Trung Kiên
New member
- Xu
- 0
Đại đa số máy tính hiện nay đều có 3 chế độ Shutdown, Sleep, Hibernate để tạm dừng hoạt động. Đối với PC thì không có sự khác biệt gì nhiều, nhưng với Laptop việc tiết kiệm điện năng luôn được chú ý, bởi vậy việc lựa chọn chế độ nào cho laptop của bạn sẽ tối ưu nhất. Shutdown, Sleep hay Hibernate, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.
Sự khác nhau giữa Shutdown, Sleep và Hibernate
- Shutdown: là chế độ tắt máy khá quen thuộc với người sử dụng. Khi bạn lựa chọn Shutdown, toàn bộ các chương trình đang mở sẽ được đóng lại cùng với hệ điều hành. Một máy tính sau khi Shutdown sẽ không tiêu tốn điện năng. Tuy nhiên, nếu bạn muốn quay trở lại làm việc, bạn sẽ phải bật lại máy, chờ hệ thống khởi động, chờ đợi hệ điều hành hoạt động và khởi chạy lại các ứng dụng cần cho công việc.
- Sleep: còn được gọi là chế độ Standby hay chế độ ngủ trưa. Trong chế độ Sleep, máy tính được đưa vào một trạng thái tiêu thụ ít năng lượng hơn bình thường. Nguồn điện chỉ được sử dụng để duy trì bộ nhớ của hệ thống với các ứng dụng và dữ liệu bạn đang làm việc. Trong khi các bộ phận khác của máy tính sẽ được tắt hoàn toàn để tiết kiệm điện năng. Khi bạn bật máy từ chế độ Sleep, hệ thống sẽ nhanh chóng khởi động và các dữ liệu sẽ được lấy từ bộ nhớ trong vòng vài giây. Bạn có thể nhanh chóng quay trở lại công việc mà không cần trờ hệ thống khởi động lại từ đầu.
- Hibernate: còn được gọi là chế độ ngủ đông, là một chế độ ít được biết đến. Hibernate gần giống với chế độ Sleep, tuy nhiên thay vì lưu các dữ liệu vào bộ nhớ RAM, trong chế độ này các dữ liệu của bạn sẽ được lưu vào một tập tin trên ổ cứng. Khi bạn khởi động lại máy từ chế độ Hibernate, cũng giống như chế độ Sleep, hệ điều hành cùng các ứng dụng đang chạy và cac dữ liệu của bạn nhanh chóng được lấy từ ổ cứng và tải vào bộ nhớ RAM để bạn có thể tiếp tục công việc.
Do vậy, nếu so sánh tốc độ khởi động máy từ các chế độ trên, Sleep có tốc độ nhanh nhất sau đó là chế độ Hibernate, do một chế độ lưu dữ liệu trong bộ nhớ RAM và một chế độ lưu dữ liệu trong ổ cứng, và tất nhiên Shutdown có tốc độ khởi động chậm nhất. Tuy nhiên nếu so sánh về mức tiêu thụ điện năng, ta có thể thấy Shutdown tiết kiệm do không sử dụng điện năng, tiếp đến là chế độ Hibernate và Sleep là chế độ tiêu thụ nhiều điện năng nhất. Nếu laptop của bạn đang để chế độ Sleep trong khi pin đang ở mức thấp, máy sẽ tự động chuyển sang chế độ Hibernate để tiết kiệm điện năng.
Khi nào thì sử dụng
Việc sử dụng máy tính tùy thuộc vào nhu cầu và thói quen của người sử dụng. Tuy nhiên có rất ít người tận dụng hết ưu điểm và sự tiện lợi của các chế độ tắt máy trên. Có những người luôn tắt máy tính bằng Shutdown, cũng có những người bật máy 24/7.
- Sleep: Chế độ Sleep hữu ích khi bạn cần rời máy tính trong khoảng thời gian ngắn, ví dụ như khoảng thời gian ngủ trưa. Thay vì để máy vẫn hoạt động, bạn có thể đặt máy ở chế độ Sleep để tiết kiệm điện năng và pin. Sau khi quay trở lại, bạn có thể nhanh chóng tiếp tục công việc, thay vì phải chờ đợi bật máy và thời gian khởi động của hệ thống.
