[FONT=.Helvetica NeueUI]Mình hiểu "hoà đồng" ở đây là làm cho mọi người thích mình, hoặc ít nhất là không ghét mình.[/FONT]
[FONT=.Helvetica NeueUI]Mình sẽ sử dụng các khái niệm: "giá trị", "nhu cầu", "lắng nghe", "tôn trọng", "giúp đỡ" để giải quyết vấn đề này.[/FONT][FONT=.Helvetica NeueUI]
[/FONT]
[FONT=.Helvetica NeueUI]Khi nào bạn thích 1 người (thích#yêu):[/FONT]
[FONT=.Helvetica NeueUI]- tương tự nhau về mặt giá trị, cùng chia sẻ những giá trị tương tự nhau. [/FONT]
[FONT=.Helvetica NeueUI]- bổ sung về mặt nhu cầu.[/FONT]
[FONT=.Helvetica NeueUI]Giá trị được hiểu là những gì được xem là tốt, là quan trọng đối với bạn. Không có giá trị nào là xấu, và không có giá trị nào tốt hơn giá trị nào. [/FONT]
[FONT=.Helvetica NeueUI]Nhưng chúng ta có khuynh hướng tự nhiên là giả định rằng những giá trị của chúng ta là tốt nhất, không phải chỉ đối với bản thân mình mà còn đối với tất cả mọi người. Điều đó dẫn đến (1) sự mù quáng của cá nhân, (2) Không chấp nhận sự khác biệt về giá trị của những người khác. Ví dụ, người đề cao giá trị an toàn sẽ không thích những người thích mạo hiểm, người đề cao giá trị gia đình sẽ không thích người độc thân...[/FONT][FONT=.Helvetica NeueUI]
[/FONT]
[FONT=.Helvetica NeueUI]--> Con người gắn kết với những người có cùng giá trị sống và tách biệt với những người có giá trị sống đối lập.[/FONT]
[FONT=.Helvetica NeueUI]
Về nhu cầu, mình sử dụng lý thuyết 16 nhu cầu cơ bản của Steven Reiss. Theo lý thuyết này:
Con người có 16 nhu cầu cơ bản nhưng có mức độ cao/thấp, mạnh/yếu khác nhau.
Con người chú ý đến những kích thích liên có quan đến những nhu cầu cơ bản của họ và có xu hướng phớt lờ những kích thích không liên quan đến những nhu cầu cơ bản của họ.[/FONT][FONT=.Helvetica NeueUI]
[/FONT]
[FONT=.Helvetica NeueUI]Sau đây là 16 nhu cầu cơ bản:[/FONT][FONT=.Helvetica NeueUI]
[/FONT]
[FONT=.Helvetica NeueUI]1. Nhu cầu chấp nhận : muốn tránh không bị phê bình và chối bỏ.
2. Nhu cầu tò mò : khát khao về mặt nhận thức.
3. Nhu cầu ăn uống : khát khao với thức ăn
4. Nhu cầu gia đình : nuôi dạy con cái.
5. Nhu cầu tự trọng : muốn hành xử theo đạo đức.
6. Nhu cầu công bằng : khát khao về sự công bằng xã hội
7. Nhu cầu độc lập
8. Nhu cầu trật tự
9. Nhu cầu vận động cơ thể
10. Nhu cầu quyền lực, khát khao ảnh hưởng đến mọi người
11. Nhu cầu tình dục
12. Nhu cầu tiết kiệm, tích lũy
13. Nhu cầu kết nối xã hội, bạn bè
14. Nhu cầu địa vị xã hội, khát khao danh tiếng
15. Nhu cầu bình an
16. Nhu cầu trả thù
Làm sao để sống với người có mức độ nhu cầu khác với bạn?
- Không hỏi những câu kiểu như "Sự thật và hạnh phúc, cái nào quan trọng hơn" hay "Chó và mèo, con nào thông minh hơn" với người có nhu cầu tò mò thấp.
- Không nói những thứ kiểu như "cuộc sống của người độc thân cũng có ý nghĩa như người có giá đình" hoặc "tôi chỉ lập gia đình vào năm 40,50 tuổi với người có nhu cầu về gia đình cao.
- không rủ họ đến những nơi đông người, náo nhiệt nếu họ có nhu cầu kết nối xã hội thấp.
- Không để thừa thức ăn khi ăn cạnh người có nhu cầu tiết kiệm cao.
- Không khoe với họ bạn vừa lượm được tiền nếu họ có nhu cầu tự trọng cao.
- Tỏ ra hăng hái làm việc nếu đồng nghiệp là người có nhu cầu quyền lực cao. Vì người quyền lực là người có tinh thần làm việc cao, họ không thích người lười biếng.
- không nói quá nhiều về chuyện ăn uống với người có nhu cầu ăn uống thấp.
- không khuyên nhủ những người có nhu cầu độc lập cao. Vì họ thích dựa vào bản thân.
- trật tự, ngăn nắp, sạch sẽ nếu họ có nhu cầu trật tự cao.
- không nói về những thứ như hoà bình thế giới, bảo vệ môi trường, hiến máu nhân đạo, ... với người có nhu cầu lý tưởng thấp. Thay vào đó là những thứ kiểu như "chuyên gia dự đoán tuần tới giá vàng tăng..., Ngân hàng A có chương trình siêu khuyến mãi, siêu thị B có chương trình mua 1 tặng 3...
Lắng nghe thấu cảm. Vì, chúng ta thích được lắng nghe, được hiểu, được quan tâm.
Tôn trọng tích cực vô điều kiện: không đánh giá họ về đạo đức. Chấp nhận sự khác biệt của họ với bạn, chấp nhận không có nghĩa là bạn buộc phải thích họ.
Yêu cầu sự giúp đỡ của họ. Vì chúng ta thích người mà mình giúp đỡ. Nhưng không nên yêu cầu quá nhiều.
Nếu đã làm những bước trên, họ vẫn ghét bạn 1 cách vô lý thì có thể do các nguyên nhân sau:
- có vấn đề về sức khỏe tâm thần (mental health).
- chuyển dịch cảm xúc (transference) bạn làm người ta nhớ đến 1 người nào đó trong quá khứ mà họ rất ghét (người đó có thể là 1 người khác hoặc con người của họ trong quá khứ mà họ rất ghét) và họ chưa giải quyết được cảm xúc trong quá khứ đó. Như vậy, họ ghét bạn không liên quan đến con người bạn mà đó là vấn đề của chính họ.
Nếu bạn phải ở cạnh người như vậy trong 1 thời gian dài thì đương đầu bằng cách: đọc bài "người xấu tính" + "chịu đựng đau khổ là 1 kỹ năng" + "biến nỗi đau thành tác phẩm nghệ thuật."
[/FONT]