng nói bà con về với chính họ.
Giáo sư Mai Quốc Liên ở Trung tâm nghiên cứu quốc học tại TP Hồ Chí Minh, khi biết chuyện đã không tin tại rẻo cao mà có một thầy giáo dám làm ra chữ viết mới, đã tìm đọc và đồng ý nhận in 4 cuốn sách gần một ngàn trang này.
Đây là niềm vui cho mình và huyện bởi kinh phí khó khăn lắm. Không kể hết cực khổ đâu em, nhưng không thể ngồi nhìn bà con mất đi bản sắc.
Mình chẳng tài giỏi gì đâu. Bao nhiêu hồn cốt tự nhiên, sống động của đời sống, con người Bhnong ẩn chứa trong tiếng nói, mình ghi lại, dựng thành chữ viết thôi rồi đưa về với bà con thôi, vui là chính chứ chẳng có ý muốn lưu danh…".
Theo Trung Việt - TPO