- Hibernate: Chế độ Hibernate tiết kiệm điện năng nhiều hơn Sleep. Bạn nên sử dụng chế độ này khi không sử dụng máy tính trong một khoảng thời gian dài hơn, ví dụ như khi bạn ngủ buổi tối và sáng hôm sau phải tiếp tục công việc trên máy tính.
- Shutdown: Thông thường đây là chế độ thông dụng của người sử dụng desktop, tuy nhiên với những người sử dụng laptop họ thường đặt máy ở chế độ Hibermate, do vẫn tiết kiệm điện năng trong khi có thể nhanh chóng trở lại công việc. Tuy nhiên, đôi khi một vài ứng dụng không hoạt động bình thường khi khởi chạy từ chế độ Hibernate, lúc này bạn sẽ cần Shutdown và khởi động lại máy. Đôi khi những người sử dụng máy tính cũng nên khởi động lại máy để hệ thống hoạt động hiệu quả nhất.
Bạn cũng nên lưu ý một điều rằng, việc khởi động lại máy từ chế độ Shutdown cũng tiêu tốn một lượng điện năng để khởi động hệ thống và hệ điều hành cùng các dữ liệu được lấy ra từ ổ cứng. Do đó khi rời máy tính một khoảng thời gian ngắn, nếu bạn chọn Shutdown có thể tiêu hao điện năng nhiều hơn so với chế độ Sleep.
Thiết lập chế độ của bạn
Khi bạn đã chọn được cho mình các chế độ thường sử dụng, bạn có thể thiết lập các chế độ khi bạn ấn nút nguồn máy tính hoặc khi bạn gập màn hình của laptop lại. Để thay đổi thiết lập này, ấn phím Windows, gõ vào Power Buttons và ấn Enter. Bạn sẽ thấy một cửa sổ của Control Panel với các tùy chỉnh.
Lúc này bạn có thể tùy chọn các chế độ Shutdown, Sleep hay Hibernate mỗi khi ấn nút nguồn của máy hoặc khi gập màn hình của laptop, trong hai trường hợp là sử dụng pin và đang được cắm với nguồn điện.
Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn chọn được chế độ tối ưu nhất.
Sự khác nhau giữa Shutdown, Sleep và Hibernate
- Shutdown: là chế độ tắt máy khá quen thuộc với người sử dụng. Khi bạn lựa chọn Shutdown, toàn bộ các chương trình đang mở sẽ được đóng lại cùng với hệ điều hành. Một máy tính sau khi Shutdown sẽ không tiêu tốn điện năng. Tuy nhiên, nếu bạn muốn quay trở lại làm việc, bạn sẽ phải bật lại máy, chờ hệ thống khởi động, chờ đợi hệ điều hành hoạt động và khởi chạy lại các ứng dụng cần cho công việc.
- Sleep: còn được gọi là chế độ Standby hay chế độ ngủ trưa. Trong chế độ Sleep, máy tính được đưa vào một trạng thái tiêu thụ ít năng lượng hơn bình thường. Nguồn điện chỉ được sử dụng để duy trì bộ nhớ của hệ thống với các ứng dụng và dữ liệu bạn đang làm việc. Trong khi các bộ phận khác của máy tính sẽ được tắt hoàn toàn để tiết kiệm điện năng. Khi bạn bật máy từ chế độ Sleep, hệ thống sẽ nhanh chóng khởi động và các dữ liệu sẽ được lấy từ bộ nhớ trong vòng vài giây. Bạn có thể nhanh chóng quay trở lại công việc mà không cần trờ hệ thống khởi động lại từ đầu.
- Hibernate: còn được gọi là chế độ ngủ đông, là một chế độ ít được biết đến. Hibernate gần giống với chế độ Sleep, tuy nhiên thay vì lưu các dữ liệu vào bộ nhớ RAM, trong chế độ này các dữ liệu của bạn sẽ được lưu vào một tập tin trên ổ cứng. Khi bạn khởi động lại máy từ chế độ Hibernate, cũng giống như chế độ Sleep, hệ điều hành cùng các ứng dụng đang chạy và cac dữ liệu của bạn nhanh chóng được lấy từ ổ cứng và tải vào bộ nhớ RAM để bạn có thể tiếp tục công việc.
Do vậy, nếu so sánh tốc độ khởi động máy từ các chế độ trên, Sleep có tốc độ nhanh nhất sau đó là chế độ Hibernate, do một chế độ lưu dữ liệu trong bộ nhớ RAM và một chế độ lưu dữ liệu trong ổ cứng, và tất nhiên Shutdown có tốc độ khởi động chậm nhất. Tuy nhiên nếu so sánh về mức tiêu thụ điện năng, ta có thể thấy Shutdown tiết kiệm do không sử dụng điện năng, tiếp đến là chế độ Hibernate và Sleep là chế độ tiêu thụ nhiều điện năng nhất. Nếu laptop của bạn đang để chế độ Sleep trong khi pin đang ở mức thấp, máy sẽ tự động chuyển sang chế độ Hibernate để tiết kiệm điện năng.
Khi nào thì sử dụng
Việc sử dụng máy tính tùy thuộc vào nhu cầu và thói quen của người sử dụng. Tuy nhiên có rất ít người tận dụng hết ưu điểm và sự tiện lợi của các chế độ tắt máy trên. Có những người luôn tắt máy tính bằng Shutdown, cũng có những người bật máy 24/7.
- Sleep: Chế độ Sleep hữu ích khi bạn cần rời máy tính trong khoảng thời gian ngắn, ví dụ như khoảng thời gian ngủ trưa. Thay vì để máy vẫn hoạt động, bạn có thể đặt máy ở chế độ Sleep để tiết kiệm điện năng và pin. Sau khi quay trở lại, bạn có thể nhanh chóng tiếp tục công việc, thay vì phải chờ đợi bật máy và thời gian khởi động của hệ thống.
- Hibernate: Chế độ Hibernate tiết kiệm điện năng nhiều hơn Sleep. Bạn nên sử dụng chế độ này khi không sử dụng máy tính trong một khoảng thời gian dài hơn, ví dụ như khi bạn ngủ buổi tối và sáng hôm sau phải tiếp tục công việc trên máy tính.
- Shutdown: Thông thường đây là chế độ thông dụng của người sử dụng desktop, tuy nhiên với những người sử dụng laptop họ thường đặt máy ở chế độ Hibermate, do vẫn tiết kiệm điện năng trong khi có thể nhanh chóng trở lại công việc. Tuy nhiên, đôi khi một vài ứng dụng không hoạt động bình thường khi khởi chạy từ chế độ Hibernate, lúc này bạn sẽ cần Shutdown và khởi động lại máy. Đôi khi những người sử dụng máy tính cũng nên khởi động lại máy để hệ thống hoạt động hiệu quả nhất.
Bạn cũng nên lưu ý một điều rằng, việc khởi động lại máy từ chế độ Shutdown cũng tiêu tốn một lượng điện năng để khởi động hệ thống và hệ điều hành cùng các dữ liệu được lấy ra từ ổ cứng. Do đó khi rời máy tính một khoảng thời gian ngắn, nếu bạn chọn Shutdown có thể tiêu hao điện năng nhiều hơn so với chế độ Sleep.
Thiết lập chế độ của bạn
Khi bạn đã chọn được cho mình các chế độ thường sử dụng, bạn có thể thiết lập các chế độ khi bạn ấn nút nguồn máy tính hoặc khi bạn gập màn hình của laptop lại. Để thay đổi thiết lập này, ấn phím Windows, gõ vào Power Buttons và ấn Enter. Bạn sẽ thấy một cửa sổ của Control Panel với các tùy chỉnh.
Lúc này bạn có thể tùy chọn các chế độ Shutdown, Sleep hay Hibernate mỗi khi ấn nút nguồn của máy hoặc khi gập màn hình của laptop, trong hai trường hợp là sử dụng pin và đang được cắm với nguồn điện.
Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn chọn được chế độ tối ưu nhất.